Thứ bảy, 21/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Toán Trắc nghiệm Toán 7 CTST Bài 1. Làm quen với biến cố ngẫu nhiên có đáp án (Phần 2)

Trắc nghiệm Toán 7 CTST Bài 1. Làm quen với biến cố ngẫu nhiên có đáp án (Phần 2)

Trắc nghiệm Toán 7 CTST Bài 1. Làm quen với biến cố ngẫu nhiên có đáp án (Thông hiểu)

  • 871 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Gieo một con xúc xắc và thấy xuất hiện mặt 4 chấm. Trong các biến cố sau, biến cố nào không thể xảy ra?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Vì 4 < 5 nên biến cố G xảy ra. Do đó phương án A sai.

Vì 4 chia hết cho 2 nên biến cố H xảy ra. Do đó phương án B sai.

Vì 4 không chia hết cho 3 nên biến cố I không thể xảy ra. Do đó phương án C đúng.

Vì 4 ≥ 4 nên biến cố J xảy ra. Do đó phương án D sai.

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 2:

Gieo hai con xúc xắc và thấy cả hai con xúc xắc đều xuất hiện mặt có số chấm là số chẵn. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

⦁ Ta thấy tổng của hai số chẵn cũng là một số chẵn.

Do đó biến cố A là biến cố chắc chắn và biến cố D là biến cố không thể.

⦁ Biến cố B là biến cố ngẫu nhiên vì ta không biết trước là nó có xảy ra hay không. Chẳng hạn, nếu số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc lần lượt là 4 và 6 (tổng bằng 10, chia hết cho 5) thì biến cố B xảy ra; còn nếu số chấm xuất hiện lần lượt là 3 và 5 (tổng bằng 8, không chia hết cho 5) thì biến cố B không xảy ra.

⦁ Biến cố C là biến cố ngẫu nhiên vì ta không biết trước là nó có xảy ra hay không. Chẳng hạn, nếu số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc lần lượt là 2 và 5 (tổng bằng 7, chia cho 3 dư 1) thì biến cố C xảy ra; còn nếu số chấm xuất hiện lần lượt là 3 và 6 (tổng bằng 9, chia hết cho 3) thì biến cố C không xảy ra.

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 3:

Một chiếc hộp đựng 3 quả bóng xanh, 4 quả bóng vàng và 5 quả bóng đỏ. Lấy ngẫu nhiên 2 quả bóng từ trong hộp. Cho biến cố X: “Các quả bóng được lấy ra có đủ 3 màu”. Khi đó X là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Vì ta chỉ lấy ra 2 quả bóng nên chỉ có thể có tối đa 2 màu, không thể lấy được 3 màu.

Do đó biến cố X: “Các quả bóng được lấy ra có đủ 3 màu” là biến cố không thể.

Vậy ta chọn phương án B.


Câu 4:

Tung một đồng xu 2 lần liên tiếp và ghi lại kết quả. Biến cố nào sau đây không phải là biến cố ngẫu nhiên?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

⦁ Biến cố M: “Cả hai lần tung đều xuất hiện mặt sấp” là biến cố ngẫu nhiên vì ta không biết được nó có xảy ra hay không. Chẳng hạn, nếu cả hai lần tung đều xuất hiện mặt sấp thì biến cố M xảy ra; còn nếu 1 lần tung xuất hiện mặt sấp, 1 lần tung xuất hiện mặt ngửa thì biến cố M không xảy ra.

⦁ Biến cố N, P là biến cố ngẫu nhiên vì ta không biết được nó có xảy ra hay không. Chẳng hạn, nếu lần tung thứ nhất xuất hiện mặt ngửa, lần tung thứ hai xuất hiện mặt sấp thì biến cố N, P xảy ra; còn nếu cả hai lần tung đều xuất hiện mặt sấp thì biến cố N, P không xảy ra.

⦁ Biến cố Q là biến cố không thể vì chỉ có 2 lần tung đồng xu nên số lần xuất hiện mặt ngửa không thể lớn hơn 2.

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 5:

Rút một chiếc thẻ trong một hộp đựng 10 chiếc thẻ (được đánh số từ 1 đến 10). Tập hợp các kết quả làm cho biến cố A: “Chiếc thẻ được rút ra ghi số chia cho 2 dư 1” xảy ra là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong các số từ 1 đến 10, có 5 số chia cho 2 dư 1 là: 1; 3; 5; 7; 9.

Do đó tập hợp các kết quả đối với số ghi trên chiếc thẻ được rút ra làm cho biến cố A: “Chiếc thẻ được rút ra ghi số chia cho 2 dư 1” xảy ra là: {1; 3; 5; 7; 9}.

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 6:

Một chiếc hộp đựng 15 viên bi được đánh số từ 1 đến 15. Lấy ngẫu nhiên 2 viên bi từ trong hộp. Cho biến cố M: “Cả hai viên bi được lấy ra ghi số không nhỏ hơn 10”. Kí hiệu i; j lần lượt là số ghi trên hai viên bi được lấy ra. Tập hợp các kết quả (i; j) làm cho biến cố M xảy ra là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta thấy trong các số từ 1 đến 15, có các số không nhỏ hơn 10 (tức là lớn hơn hoặc bằng 10) là: 10; 11; 12; 13; 14; 15.

Do đó tập hợp các kết quả (i; j) đối với số ghi trên hai viên bi làm cho biến cố M: “Cả hai viên bi được lấy ra ghi số không nhỏ hơn 10” là:

{(10; 11); (11; 12); (12; 13); (13; 14); (14; 15)}.

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 7:

Một hộp đựng 3 quả cầu đỏ, 4 quả cầu trắng. Lần thứ nhất lấy ngẫu nhiên 1 quả cầu trong hộp, lần thứ hai lấy ngẫu nhiên 1 quả cầu trong các quả cầu còn lại. Cho biến cố K: “Lấy được 2 quả cầu cùng màu”.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Biến cố K là biến cố ngẫu nhiên vì ta không biết trước kết quả của nó. Chẳng hạn, nếu lần thứ nhất lấy được quả cầu màu đỏ, lần thứ hai cũng lấy được quả cầu màu đỏ thì biến cố K xảy ra; còn nếu lần thứ nhất lấy được quả cầu màu đỏ, lần thứ hai lấy được quả cầu màu trắng thì biến cố K không xảy ra.

Do đó ta chọn phương án B.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương