Trắc nghiệm Toán 7 CTST Bài 3. Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác có đáp án
Dạng 2: Mô tả và tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác có đáp án
-
1317 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: C
Bước 1 (vẽ mặt đáy thứ nhất): Vẽ hình bình hành có kích thước hai cạnh lần lượt là 2 cm và 3 cm.
Bước 2 (vẽ bốn mặt bên):
+) Vẽ chiều cao của hình lăng trụ đứng như hình bên dưới:
+) Vẽ bốn mặt bên của hình lăng trụ đứng như hình bên dưới:
Bước 3 (vẽ mặt đáy thứ hai): Vẽ mặt đáy thứ hai ngay bên dưới mặt bên thứ hai như hình bên dưới:
Bước 4: Gấp theo các đường nét đứt, ta được hình lăng trụ đứng thỏa mãn yêu cầu ban đầu.
Do đó đáp án C đúng.
Đáp án A sai vì vẽ thiếu một mặt bên.
Đáp án B sai vì vẽ thiếu một mặt đáy.
Đáp án D sai vì vẽ dư một mặt bên.
Vậy ta chọn đáp án C.
Câu 2:
Cho mặt bìa sau:
Khi gấp mặt bìa lại theo đường gấp khúc, ta được hình lăng trụ đứng nào trong các hình lăng trụ đứng dưới đây.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: A
Ta thấy mặt đáy có màu xanh lá cây.
Do đó ta loại đáp án B, C.
Ta thấy mặt bên phải có màu đỏ.
Do đó khi gấp vào ta sẽ có mặt bên phải cũng màu đỏ.
Ở đáp án D, mặt bên phải khi gấp vào là trong suốt, không phải màu đỏ.
Do đó ta loại đáp án D.
Vậy ta chọn đáp án A.
Câu 3:
Cho tấm bìa sau:
Khi gấp tấm bìa lại theo đường gấp khúc, ta được hình lăng trụ đứng nào trong các hình lăng trụ đứng dưới đây.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: B
Ta thấy hai mặt bên phải có màu lần lượt là đỏ rồi đến vàng.
Do đó khi gấp lại theo đường gấp khúc thì mặt màu đỏ là mặt xéo bên phải, mặt màu vàng sẽ là mặt chính diện.
Do đó ta loại đáp án A.
Ta thấy mặt đáy có màu xanh biển.
Do đó ta loại đáp án C.
Ta thấy không có tấm bìa nào màu xanh lá cây.
Do đó ta loại đáp án D.
Vậy ta chọn đáp án B.
Câu 4:
Cho tấm bìa sau:
Khi gấp tấm bìa lại theo đường gấp khúc, ta được hình lăng trụ đứng nào?
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: C
Ta thấy hai mặt đáy phải có màu giống nhau (màu cam).
Ở đáp án A, mặt đáy bên trên có màu cam nhưng mặt đáy bên dưới là trong suốt.
Do đó đáp án A sai.
Ta thấy màu bìa bên trái là trong suốt.
Do đó mặt chính diện khi gấp lại phải trong suốt.
Ở đáp án B, mặt chính diện có màu tím và ở đáp án D, mặt chính diện có màu xanh lá cây.
Suy ra đáp án B, D sai.
Vậy ta chọn đáp án C.
Câu 5:
Cho tấm bìa như hình bên.
Khi sắp xếp độ dài các cạnh của đáy theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, ta được:
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: A
Ta thấy các cạnh của mặt đáy có màu đỏ, tím, xanh lá, xanh dương.
Độ dài cạnh màu đỏ là 1 cm.
Độ dài cạnh màu tím là 2,25 cm.
Độ dài cạnh màu xanh lá là 1,75 cm.
Độ dài cạnh màu xanh dương là 3,5 cm.
Khi sắp xếp độ dài các cạnh của đáy theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, ta được: 1 cm; 1,75 cm; 2,25 cm; 3,5 cm.
Vậy ta chọn đáp án A.
Câu 6:
Cho tấm bìa như hình bên.
Sau khi gấp tấm bìa theo đường gấp khúc, ta tạo lập được hình lăng trụ đứng nào dưới đây?
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: D
Quan sát tấm bìa, ta thấy đáy của hình lăng trụ đứng là hình tam giác.
Do đó ta loại đáp án A, C vì hình lăng trụ ở hai đáp án này có đáy là tứ giác.
Hình lăng trụ ở đáp án B không phải là hình lăng trụ đứng vì chiều cao không vuông góc với hai mặt đáy.
Do đó ta loại đáp án B.
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 7:
Cho tấm bìa bên dưới.
Sau khi gấp tấm bìa theo đường gấp khúc, ta tạo lập được hình lăng trụ đứng nào dưới đây?
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: C
Quan sát tấm bìa, ta thấy hình lăng trụ đứng có đáy là tứ giác (cụ thể trong bài này là hình thang).
Hình lăng trụ ở đáp án A, D có đáy là hình tam giác.
Do đó ta loại đáp án A, D.
Hình lăng trụ ở đáp án B có chiều cao không vuông góc với đáy.
Do đó hình lăng trụ ở đáp án B không phải là hình lăng trụ đứng.
Vì vậy ta loại đáp án B.
Vậy ta chọn đáp án C.
Câu 8:
Hướng dẫn giải:
Bước 1 (vẽ mặt đáy thứ nhất): Sử dụng thước kẻ và compa để vẽ hình tam giác có kích thước ba cạnh lần lượt là 1,5 cm, 1,5 cm, 2 cm.
Bước 2 (vẽ ba mặt bên):
+) Vẽ chiều cao của hình lăng trụ đứng như hình bên dưới:
+) Vẽ ba mặt bên của hình lăng trụ đứng như hình bên dưới:
Bước 3 (vẽ mặt đáy thứ hai): Vẽ mặt đáy thứ hai ngay bên dưới mặt bên thứ hai như hình bên dưới:
Bước 4: Gấp theo các đường nét đứt, ta được hình lăng trụ đứng thỏa mãn yêu cầu ban đầu.
Câu 9:
Hướng dẫn giải:
Bước 1 (vẽ mặt đáy thứ nhất): Vẽ hình chữ nhật có kích thước chiều dài, chiều rộng lần lượt bằng 2 cm và 1,7 cm.
Bước 2 (vẽ bốn mặt bên):
+) Vẽ chiều cao của hình lăng trụ đứng như hình bên dưới:
+) Vẽ bốn mặt bên của hình lăng trụ đứng như hình bên dưới:
Bước 3 (vẽ mặt đáy thứ hai): Vẽ mặt đáy thứ hai ngay bên dưới mặt bên như hình bên dưới:
Bước 4: Gấp theo các đường nét đứt, ta được hình lăng trụ đứng thỏa mãn yêu cầu ban đầu.
Câu 10:
Tấm bìa bên dưới có thể tạo lập thành một hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác đều.
Độ dài các cạnh của đáy của hình lăng trụ đứng là:
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: A
Vì hình lăng trụ trên có đáy là tam giác đều nên độ dài các cạnh của đáy bằng nhau.
Các cạnh của đáy có màu đỏ. Ta thấy màu đỏ được chú thích độ dài là 2 cm.
Do đó độ dài các cạnh của đáy là 2 cm.
Vậy ta chọn đáp án A.
Câu 11:
Tấm bìa bên dưới có thể tạo lập thành một hình lăng trụ đứng có đáy là hình vuông.
Độ dài chiều cao của hình lăng trụ đứng là:
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: B
Chiều cao của hình lăng trụ đứng là 5,5 cm.
Vậy ta chọn đáp án B.
Câu 12:
Cho hình bên.
Tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác với kích thước như hình bên ta được tấm bìa nào trong các tấm bìa sau đây.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: D
Bước 1 (vẽ mặt đáy thứ nhất): Vẽ hình tam giác có kích thước ba cạnh lần lượt là 3 cm, 5 cm, 6 cm.
Bước 2 (vẽ ba mặt bên):
+) Vẽ chiều cao của hình lăng trụ đứng như hình bên dưới:
+) Vẽ ba mặt bên của hình lăng trụ đứng như hình bên dưới:
Bước 3 (vẽ mặt đáy thứ hai): Vẽ mặt đáy thứ hai ngay bên dưới mặt bên thứ hai như hình bên dưới:
Bước 4: Gấp theo các đường nét đứt, ta được hình lăng trụ đứng thỏa mãn yêu cầu ban đầu.
Do đó đáp án D đúng.
Đáp án A sai vì chưa vẽ mặt đáy thứ hai.
Đáp án B sai vì nhầm lẫn chiều cao và một cạnh đáy.
Đáp án C sai vì vẽ dư một mặt bên.
Vậy ta chọn đáp án D.