Trắc nghiệm Toán 7 KNTT Bài 30. Làm quen với xác suất của biến cố có đáp án (Phần 2)
Trắc nghiệm Toán 7 KNTT Bài 30. Làm quen với xác suất của biến cố có đáp án (Phần 2) (Thông hiểu)
-
823 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Xác suất của biến cố: “Rút được tấm thẻ ghi số nhỏ hơn 13 trong một hộp đựng tám tấm thẻ ghi các số 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12” là:
Đáp án đúng là: A
Biến cố: “Rút được tấm thẻ ghi số nhỏ hơn 13 trong một hộp đựng tám tấm thẻ ghi các số 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12” là: biến cố chắc chắn xảy ra do các số được ghi trong thẻ đều nhỏ hơn 13. Do đó khả năng xảy ra là 100%.
Vậy xác suất của biến cố là: 1.
Câu 2:
Các chuyên gia nhận định về trận đấu bóng giữa 2 đội bóng A và B: Đội A có khả năng thắng là 45%, xác suất thua là 45%, xác suất hòa là 10%. Hỏi theo nhận định trên, đội nào có khả năng thắng cao hơn?
Đáp án đúng là: C
Xác suất thua của đội A là 45% nên xác suất thắng của đội B là 55%.
Vì 45% < 55%. Như vậy xác suất thắng của đội A nhỏ hơn đội B nên đội B có khả năng thắng cao hơn.
Câu 3:
Xác suất của biến cố: “Tháng 2 dương lịch có 30 ngày” là:
Đáp án đúng là: B
Vì tháng 2 dương lịch không bao giờ có 30 ngày nên biến cố: “Tháng 2 dương lịch có 30 ngày” là biến cố không thể nên có xác suất là 0.
Câu 4:
Thực hiện gieo một con xúc xắc. Xác suất của biến cố: “Gieo được mặt 7 chấm” là:
Đáp án đúng là: D
Biến cố: “Gieo được mặt 7 chấm” là: biến cố không thể vì số chấm lớn nhất một mặt của xúc xắc là 6 chấm suy ra không thể xuất hiện mặt 7 chấm được.
Vậy xác suất của biến cố là: 0.
Câu 5:
Thực hiện tung một đồng xu một lần. Xác suất của biến cố: “Tung được mặt ngửa” là:
Đáp án đúng là: D
Có 2 biến cố đồng khả năng xảy ra đó là: “Xuất hiện mặt ngửa”; “Xuất hiện mặt sấp” và luôn xảy ra duy nhất một trong hai biến cố nên xác suất của mỗi biến cố đó là .
Vậy xác suất của biến cố “Tung được mặt ngửa” là: .
Câu 6:
Một hộp đựng 13 viên bi, trong đó có 6 viên màu đen và 7 viên đỏ có cùng kích thước. Bạn Hà lấy ngẫu nhiên một viên bi từ trong hộp. Hỏi khả năng Hà lấy được viên bi nào lớn hơn?
Đáp án đúng là: B
Ta thấy số viên bi đỏ nhiều hơn số viên bi đen (7 đỏ > 6 đen).
Do đó khả năng lấy được bi màu đỏ sẽ cao hơn lấy được bi xanh hay khả năng lấy được viên bi đỏ sẽ cao hơn.
Vậy ta chọn B.
Câu 7:
Mai và Việt mỗi người gieo một con xúc xắc. Tìm xác suất của biến cố tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 1.
Đáp án đúng là: D
Ta có số chấm nhỏ nhất trên một mặt của xúc xắc là 1 chấm. Suy ra khi gieo xúc xắc 2 lần thì tổng số chấm của hai con xúc xắc nhỏ nhất bằng 2 chấm.
Khi đó biến cố tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 1 luôn luôn xảy ra hay còn gọi là biến cố chắc chắn.
Vậy xác suất của biến cố tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 1 là: 1.
Câu 8:
Một chiếc hộp đựng 7 tấm thẻ như nhau được ghi số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ trong hộp. Tìm xác suất để rút được thẻ ghi số 3?
Đáp án đúng là: C
Ta có 7 biến cố có thể xảy ra là: xuất hiện thẻ ghi số 1 hoặc số 2 hoặc số 3 hoặc số 4 hoặc số 5 hoặc số 6 hoặc số 7. Và luôn xảy ra 1 trong 7 biến cố trên.
Khi đó xác suất để rút được thẻ ghi số 3 là: .