Trắc nghiệm Toán 7 Ôn tập chương 3 có đáp án (Thông hiểu)
-
567 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’. Tính số góc AB’C
Đáp án đúng là: D
Các tam giác ABC, ABB’ và CBB’ vuông cân nên AC = AB’ = B’C.
Tam giác AB’C có ba cạnh bằng nhau nên tam giác AB’C là tam giác đều, suy ra có = 60°.
Câu 2:
Tính thể tích của một hình lăng trụ đứng tam giác có chiều cao bằng 4 dm, đáy là tam giác vuông có hai cạnh góc vuông là 8 cm và 10 cm.
Đáp án đúng là: A
Đổi 4 dm = 40 cm.
Diện tích đáy của hình lăng trụ là: Sđáy = . 8 . 10 = 40 (cm2).
Thể tích của hình lăng trụ là: V = Sđáy . h = 40 . 40 = 1 600 (cm3).
Câu 3:
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’. Biết AB = 5 cm, BC = 12 cm, AA’ = 15 cm. Diện tích mặt BCC’B’ là:
Đáp án đúng là: D
Ta có: AA’ = BB’ = 15 cm
Diện tích mặt BCC’B’ là:
SBCC’B’ = BB’.BC = 15.12 = 180 cm2.
Câu 4:
Thể tích hình lăng trụ đứng tứ giác có các kích thước như hình vẽ dưới đây là
Đáp án đúng là: D
Từ hình vẽ ta thấy, mặt đáy hình lăng trụ đứng tứ giác là hình thang vuông với hai đáy có độ dài là 4 cm, 8 cm và chiều cao là 3 cm.
Do đó, diện tích mặt đáy là:
S = .(4 + 8).3 = 18 (cm2)
Thể tích hình lăng trụ đứng tứ giác là:
V = 18 . 5 = 90 (cm3).
Vậy thể tích hình lăng trụ đứng tứ giác là: V = 90 (cm3).
Câu 5:
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’. Biết AB = 5 cm, BC = 12 cm, AA’ = 15 cm. Tính thể tích hình hộp ABCD.A’B’C’D’.
Đáp án đúng là: C
Thể tích của hình hộp chữ nhật là:
V = 5.12.15 = 900 (cm3).
Câu 6:
Cho hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.A'B'C'D' có đáy là hình chữ nhật. Góc A'D'C' là:
Đáp án đúng là: C
Hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.A'B'C'D' có đáy là hình chữ nhật nên mặt A'B'C'D' là hình chữ nhật suy ra góc A'D'C' là góc vuông.
Câu 7:
Hình lập phương A có cạnh bằng 2 lần cạnh hình lập phương B. Hỏi thể tích hình lập phương A bằng bao nhiêu lần thể tích hình lập phương B.
Đáp án đúng là: D
Giả sử hình lập phương B có cạnh bằng a.
Khi đó hình lập phương A có cạnh bằng 2a.
Thể tích của hình lập phương A là: VA = (2a)3 = 8a3 (đvtt).
Thể tích của hình lập phương B là: VB = a3 (đvtt).
Ta có: .
Vậy thể tích hình lập phương A bằng 8 lần thể tích hình lập phương B.