IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Toán Trắc nghiệm Toán 7 Bài 11. Tính chất ba đường phân giác của tam giác có đáp án

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 11. Tính chất ba đường phân giác của tam giác có đáp án

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 11. Tính chất ba đường phân giác của tam giác có đáp án

  • 293 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho hình vẽ bên:

Media VietJack

Biết CI, BI là hai đường phân giác của ∆ABC. Tìm x.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có CI, BI là hai đường phân giác của ∆ABC nên:

+) ABC^=2IBC^

+) ACB^=2ACI^

Do đó ABC^+ACB^=2IBC^+2ICA^.

=2IBC^+ICA^=237°+23°=120°.

∆ABC có: BAC^+ABC^+ACB^=180° (định lí tổng ba góc trong tam giác)

Suy ra BAC^=180°ABC^+ACB^=180°120°=60°.

∆ABC có hai đường phân giác CI, BI cắt nhau tại I.

Suy ra AI là đường phân giác thứ ba của ∆ABC.

Do đó CAI^=12BAC^=12.60°=30°.

Khi đó x = 30°.

Vậy ta chọn đáp án A.


Câu 2:

Cho ∆ABC có AB = 3 cm, AC = 5 cm, BC = 6 cm. Gọi O là giao điểm của các tia phân giác xuất phát từ đỉnh B và đỉnh C của ∆ABC. Kẻ OH ⊥ BC tại H, OK ⊥ AB tại K và OI ⊥ AC tại I. Độ dài đoạn thẳng HB bằng:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Media VietJack

Vì ba đường phân giác của ∆ABC cùng đi qua một điểm nên giao điểm O của hai đường phân giác xuất phát từ đỉnh B và đỉnh C cũng thuộc đường phân giác xuất phát từ đỉnh A.

Do đó AO là đường phân giác xuất phát từ đỉnh A của ∆ABC.

Xét ∆AOK và ∆AOI, có:

AO là cạnh chung.

KAO^=IAO^ (AO là đường phân giác xuất phát từ đỉnh A của ∆ABC).

AKO^=AIO^=90°.

Do đó ∆AOK = ∆AOI (cạnh huyền – góc nhọn).

Suy ra AK = AI (cặp cạnh tương ứng).

Chứng minh tương tự, ta được BK = BH và CI = CH.

Do đó BK + CI = BH + CH

Suy ra BK + CI = BC (vì H ∈ BC).

Vì vậy BK + CI = 6 (cm).

Khi đó ta có (AB – AK) + (AC – AI) = 6

Suy ra AB + AC – AK – AI = 6

Do đó 3 + 5 – 2AK = 6 (vì AI = AK)

Vì vậy 8 – 2AK = 6

Suy ra 2AK = 8 – 6 = 2.

Do đó AK = 2 : 2 = 1 (cm)

Ta có BK = AB – AK = 3 – 1 = 2 (cm)

Suy ra BH = BK = 2 cm.

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 3:

Cho ∆ABC biết ABC^=60°, BAC^=80°. Gọi I là điểm nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh của tam giác này. Số đo ICA^ bằng:
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Media VietJack

∆ABC có: ACB^+ABC^+BAC^=180° (định lí tổng ba góc của tam giác)

Suy ra ACB^=180°ABC^BAC^=180°60°80°=40°.

Ta có I là điểm nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh của ∆ABC (giả thiết).

Ta suy ra I là giao điểm của ba đường phân giác của ∆ABC.

Do đó ICA^=12ACB^=12.40°=20°.

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 4:

Cho ∆MNP có N^=50°, P^=60°. Các đường phân giác NE, PF cắt nhau ở H. Số đo NHP^ bằng:

Xem đáp án

Đáp án đúng là:D

Media VietJack

∆MNP có NE, PF là hai đường phân giác.

Suy ra N1^=12MNP^=12.50°=25° và P1^=12MPN^=12.60°=30°.

∆NHP có: NHP^+N1^+P1^=180°(định lí tổng ba góc của tam giác)

Suy ra NHP^=180°N1^P1^=180°25°30°=125°.

Vậy ta chọn đáp án D.


Câu 5:

Cho xOy^ có tia phân giác Oz. Trên tia Ox, lấy điểm A bất kỳ. Từ A kẻ đường thẳng vuông góc với Ox, đường thẳng này cắt Oz tại H và cắt Oy tại K. Lấy điểm B trên tia Ox sao cho KA là đường phân giác của OKB^. Kẻ HI ⊥ OK (I ∈ OK). Khẳng định nào sau đây đúng nhất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Media VietJack

Ta xét đáp án A:

Xét ∆OAK và ∆BAK, có:

AK là cạnh chung.

OKA^=BKA^ (do KA là đường phân giác của OKB^).

OAK^=BAK^=90°.

Do đó ∆OAK = ∆BAK (cạnh góc vuông – góc nhọn kề).

Suy ra đáp án A đúng.

Ta xét đáp án B:

∆OBK có hai đường phân giác OH, KH cắt nhau tại H.

Suy ra H cách đều OK và OB (tính chất ba đường phân giác của tam giác)

Do đó HA = HI (do HA ⊥ OB, HI ⊥ OK).

Suy ra đáp án B đúng.

Ta xét đáp án C:

Ta có ∆OAK = ∆BAK (chứng minh trên).

Suy ra OA = AB.

Khi đó A là trung điểm của OB.

Do đó đáp án C đúng.

Vậy ta chọn đáp án D.


Câu 6:

Cho ∆DEF có DE = DF, hạ DK ⊥ EF (K ∈ EF). Gọi EM, FN lần lượt là tia phân giác của DEF^ và DFE^. Đường thẳng DK đi qua điểm nào trong các điểm sau đây:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Media VietJack

Xét ∆DEK và ∆DFK, có:

DE = DF (do ∆DEF cân tại D).

DEK^=DFK^ (do ∆DEF cân tại D).

DKE^=DKF^=90°.

Do đó ∆DEK = ∆DFK (cạnh huyền – góc nhọn).

Suy ra EDK^=FDK^ (cặp góc tương ứng).

Khi đó DK là đường phân giác thứ ba của ∆DEF.

Mà ba đường phân giác của tam giác cùng đi qua một điểm

Suy ra DK đi qua giao điểm của hai đường phân giác EM và FN.

Vậy ta chọn đáp án C.


Câu 7:

Cho ∆ABC có AH vừa là đường cao, vừa là đường phân giác. Hỏi ∆ABC chắc chắn là tam giác gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Media VietJack

Xét ∆ABH và ∆ACH, có:

AH là cạnh chung.

AHB^=AHC^=90°.

BAH^=CAH^ (do AH là đường phân giác của ∆ABC).

Do đó ∆ABH = ∆ACH (cạnh góc vuoogn – góc nhọn kề).

Suy ra AB = AC (cặp cạnh tương ứng).

Khi đó ∆ABC cân tại A.

Vì không có thêm dữ kiện nào để khẳng định tam giác ABC đều hay vuông hoặc nhọn nên ta chưa khẳng định được các đáp án B, C, D.

Vậy ta chọn đáp án A.


Câu 8:

Cho ∆ABC cân tại A. Gọi I là điểm nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh của ∆ABC. Kẻ AH ⊥ BC tại H. Khẳng định nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Media VietJack

Vì I là điểm nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh của ∆ABC.

Nên I là giao điểm của ba đường phân giác của ∆ABC.

Suy ra AI là đường phân giác của ∆ABC.

Xét ∆AHB và ∆AHC, có:

AH là cạnh chung.

AHB^=AHC^=90°.

AB = AC (do ∆ABC cân tại A).

Do đó ∆AHB = ∆AHC (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

Suy ra HB = HC và BAH^=CAH^ (các cặp cạnh và cặp góc tương ứng).

Vì HB = HC nên đáp án B đúng.

BAH^=CAH^ nên AH là đường phân giác của ∆ABC.

Suy ra AH trùng AI.

Do đó đáp án D đúng.

Ta có AH trùng AI.

Mà AH ⊥ BC (giả thiết).

Suy ra AI ⊥ BC.

Do đó đáp án A đúng.

Vì AI trùng AH nên ba điểm A, I, H thẳng hàng

Suy ra AI trùng IH.

Do đó C sai.

Vậy ta chọn đáp án C.


Câu 9:

Cho ∆ABC có CF là tia phân giác của C^ (F ∈ AB). Qua F kẻ đường thẳng song song với BC cắt AC ở E. Trên cạnh BC lấy điểm D sao cho CD = FE. FC là đường phân giác của tam giác nào?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Media VietJack

Ta có FE // BC (giả thiết).

Suy ra EFC^=FCD^ (hai góc so le trong).

Xét ∆CDF và ∆FEC, có:

FC là cạnh chung.

EFC^=FCD^ (chứng minh trên).

FE = CD (giả thiết).

Do đó ∆CDF = ∆FEC (c.g.c).

Suy ra CFD^=ECF^ (cặp góc tương ứng).

Ta có EFC^=FCD^ và CFD^=ECF^ (chứng minh trên).

FCD^=EFC^ (CF là tia phân giác của ACB^).

Suy ra CFD^=EFC^.

Nên CF là tia phân giác của EFD^

Do đó CF là đường phân giác của  ∆DEF.

Mặt khác CF là tia phân giác của EFD^

Nên CF không thể là tia phân giác của EFB^

Do đó đáp án A đúng, B sai.

Vậy ta chọn đáp án A.


Câu 10:

Cho ∆MNP cân tại M có G là trọng tâm. Gọi I là điểm nằm trong ∆MNP và cách đều ba cạnh của tam giác đó. Gọi H, K lần lượt là hình chiếu của I lên MN, MP. Khẳng định nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Media VietJack

Vì I nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh của ∆MNP.

Nên IH = IK.

Do đó đáp án A, C sai.

Vì I nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh của ∆MNP.

Nên I là giao điểm của ba đường phân giác của ∆MNP.

Do đó MI là đường phân giác của ∆MNP.

Gọi E là giao điểm của MI và NP.

Xét ∆MNE và ∆MPE, có:

ME là cạnh chung.

MN = MP (do ∆MNP cân tại M).

NME^=PME^ (ME là đường phân giác của ∆MNP).

Do đó ∆MNE = ∆MPE (c.g.c)

Suy ra NE = PE (cặp cạnh tương ứng)

Suy ra E là trung điểm của NP.

Khi đó ta có ME là đường trung tuyến của ∆MNP hay MI là đường trung tuyến của ∆MNP.

∆MNP có G là trọng tâm.

Suy ra G ∈ MI.

Khi đó ba điểm M, G, I thẳng hàng.

Do đó đáp án B đúng, đáp án D sai.

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 11:

Cho ∆ABC có B^>C^. Từ đỉnh A, kẻ đường cao AH và đường phân giác AD của ∆ABC. Số đo HAD^ bằng:
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Media VietJack

∆ABC có: BAC^+ABC^+ACB^=180° (định lí tổng ba góc của tam giác)

Suy ra BAC^=180°ABC^ACB^.

Vì AD là đường phân giác của ∆ABC.

Nên BAD^=CAD^=BAC^2=180°ABC^ACB^2.

∆ABH vuông tại H: ABH^+BAH^=90°.

Suy ra BAH^=90°ABC^.

Ta có HAD^=BAD^BAH^

=180°ABC^ACB^290°ABC^

=180°2ABC^2ACB^290°+ABC^

=90°+ABC^2ACB^290°

=ABC^ACB^2=B^C^2.

Vì vậy HAD^=B^C^2.

Vậy ta chọn đáp án D.


Câu 12:

Cho ∆ABC có I là giao điểm của các đường phân giác xuất phát từ đỉnh B và đỉnh C. Gọi D là giao điểm của AI và BC. Kẻ IH ⊥ BC tại H. Khẳng định nào sau đây đúng nhất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Media VietJack

∆ABC có I là giao điểm của hai đường phân giác xuất phát từ đỉnh B và đỉnh C.

Do đó AI là đường phân giác thứ ba của ∆ABC.

Mà D ∈ AI (giả thiết).

Nên AD là đường phân giác thứ ba của ∆ABC.

Do đó đáp án A đúng.

∆BIH vuông tại H: BIH^+IBH^=90° (trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau)

Suy ra BIH^=90°B2^

B^2=12ABC^ (do BI là đường phân giác của ∆ABC)  

Do đó BIH^=90°ABC^2 (1).

∆AIC có: CID^ là góc ngoài của tam giác tại đỉnh I

Suy ra CID^=IAC^+ICA^

=BAC^2+ACB^2 (do AI, CI là đường phân giác của ∆ABC).

=BAC^+ACB^2=180°ABC^2=90°ABC^2   (2).

Từ (1), (2), ta suy ra BIH^=CID^.

Do đó đáp án B đúng.

Vậy ta chọn đáp án D.


Câu 13:

Cho ∆ABC vuông tại A. Vẽ AH ⊥ BC. Tia phân giác HAC^ cắt BC tại K. Các đường phân giác của BAH^ và BHA^ cắt nhau tại O. Gọi M là trung điểm của AK. Khẳng định nào sau đây đúng?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Media VietJack

Ta có ∆ABC vuông tại A nên BAK^+KAC^=90° (do BAC^=90°)

∆AHK vuông tại H nên BKA^+KAH^=90° (trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau)

KAC^=KAH^ (do AK là phân giác HAC^).

Suy ra BAK^=BKA^.

Do đó ∆BAK cân tại B.

Vì vậy đáp án A, C sai.

Xét ∆BAH có O là giao điểm của hai đường phân giác xuất phát từ đỉnh A và đỉnh H.

Suy ra BO là đường phân giác thứ ba (xuất phát từ đỉnh B) của ∆BAH.

Do đó BO là tia phân giác của ABK^  (1).

Xét ∆ABM và ∆KBM, có:

BM là cạnh chung.

BA = BK (do ∆BAK cân tại B)

AM = MK (do M là trung điểm AK)

Do đó ∆ABM = ∆KBM (c.c.c)

Suy ra ABM^=KBM^ (cặp góc tương ứng)

Khi đó ta có BM là đường phân giác của ∆BAK.

Do đó BM cũng là tia phân giác của ABK^  (2).

Từ (1), (2), ta suy ra BO trùng với BM.

Do đó ba điểm B, O, M thẳng hàng.

Vì vậy đáp án B đúng, đáp án D sai.

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 14:

Cho ∆ABC có A^=120°. Các đường phân giác xuất phát từ đỉnh B và C cắt nhau tại O. Vẽ tia Bx sao cho BA là tia phân giác của OBx^. Vẽ tia Cy sao cho CA là tia phân giác của OCy^. Hai tia Bx và CA cắt nhau tại E, hai tia Cy và BA cắt nhau tại D. Hỏi ∆ODE là tam giác gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Media VietJack

∆ABC có hai đường phân giác xuất phát từ đỉnh B, C cắt nhau tại O.

Suy ra AO là đường phân giác thứ ba của ∆ABC.

Do đó BAO^=OAC^=BAC^2=120°2=60°.

Ta có BAC^+BAE^=180° (hai góc kề bù).

Suy ra BAE^=180°BAC^=180°120°=60°.

Tương tự ta có CAD^=60°.

Xét ∆BAE và ∆BAO, có:

BA là cạnh chung.

BAO^=BAE^  =60°.

OBA^=EBA^ (do BA là phân giác của OBE^).

Do đó ∆BAE = ∆BAO (g.c.g).

Suy ra BE = BO (cặp cạnh tương ứng).

Chứng minh tương tự, ta được CD = CO.

Xét ∆BDE và ∆BDO, có:

BD là cạnh chung.

BO = BE (chứng minh trên).

OBD^=EBD^ (do BD là phân giác của OBE^).

Do đó ∆BDE = ∆BDO (c.g.c).

Suy ra DE = DO (cặp cạnh tương ứng).

Chứng minh tương tự, ta được DE = OE.

Suy ra DE = OE = DO.

Vì vậy ∆ODE đều.

Vậy ta chọn đáp án C.


Câu 15:

Cho ∆ABC cân tại A. Gọi CP, BQ là các đường phân giác của ∆ABC (P ∈ AB, Q ∈ AC). Gọi O là giao điểm của CP và BQ. Cho các khẳng định sau:

(I) ∆OBC cân;

(II) O cách đều ba cạnh AB, AC, BC;

(III) AO là đường trung trực của đoạn thẳng BC;

(IV) CP = BQ;

(V) ∆APQ cân tại P.

Số khẳng định đúng là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Media VietJack

Ta xét phát biểu (I):

Vì ∆ABC cân tại A nên ta có ABC^=ACB^  (1).

Vì BQ, CP là các đường phân giác của ∆ABC nên B^2=12ABC^ và C^2=12ACB^  (2).

Từ (1), (2), ta suy ra B^2=C^2.

Suy ra ∆OBC cân tại O.

Do đó phát biểu (I) đúng.

Ta xét phát biểu (II):

∆ABC có hai đường phân giác BQ, CP cắt nhau tại O.

Suy ra O là giao điểm của ba đường phân giác của ∆ABC.

Khi đó O cách đều ba cạnh AB, AC và BC (tính chất ba đường phân giác).

Do đó phát biểu (II) đúng.

Ta xét phát biểu (III):

Ta có AB = AC (do ∆ABC cân tại A)

Suy ra điểm A thuộc đường trung trực của đoạn thẳng BC   (1).

Lại có OB = OC (do ∆OBC cân tại O)

Suy ra điểm O thuộc đường trung trực của đoạn thẳng BC   (2).

Từ (1), (2), ta được AO là đường trung trực của đoạn thẳng BC.

Do đó phát biểu (III) đúng.

Ta xét phát biểu (IV):

Xét ∆PBC và ∆QCB, có:

BC là cạnh chung.

C^2=B^2 (chứng minh trên).

PBC^=QCB^ (do ∆ABC cân tại A).

Do đó ∆PBC = ∆QCB (g.c.g).

Suy ra CP = BQ (cặp cạnh tương ứng).

Do đó phát biểu (IV) đúng.

Ta có AB = AC (do ∆ABC cân tại A) và BP = CQ (do ∆PBC = ∆QCB).

Suy ra AB – BP = AC – CQ.

Do đó AP = AQ.

Khi đó ∆APQ cân tại A.

Do đó phát biểu (V) sai.

Vậy ta có 4 phát biểu đúng là: (I), (II), (III), (IV).

Do đó ta chọn đáp án C.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương