Trắc nghiệm Toán 7 Bài 4. Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác có đáp án (Phần 2)
Trắc nghiệm Toán 7 Bài 4. Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác có đáp án (Thông hiểu)
-
476 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một hình lăng trụ đứng có đáy là hình chữ nhật có các kích thước 4 cm, 9 cm. Chiều cao của lăng trụ đứng là 3 cm. Diện tích tất cả các mặt của hình lăng trụ đứng đó là:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Diện tích xung quanh: 2.(4 + 9).3 = 78 (cm2).
Diện tích hai mặt đáy là: 2.4.9 = 72 (cm2).
Diện tích tất cả các mặt của hình lăng trụ đứng đó là:
78 + 72 = 150 (cm2).
Ta chọn đáp án B.
Câu 2:
Cho một hình khối như hình vẽ dưới đây:
Thể tích hình khối trên là:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Hình đã cho được tạo từ hai hình hộp chữ nhật. Hình hộp chữ nhật thứ nhất có kích thước là 1 cm, 3 cm, 4 cm; hình hộp thứ hai có kích thước là 3 cm, 3 cm, 5 cm.
Thể tích hình hộp chữ nhật thứ nhất là: 1.3.4 = 12 (cm3).
Thể tích hình hộp chữ nhật thứ hai là: 3.3.4 = 36 (cm3).
Vậy thể tích của hình đã cho bằng: 12 + 36 = 48 (cm3).
Ta chọn đáp án C.
Câu 3:
Cho hình lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có đáy là tam giác vuông tại A có chiều cao bằng 4 cm. Biết hai cạnh góc vuông của tam giác đáy bằng nhau và bằng một nửa cạnh bên của lăng trụ đó. Thể tích của lăng trụ bằng
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Theo bài ta có chiều cao của lăng trụ bằng 4 cm hay AA' = 4 (cm).
Khi đó ta có AB = AC = 4 : 2 = 2 (cm).
Vâỵ thể tích của lăng trụ đã cho là: \(\frac{1}{2}\).2.2.4 = 8 (cm3).
Ta chọn đáp án C.
Câu 4:
Một hình lăng trụ đứng có đáy là hình chữ nhật và chiều cao 3 cm. Biết diện tích xung quanh của hình lăng trụ bằng tổng diện tích hai đáy. Một kích thước của đáy bằng 5 cm. Kích thước còn lại của đáy bằng
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Đặt FG = x.
Ta có diện tích xung quanh của hình lăng trụ là:
2.(5 + x).3 (cm2)
Tổng diện tích hai đáy bằng 2.5x (cm2)
Vì diện tích xung quanh của hình lăng trụ bằng tổng diện tích hai đáy nên ta có:
2.(5 + x).3 = 2.5x
15 + 3x = 5x
2x = 15
\(x = \frac{{15}}{2}\) = 7,5.
Vậy kích thước còn lại của đáy bằng 7,5 cm.
Ta chọn đáp án A.
Câu 5:
Cho hình lăng trụ đứng có diện tích xung quanh bằng 168 cm2, chiều cao
7 cm. Khi đó, chu vi đáy của hình lăng trụ đứng là:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Chu vi đáy của hình lăng trụ đứng đó là:
C = Sxq : h = 168 : 7 = 24 (cm).
Vậy chu vi đáy của hình lăng trụ đó bằng 24 cm.
Ta chọn đáp án A.
Câu 6:
Biết thể tích của một hình lăng trụ đứng là 144 cm3 và hình lăng trụ này có chiều cao là 4 cm. Diện tích hai đáy của lăng trụ đứng là:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Diện tích một mặt đáy của lăng trụ đứng này là:
144 : 4 = 36 (cm2).
Vậy diện tích hai đáy của lăng trụ đứng này là 36.2 = 72 cm2.
Ta chọn đáp án B.
Câu 7:
Thể tích của một hình lăng trụ đứng là 225 cm3. Biết đáy của hình lăng trụ này là một hình một tam giác vuông có hai cạnh góc vuông lần lượt bằng 5 cm, 6 cm và cạnh còn lại là \(5\sqrt 2 \)cm. Tổng diện tích các mặt của lăng trụ đứng này là:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Vì đáy của lăng trụ đứng này là một tam giác vuông có cạnh góc vuông bằng
5 cm và 6 cm nên ta có diện tích mặt đáy: \(\frac{{5.6}}{2}\) = 15 (cm2).
Khi đó chiều cao của hình lăng trụ đứng này là:
225 : 15 = 15 (cm).
Diện tích xung quanh hình lăng trụ là:
\(15.(5 + 6 + 5\sqrt 2 ) = 165 + 75\sqrt 2 \)(cm2)
Vậy tổng diện tích các mặt của lăng trụ là:
\(2.15 + 165 + 75\sqrt 2 = 195 + 75\sqrt 2 \)(cm2).
Ta chọn đáp án D.