Thứ bảy, 21/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Toán Trắc nghiệm Toán 7 CTST Bài 2. Tam giác bằng nhau có đáp án (Phần 2)

Trắc nghiệm Toán 7 CTST Bài 2. Tam giác bằng nhau có đáp án (Phần 2)

Trắc nghiệm Toán 7 CTST Bài 2. Tam giác bằng nhau có đáp án (Phần 2) (Vận dụng)

  • 674 lượt thi

  • 3 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho hình thang ABCD (AB // CD) có AB = BC và \(\widehat {DAC} = 87^\circ ,\widehat {ADC} = 75^\circ \).

Số đo của \(\widehat {{\rm{ACB}}}\) là

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Media VietJack

Gọi M là trung điểm của AC.

Xét ∆ADC có \(\widehat {{\rm{DAC}}} + \widehat {\rm{D}} + \widehat {{\rm{ACD}}} = 180^\circ \) (tổng ba góc trong một tam giác bằng 180°)

Hay \(87^\circ + 75^\circ + \widehat {{\rm{ACD}}} = 180^\circ \)

Suy ra \(\widehat {{\rm{ACD}}} = 180^\circ - 87^\circ - 75^\circ = 18^\circ \)

Theo bài AB // CD nên \(\widehat {{\rm{BAC}}} = \widehat {{\rm{ACD}}} = 18^\circ \)(hai góc so le trong).

Xét ∆ABM và ∆CBM có:

AB = CB (giả thiết);

BM là cạnh chung;

AM = CM (giả thiết).

Suy ra ∆ABM = ∆CBM (c.c.c)

Suy ra \(\widehat {{\rm{BAM}}} = \widehat {{\rm{BCM}}}\) (hai góc tương ứng)

Hay \(\widehat {{\rm{BAC}}} = \widehat {{\rm{BCA}}} = 18^\circ \)

Vậy ta chọn phương án B.


Câu 2:

Cho hình thang cân ABCD và ABKH là hình chữ nhật như hình vẽ.

Media VietJack

Chu vi tứ giác ABCD là

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Do ABCD là hình thang cân nên AD = BC = 8 cm.

Theo bài ABKH là hình chữ nhật

Suy ra AH = BK; AB = HK = 10 cm.

Xét ∆AHD và ∆BKC ta có:

AD = BC (chứng minh trên);

\(\widehat {{\rm{AHD}}} = \widehat {{\rm{BKC}}} = 90^\circ \) (giả thiết);

AH = BK (chứng minh trên).

Suy ra ∆AHD = ∆BKC (cạnh huyền – cạnh góc vuông)

Suy ra DH = CK = 3 cm (hai cạnh tương ứng).

Ta có DC = DH + HK + KC = 3 + 10 + 3 = 16 cm.

Chu vi tứ giác ABCD là:

AB + BC + CD +DA = 10 + 8 + 16 + 8 = 42 (cm).

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 3:

Cho hình vẽ

Media VietJack

Số đo của \(\widehat {\rm{D}}\) là

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Xét ∆AHB và ∆AHC có:

AB = AC (giả thiết);

AH là cạnh chung;

HB = HC (giả thiết).

Suy ra ∆AHB = ∆AHC (c.c.c)

Suy ra \(\widehat {{\rm{ACH}}} = \widehat {{\rm{ABH}}} = (3x + 9)^\circ \)(hai góc tương ứng)

Ta có \(\widehat {{\rm{ACH}}} + \widehat {{\rm{ACD}}} = 180^\circ \)(hai góc kề nhau)

Hay \((3x + 9)^\circ + (9x - 33)^\circ = 180^\circ \)

        \((3x + 9 + 9x - 33)^\circ = 180^\circ \)

Suy ra 3x + 9 + 9x −33 = 180

           12x – 24 = 180

           12x = 180 + 24 = 204

            x = 17

Do đó \(\widehat {{\rm{ACD}}} = (9.17 - 33)^\circ = 120^\circ \)

Xét ∆ACD có: \(\widehat {{\rm{DAC}}} + \widehat {{\rm{ACD}}} + \widehat {\rm{D}} = 180^\circ \) (tổng ba góc trong tam giác bằng 180°)

Hay \(30^\circ + 120^\circ + \widehat {\rm{D}} = 180^\circ \)

Suy ra \(\widehat {\rm{D}} = 180^\circ - 120^\circ - 30^\circ = 30^\circ \)

Vậy ta chọn phương án C.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương