Trắc nghiệm Toán 7 Bài 3. Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác có đáp án (Phần 2)
Trắc nghiệm Toán 7 Bài 3. Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác có đáp án (Thông hiểu)
-
1213 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một hình lăng trụ đứng có tất cả 5 mặt. Hình lăng trụ này có bao nhiêu đỉnh?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Hình lăng trụ đứng có tất cả 5 mặt nên đây là hình lăng trụ đứng tam giác.
Hình lăng trụ đứng tam giác có tất cả 6 đỉnh.
Ta chọn đáp án B.
Câu 2:
Hình lăng trụ đứng tứ giác có:
(1) Các mặt đáy song song với nhau;
(2) Các mặt đáy là tam giác;
(3) Các mặt đáy là tứ giác;
(4) Các mặt bên là hình chữ nhật.
Có bao nhiêu khẳng định đúng trong các khẳng định trên?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Hình lăng trụ đứng tứ giác có các mặt đáy là tứ giác và song song với nhau, các mặt bên là các hình chữ nhật.
Do đó (1) (3) (4) đúng.
Vậy có 3 khẳng định đúng.
Câu 3:
Cho hình lăng trụ đứng ABCD.EHGF có đáy ABCD là hình thang cân (AB // CD). Có bao nhiêu cạnh có độ dài bằng với độ dài cạnh GH?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Do ABCD là hình thang cân nên ta có AD = BC (1)
Do ABCD.EHGF là hình lăng trụ đứng nên các mặt bên là hình chữ nhật.
• AEFD là hình chữ nhật nên AD = EF (2)
• BCGH là hình chữ nhật nên BC = GH (3)
Từ (1), (2) và (3) ta có AD = BC = EF = GH.
Vậy có 3 cạnh có độ dài bằng với cạnh GH.
Câu 4:
Cho hình lăng trụ đứng sau:
Độ dài của các cạnh ED, BC, DA lần lượt bằng
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Vì ABC.DEF là hình lăng trụ đứng tam giác nên các mặt bên là hình chữ nhật.
Do đó:
ED = BA = 2 cm; BC = EF = 3 cm; DA = FC = 5 cm.
Vậy ta chọn đáp án A.
Câu 5:
Cho hình lăng trụ đứng ABCD.A'B'C'D' có đáy ABCD là hình thang vuông \(\left( {\widehat A = \widehat B = 90^\circ } \right).\) Có bao nhiêu góc vuông tại đỉnh A thuộc các mặt của lăng trụ?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Do ABCD là hình thang vuông \(\left( {\widehat A = \widehat B = 90^\circ } \right)\) nên ta có \(\widehat {BAD} = 90^\circ .\)
Mặt khác ta có hình lăng trụ đứng ABCD.A'B'C'D' nên ta có: \(\widehat {A'AD} = 90^\circ ,\) \(\widehat {BAA'} = 90^\circ \).
Vậy có ba góc vuông tại đỉnh A thuộc các mặt của lăng trụ đứng là \(\widehat {BAD},\)\(\widehat {A'AD},\) \(\widehat {BAA'}.\)
Câu 6:
Cho một hình lăng trụ đứng có tổng 12 cạnh. Hỏi đáy của hình lăng trụ đứng này không thể là hình gì?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Hình lăng trụ đứng có 12 cạnh nên hình lăng trụ này là hình lăng trụ đứng tứ giác.
Do đó đáy của hình lăng trụ là một hình tứ giác, có thể là hình vuông hoặc hình chữ nhật, hình thoi.
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 7:
Cho lăng trụ đứng tứ giác ABCD.EFGH, biết CD = 4 cm và diện tích của mặt CDHG bằng 36 cm2. Chiều cao của lăng trụ là:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Vì ABCD.EFGH là lăng trụ đứng tứ giác nên mặt bên CDHG là hình chữ nhật.
Do đó SCDHG = CD. DH = 36 cm2
Mà CD = 4 cm nên DH = SCDHG : CD = 36 : 4 = 9 (cm).
Chiều cao của hình lăng trụ đứng là độ dài một cạnh bên, mà DH là cạnh bên của hình lăng trụ này.
Vậy chiều cao của lăng trụ đứng ABCD.EFGH là 9 cm.