IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Hóa học (2023) Đề thi thử Hóa học Chuyên Trần Phú, Hải Phòng (Lần 3) có đáp án

(2023) Đề thi thử Hóa học Chuyên Trần Phú, Hải Phòng (Lần 3) có đáp án

(2023) Đề thi thử Hóa học Chuyên Trần Phú, Hải Phòng (Lần 3) có đáp án

  • 808 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Có thể dùng lượng dư dung dịch của chất nào sau đây để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Fe, Cu mà vẫn giữ nguyên khối lượng Ag ban đầu?

Xem đáp án

Có thể dùng lượng dư dung dịch Fe(NO3)3 để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Fe, Cu mà vẫn giữ nguyên khối lượng Ag ban đầu:

Fe + Fe(NO3)3 → Fe(NO3)2

Cu + Fe(NO3)3 → Fe(NO3)2 + Cu(NO3)2

Ag không phản ứng, lọc tách lấy Ag rồi rửa sạch, làm khô thu được Ag giữ nguyên khối lượng ban đầu.

Chọn A


Câu 2:

Este C4H8O2 có phản ứng tráng gương, có công thức cấu tạo là

Xem đáp án

Este chứa gốc HCOO- thì có phản ứng tráng gương.

→ Chọn cấu tạo HCOOCH2CH2CH3.

Chọn D


Câu 3:

Este nào sau đây thuộc loại este no, đơn chức, mạch hở?


Câu 4:

Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?


Câu 5:

Thủy phân triolein trong dung dịch KOH, thu được muối có tên là


Câu 6:

Chất nào sau đây là oxit axit?


Câu 8:

Câu tục ngữ “Nước chảy đá mòn” có bản chất hóa học dựa trên phản ứng nào xảy ra trong thời gian dài?

Xem đáp án

Nước có hòa tan CO2 sẽ bào mòn đá vôi theo phản ứng:

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.

Chọn B


Câu 10:

Tấm hợp kim nào dưới đây khi để ngoài không khí ẩm thì Zn bị ăn mòn điện hóa?

Xem đáp án

Zn bị ăn mòn điện hóa khi Zn có tính khử mạnh hơn kim loại tạo nên điện cực còn lại → Chọn Zn-Fe

Chọn D


Câu 13:

Magie hiđroxit có công thức hóa học là :


Câu 14:

Chất nào sau đây là hợp chất cao phân tử?


Câu 17:

Dung dịch có pH = 7 là


Câu 18:

Muối nào sau đây khi đun đến nóng chảy không bị nhiệt phân?

Xem đáp án

Khi nung nóng các muối:

A. NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O

B. Na2CO3: nóng chảy không bị nhiệt phân.

C. NaNO3 → NaNO2 + O2

D. CaCO3 → CaO + CO2

Chọn B


Câu 21:

Hòa tan 4,875 gam kim loại M (có hóa trị 2) trong HNO3 loãng, dư thì thu được 0,05 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Kim loại M là

Xem đáp án

Bảo toàn electron: 2nM = 3nNO → nM = 0,075

→ M = 4,875/0,075 = 65: M là Zn

Chọn B


Câu 22:

Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với dung dịch các chất riêng biệt sau: HCl, CuCl2, Fe(NO3)2, AgNO3, NaCl. Số trường hợp có phản ứng hóa học xảy ra là

Xem đáp án

Có 3 trường hợp có phản ứng hóa học xảy ra:

Fe + HCl → FeCl2 + H2

Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

Fe + AgNO3 → Fe(NO3)2 + Ag

Chọn C


Câu 23:

Thủy phân 68,4 gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 92%, sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam glucozơ. Giá trị của m là

Xem đáp án

Saccarozơ → Glucozơ + Fructozơ

0,2…………….0,2

→ mC6H12O6 = 0,2.92%.180 = 33,12 gam

Chọn C


Câu 24:

X là một α-amino axit. Cho 9 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được 13,56 gam muối. Tên gọi của X là

Xem đáp án

nKOH = (13,56 – 9)/38 = 0,12

X có x nhóm COOH → nX = 0,12/x

→ MX = 9x/0,12 = 75x

Chọn x = 1, MX = 75: X là Glyxin

Chọn B


Câu 25:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

A. Sai, saccarozơ không tráng bạc

B. Đúng:

CH2OH-(CHOH)4-CHO + H2 → CH2OH-(CHOH)4-CH2OH

C. Sai, xenlulozơ không tan trong các dung môi thông thường như H2O, etanol…

D. Sai, thu được hỗn hợp glucozơ và fructozơ.

Chọn B


Câu 26:

Ngâm một thanh kim loại đồng có khối lượng 13 gam trong 200 gam dung dịch AgNO3 5%. Khi lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 25,5%. Giả sử kim loại sinh ra bám hết vào thanh đồng. Khối lượng của thanh đồng sau phản ứng là

Xem đáp án

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

nAgNO3 phản ứng = 200.5%.25,5%/170 = 0,015

→ nCu phản ứng = 0,0075 và nAg = 0,015

Khối lượng của thanh đồng sau phản ứng là 13 – 0,0075.64 + 0,015.108 = 14,14 gam

 Chọn C


Câu 27:

Cho các este sau: vinyl acrylat, etyl axetat, metyl propionat, metyl metacrylat. Trong điều kiện thích hợp, có bao nhiêu este tham gia phản ứng cộng H2 vào gốc hidrocacbon?

Xem đáp án

Các este tham gia phản ứng cộng H2 vào gốc hidrocacbon: vinyl acrylat (CH2=CH-COOCH=CH2), metyl metacrylat (CH2=C(CH3)-COOCH3)

Chọn A


Câu 28:

Một loại phân lân có thành phần chính Ca(H2PO4)2.2CaSO4 và 5,00% tạp chất không chứa photpho. Hàm lượng dinh dưỡng của phân lân là

Xem đáp án

Lấy 100 gam phân → mCa(H2PO4)2.2CaSO4 = 95 gam

nP2O5 = nCa(H2PO4)2.2CaSO4 = 0,18775

→ Động dinh dưỡng = %P2O5 = 26,66%

Chọn B


Câu 31:

Cho sơ đồ sau: NaOH → X1 → X2 → X3 → NaOH. Với X1, X2, X3 là các hợp chất của natri. Vậy X1, X2, X3 có thể tương ứng với dãy chất nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn A.

Loại B do NaNO3 → NaOH, loại C và D do NaNO3 → Na2CO3 không thực hiện được.

Chọn A


Câu 32:

Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch chứa 5,25 gam hỗn hợp muối cacbonnat của 2 kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp đến khi có 0,015 mol khí thoát ra thì dừng lại. Cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư cho 3 gam kết tủa. Công thức của 2 muối và thể tích dung dịch HCl đã dùng là

Xem đáp án

Bảo toàn C → nR2CO3 = nCO2 + nCaCO3 = 0,045

→ M = 2R + 60 = 5,25/0,045

→ R = 28,33: Na và K

nHCl = nR2CO3 + nCO2 = 0,06 → V = 0,06 lít

Chọn C


Câu 33:

Thủy phân hoàn toàn 42,38 gam hỗn hợp X gồm hai triglixerit mạch hở trong dung dịch KOH 28% (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được phần hơi Y nặng 26,2 gam và phần rắn Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được K2CO3 và 152,63 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Mặt khác, cho 0,1 mol X vào dung dịch Br2 trong CCl4, số mol Br2 phản ứng là ?

Xem đáp án

Đặt nX = x → nKOH = 3x và nC3H5(OH)3 = x

mKOH = 168x → mH2O = 432x

mY = 432x + 92x = 26,2 → x = 0,05

Quy đổi muối thành HCOOK (0,15), CH2 (u) và H2 (v)

m muối = 0,15.84 + 14u + 2v = mX + mKOH – mC3H5(OH)3

nK2CO3 = 0,075

mCO2 + mH2O = 44(u + 0,15 – 0,075) + 18(u + v + 0,15.0,5) = 152,63

→ u = 2,41; v = -0,08

Tỉ lệ: 0,05 mol X tác dụng tối đa với 0,08 mol Br2

→ 0,1 mol X tác dụng tối đa với 0,16 mol Br2

Chọn D


Câu 36:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm MgCO3, Fe2O3, FeS và FeS2 trong dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư) thu được khí SO2 và dung dịch Y chứa (m + 53,1) gam muối. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X trên vào dung dịch HNO3 (đặc, nóng, dư) thu được 35,28 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (gồm NO2 và CO2) có tổng khối lượng là 72,3 gam và dung dịch T. Cô cạn dung dịch T thu được 112,54 gam hỗn hợp muối khan. Phần trăm khối lượng của Fe2O3 trong X có giá trị gần nhất với

Xem đáp án

Z gồm NO2 (1,5) và CO2 (0,075)

X gồm MgCO3 (0,075), Fe2O3 (a), FeS (b) và FeS2 (c)

m = 0,075.84 + 160a + 88b + 120c (1)

Bảo toàn electron: 9b + 15c = 1,5 (2)

m muối sunfat = 0,075.120 + 400(2a + b + c)/2 = m + 53,1 (3)

T chứa Mg2+ (0,075), Fe3+ (2a + b + c), SO42- (b + 2c), bảo toàn điện tích → nNO3- = 0,15 + 6a + b – c

→ 0,075.24 + 56(2a + b + c) + 96(b + 2c) + 62(0,15 + 6a + b – c) = 112,54 (4)

(1)(2)(3)(4) → a = 0,15; b = 0,1; c = 0,04; m = 43,9

→ %Fe2O3 = 54,67%

Chọn C


Câu 37:

Cho hỗn hợp E chứa hai chất hữu cơ mạch hở X (CnH2n+6O3N2) và Y (CmH2m+1O4N) tác dụng với dung dịch NaOH (vừa đủ), đun nóng, thu được dung dịch T. Cô cạn dung dịch T, thu được 20,32 gam hỗn hợp hai muối (trong đó có một muối của axit cacboxylic và một muối vô cơ) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai amin đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng có tỉ khối so với He là 8,45. Phần trăm khối lượng của X có trong E là ?

Xem đáp án

Amin gồm CH5N (0,16) và C2H7N (0,04)

TH1: X là (CH3NH3)2CO3 (0,08) và Y là HOOC-R-COONH3C2H5 (0,04)

→ Muối gồm Na2CO3 (0,08) và R(COONa)2 (0,04)

m muối = 0,08.106 + 0,04(R + 134) = 20,32

→ R = 162

TH2: X là (C2H5NH3)2CO3 (0,02) và Y là HOOC-R-COONH3CH3 (0,16)

→ Muối gồm Na2CO3 (0,02) và R(COONa)2 (0,16)

m muối = 0,02.106 + 0,16(R + 134) = 20,32

→ R = -20,25: Loại

TH3: X là (C2H5NH3)(CH3NH3)CO3 (0,04) và Y là HOOC-R-COONH3CH3 (0,12)

→ Muối gồm Na2CO3 (0,04) và R(COONa)2 (0,12)

m muối = 0,04.106 + 0,12(R + 134) = 20,32

→ R = 0: Thỏa mãn

%X = 27,54%

Chọn A


Câu 38:

Chia 9,96 gam hỗn hợp X gồm metan, propilen, isopren thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một, thu được H2O và 15,84 gam CO2. Phần hai trộn với 0,15 mol H2 rồi dẫn qua bột Ni đốt nóng, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hiđro là 13,2. Biết Y làm mất màu tối đa p mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của p là

Xem đáp án

Mỗi phần X nặng 4,98, gồm CH4, CH6, C5H8 → Dạng chung là CxHx+3

nCO2 = 0,36 → nX = 0,36/x

→ MX = 13x + 3 = 4,98x/0,36 → x = 3,6

→ k = (2C + 2 – H)/2 = 1,3 và nX = 0,1

mY = mX + mH2 = 5,28 → nY = 0,2

nH2 phản ứng = (nX + nH2) – nY = 0,05

Bảo toàn pi: 1,3.0,1 = nH2 phản ứng + nBr2

→ nBr2 = 0,08 mol

Chọn C


Câu 39:

Điện phân dung dịch chứa NaCl và CuSO4 bằng dòng điện một chiều có cường độ không đổi I = 5A (điện cực trơ, có màng ngăn). Sau thời gian 3860 giây, thu được 3,136 lít (đktc) hỗn hợp X gồm hai đơn chất khí. Nếu thời gian điện phân là 7720 giây, thu được V lít (đktc) hỗn hợp Y gồm ba đơn chất khí và dung dịch Z. Nhúng thanh Al vào Z, kết thúc phản ứng thấy khối lượng thanh Al giảm 3,24 gam. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của V là

Xem đáp án

Trong 3860s, ne = It/F = 0,2:

Anot: 2nCl2 = ne → nCl2 = 0,1

n khí tổng = 0,14 → nH2 = 0,04

Catot: 2nCu + 2nH2 = ne → nCu = 0,06

Trong 7720s, ne = 0,4:

Anot: nCl2 = a và nO2 = b → 2a + 4b = 0,4 (1)

Catot: nCu = 0,06 và nH2 = 0,14

Dung dịch sau điện phân chứa Na+ (2a), SO42- (0,06), bảo toàn điện tích → nOH- = 2a – 0,12

nAl phản ứng = 0,12

→ 2a – 0,12 = 0,12 (2)

(1)(2) → a = 0,12 và b = 0,04

→ n khí = a + b + 0,14 = 0,3

→ V = 6,72 lít

 Chọn B


Bắt đầu thi ngay