(2023) Đề thi thử Hóa học THPT Cao Thắng, Thừa Thiên Huế có đáp án
(2023) Đề thi thử Hóa học THPT Cao Thắng, Thừa Thiên Huế có đáp án
-
687 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho 125 gam tinh thể MSO4.5H2O vào 600 ml dung dịch NaCl 0,6M thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi, trong thời gian t giây, thấy khối lượng catot tăng m gam; đồng thời ở anot thu được 0,3 mol khí. Nếu thời gian điện phân là 2t giây, tổng số mol khí thoát ra 2 cực là 0,85 mol. Biết rằng hiệu suất điện phân bằng 100% và các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của m là
nNaCl = 0,36
Trong t giây, ở anot thu được Cl2 (0,18) và O2 (0,12)
→ ne trong t giây = 2nCl2 + 4nO2 = 0,84
→ Trong t giây tiếp theo anot thu được nO2 = ne/4 = 0,21 mol
→ nH2 = 0,85 – 0,3 – 0,21 = 0,34
Bảo toàn electron cho catot:
ne trong 2t giây = 2nM + 2nH2 = 0,84.2
→ nM = 0,5
→ M tinh thể hidrat = M + 96 + 18.5 = 250
→ M = 64: M là Cu
Vậy trong t giây thì nCu = 0,84/2 = 0,42
→ mCu = 26,88
Chọn A
Câu 2:
Chất nào sau đây là amin bậc hai?
Khi thay thế 2H trong phân tử NH3 bằng 2 gốc hiđrocacbon ta được amin bậc 2.
→ Đimetylamin (CH3-NH-CH3) là amin bậc 2
Chọn A
Câu 3:
Bình gas loại 12 kg chứa chủ yếu thành phần chính là propan, butan (tỉ lệ thể tích tương ứng là 30 : 70). Để tạo mùi cho khí gas, nhà sản xuất đã pha trộn thêm chất tạo mùi đặc trưng như CH3SH (mùi tỏi, hành tây). Lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol propan và 1 mol butan lần lượt là 2220 kJ và 2874 kJ; giả sử một hộ gia đình cần 6000 kJ nhiệt mỗi ngày (hiệu suất hấp thụ nhiệt 60%). Cho các phát biểu sau:
(a) Mục đích của việc thêm CH3SH để giúp phát hiện khí gas khi bị rò rỉ.
(b) Tỉ lệ khối lượng propan : butan trong bình gas là 50 : 50.
(c) Nhiệt lượng hộ gia đình trên thực tế tiêu tốn mỗi ngày là 10000 kJ.
(d) Hộ gia đình trên sử dụng hết một bình gas trong 99,5 ngày.
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng, propan, butan là các khí không mùi, vì vậy cần thêm CH3SH để tạo mùi giúp phát hiện sớm gas bị rò rỉ.
(b) Sai
nC3H8 : nC4H10 = 3 : 7 → mC3H8 : mC4H10 = 3.44 : 7.58 = 66 : 203
(c) Đúng
Lượng nhiệt thực tế = 6000/60% = 10000 kJ/ngày
(d) Sai
nC3H8 = 3x, nC4H10 = 7x → 44.3x + 58.7x = 12000
→ x = 22,305
Bảo toàn năng lượng:
2220.3x + 2874.7x = 10000 × (Số ngày sử dụng)
→ Số ngày sử dụng = 59,73 ngày
Chọn B
Câu 4:
Tiến hành hai thí nghiệm hấp thụ khí CO2 ở đktc vào 200 ml dung dịch chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,2M. Kết quả thí nghiệm được mô tả theo bảng sau
Thể tích CO2 (lít) bị hấp thụ |
V |
V + 0,224 |
Khối lượng chất tan trong dung dịch thu được |
5,95 |
8,54 |
Giá trị của V và tổng khối lượng kết tủa (gam) thu được sau hai thí nghiệm lần lượt là:
nNaOH = nBa(OH)2 = 0,04
Khi nCO2 tăng thêm 0,01 mol thì chất tan tăng 8,54 – 5,95 = 2,59 gam vừa bằng khối lượng của Ba(HCO3)2 (0,01 mol)
→ Phần CO2 tăng thêm chỉ dùng để hòa tan kết tủa.
mNaHCO3 max = 0,04.84 = 3,36 < 5,95 → Khi dùng V lít CO2 kết tủa đã bị hòa tan một phần.
→ nBa(HCO3)2 = (5,95 – 3,36)/259 = 0,01
Vậy dùng V lít CO2 thì các sản phẩm thu được là: NaHCO3 (0,04), Ba(HCO3)2 (0,01), BaCO3 (0,03 – Theo bảo toàn Ba)
Bảo toàn C → nCO2 = 0,09 → V = 2,016 lít
mBaCO3 tổng = 0,03.197 + (0,03 – 0,01).197 = 9,85 gam
Chọn D
Câu 6:
Chất nào sau đây được dùng làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu?
Na3PO4 làm mềm được nước có tính cứng vĩnh cửu vì Mg2+, Ca2+ (M2+) bị loại bỏ ra khỏi dung dịch theo phản ứng:
3M2+ + 2PO43- → M3(PO4)2↓
Chọn A
Câu 7:
Dung dịch chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2, vừa thu được kết tủa, vừa có khí thoát ra?
Dung dịch H2SO4 tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2, vừa thu được kết tủa, vừa có khí thoát ra:
H2SO4 + Ba(HCO3)2 → BaSO4↓ + CO2↑ + H2O
Chọn D
Câu 8:
Ứng dụng nào sau đây không phải của kim loại nhôm?
Ứng dụng dùng làm tế bào quang điện không phải của kim loại nhôm. Đó là ứng dụng của Cs.
Chọn D
Câu 11:
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm MgCO3, Fe2O3, FeS và FeS2 trong dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư) thu được khí SO2 và dung dịch Y chứa (m + 33) gam muối. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X trên vào dung dịch HNO3 (đặc, nóng, dư) thu được 17,92 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (gồm NO2 và CO2) có tổng khối lượng là 36,7 gam và dung dịch T. Cô cạn dung dịch T thu được 70,22 gam hỗn hợp muối khan. Phần trăm khối lượng của Fe2O3 trong X có giá trị gần nhất với
Z gồm NO2 (0,75) và CO2 (0,05)
X gồm MgCO3 (0,05), Fe2O3 (a), FeS (b) và FeS2 (c)
m = 0,05.84 + 160a + 88b + 120c (1)
Bảo toàn electron: 9b + 15c = 0,75 (2)
m muối sunfat = 0,05.120 + 400(2a + b + c)/2 = m + 33 (3)
T chứa Mg2+ (0,05), Fe3+ (2a + b + c), SO42- (b + 2c), bảo toàn điện tích → nNO3- = 0,1 + 6a + 3b + 3c – 2b – 4c
→ 0,05.24 + 56(2a + b + c) + 96(b + 2c) + 62(0,1 + 6a + 3b + 3c – 2b – 4c) = 70,22 (4)
(1)(2)(3)(4) → a = 0,1; b = 0,05; c = 0,02; m = 27
→ %Fe2O3 = 59,26%
Chọn A
Câu 12:
Kim loại phản ứng chậm với nước ở nhiệt độ thường là
Kim loại phản ứng chậm với nước ở nhiệt độ thường là Mg.
Be không phản ứng với H2O, Na và Ca phản ứng rất nhanh với H2O.
Chọn B
Câu 13:
Tỉ khối hơi của một este no, đơn chức X so với hiđro là 37. Công thức phân tử của X là
Este no, đơn chức có dạng CnH2nO2
→ M este = 14n + 32 = 37.2
→ n = 3: Este là C3H6O2
Chọn C
Câu 14:
Phát biểu nào sau đây là sai
A. Đúng, chất béo lỏng có gốc axit béo không no nên có phản ứng cộng H2.
B. Đúng
C. Sai, chất béo rắn được tạo nên từ các gốc axit béo no.
D. Đúng
Chọn C
Câu 16:
Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
Dung dịch Y chứa:
NH2-C3H5(COO-)2: 0,15 mol
Cl-: 0,35 mol
Bảo toàn điện tích → nNa+ = 0,15.2 + 0,35 = 0,65
→ m muối = 49,125
Chọn D
Câu 17:
Đốt cháy m gam glucozơ thu được 13,44 lít CO2 (đktc). Cũng lượng glucozơ đó lên men thì thu được a gam ancol etylic. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
Chọn C
Câu 19:
Đun nóng CH2=CHCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là:
Chọn A
Câu 21:
Nung 21,6 gam hỗn hợp Mg và Fe trong không khí, thu được 27,2 gam hỗn hợp X gồm các oxit và kim loại dư. Hòa tan hết X cần vừa đủ trong 550 ml dung dịch HCl 2M, thu được V lít khí H2. Giá trị của V là
nH2O = nO = (mX – m kim loại)/16 = 0,35
nHCl = 1,1 = 2nH2O + 2nH2
→ nH2 = 0,2 → V = 4,48 lít
Chọn A
Câu 22:
Hỗn hợp E gồm axit cacboxylic đơn chức X, ancol no đa chức Y và chất Z là sản phẩm của phản ứng este hóa giữa X với Y. Trong E, số mol của X lớn hơn số mol của Y. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho 0,5 mol E phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư thu được 3,36 lít khí CO2.
Thí nghiệm 2: Cho 0,5 mol E vào dung dịch NaOH dư, đun nóng thì có 0,65 mol NaOH phản ứng và thu được 32,2 gam ancol Y.
Thí nghiệm 3: Đốt cháy 0,5 mol E bằng O2 dư thu được 3,65 mol CO2 và 2,85 mol H2O.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Z trong E là
TN1 → nX = nCO2 = 0,15
Quy đổi E thành axit, ancol và H2O.
nAncol = nE – nX = 0,35 → M ancol = 32,2/0,35 = 92: Ancol là C3H5(OH)3
Bảo toàn C → nC của axit = 3,65 – 0,35.3 = 2,6
→ Số C của axit = 2,6/0,65 = 4
Vậy sau quy đổi E gồm C4HyO2 (0,65), C3H5(OH)3 (0,35) và H2O
→ nH2O = 0,5 – 0,65 – 0,35 = -0,5
nH2O đốt E = 0,65y/2 + 0,35.4 – 0,5 = 2,85
→ y = 6: Axit là C3H5COOH
Z có dạng (C3H5COO)xC3H5(OH)3-x (0,5/x mol)
E ban đầu gồm:
C3H5COOH (0,15)
C3H5(OH)3 (0,35 – 0,5/x)
(C3H5COO)xC3H5(OH)3-x (0,5/x mol)
nX > nY ⇔ 0,15 > 0,35 – 0,5/x → x < 2,5
nY = 0,35 – 0,5/x > 0 → x > 1,4
→ x = 2 là nghiệm duy nhất
→ %(C3H5COO)2C3H5(OH) = 72,06%
Chọn C
Câu 23:
Trong điều kiện không có oxi, sắt phản ánh với lượng dư dung dịch nào sau đây sinh ra muối sắt (III)?
A. Không phản ứng
B. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
C. Fe + HNO3 đặc nóng, dư → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
D. Fe + HCl → FeCl2 + H2
Chọn C
Câu 27:
Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm được sản xuất trong công nghiệp bằng phương pháp
Chọn A
Câu 30:
Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng được với
Fe3O4 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + FeSO4 + 4H2O
→ Dung dịch X chứa Fe3+, Fe2+, H+, SO42-
Dung dịch X phản ứng được với Cl2:
2Fe2+ + Cl2 → 2Fe3+ + 2Cl-
Chọn D
Câu 31:
Cho từ từ tới dư dung dịch NH3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa keo trắng. Chất X là
Chất X là AlCl3:
AlCl3 + 3NaOH + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl
Chọn C
Câu 32:
Cho sơ đồ phản ứng:
(1) X (C5H8O2) + NaOH → X1 (muối) + X2
(2) Y (C5H8O2) + NaOH → Y1 (muối) + Y2
Biết X1 và Y1 có cùng số nguyên tử cacbon; X1 có phản ứng với nước brom, còn Y1 thì không. Cho các phát biểu sau:
(a) Đốt cháy a mol X1 cần dùng 3a mol O2 ( hiệu suất phản ứng là 100%).
(b) Thực hiện phản ứng lên men giấm X2, thu được axit axetic.
(c) Y2 tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được kết tủa trắng bạc.
(d) Cho C2H2 tác dụng với nước (có xúc tác), thu được X2.
(e) Y1 tác dụng với axit HCl, thu được axit axetic.
Số phát biểu đúng là
X1 và Y1 cùng C nên ít nhất 3C, X1 có phản ứng với Br2 nên:
X1 là CH2=CH-COONa
Y1 là CH3-CH2-COONa
→ X2 là C2H5OH và Y2 là CH3CHO
(a) Đúng: 2C3H3O2Na + 6O2 → Na2CO3 + 5CO2 + 3H2O
(b) Đúng: C2H5OH + O2 → CH3COOH
(c) Đúng: CH3CHO + AgNO3 + NH3 + H2O → CH3COONH4 + Ag + NH4NO3
(d) Sai, C2H2 + H2O → CH3CHO (Y2)
(e) Sai: C2H5COONa + HCl → C2H5COOH (axit propionic) + NaCl
Chọn D
Câu 34:
Cho các phát biểu sau:
(a) Glucozơ, tripanmitin đều bị thủy phân trong môi trường kiềm, đun nóng.
(b) Cao su thiên nhiên có tính đàn hồi tốt hơn cao su lưu hóa.
(c) Nhiệt độ sôi của metyl fomat nhỏ hơn axit axetic.
(d) Anilin là một bazơ yếu nhưng có tính bazơ mạnh hơn amoniac.
(e) 1 mol Gly-Gly-Glu phản ứng tối đa 4 mol NaOH.
(g) Tất cả các ancol no, đa chức đều hòa tan được Cu(OH)2.
Số phát biểu đúng là
(a) Sai, glucozơ không tham gia phản ứng thủy phân.
(b) Sai, cao su lưu hóa đàn hồi tốt hơn.
(c) Đúng, HCOOCH3 và CH3COOH có cùng M = 60 nhưng HCOOCH3 không có liên kết H liên phân tử như CH3COOH nên nhiệt độ sôi của HCOOCH3 thấp hơn.
(d) Sai, anilin có tính bazơ yếu, yếu hơn cả NH3.
(e) Đúng: Gly-Gly-Glu + 4NaOH → 2GlyNa + GluNa2 + 2H2O
(g) Sai, chỉ ancol đa chức có ít nhất 2OH gắn với 2C kề nhau mới hòa tan được Cu(OH)2.
Chọn C
Câu 36:
Cặp dung dịch chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo ra chất khí?
A. NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
B. NH4Cl + AgNO3 → AgCl + NH4NO3
C. Không phản ứng
D. Ba(OH)2 + NH4Cl → BaCl2 + NH3↑ + H2O
Chọn D
Câu 39:
Xà phòng hóa hoàn toàn m gam tristearin bằng dung dịch KOH dư, thu được 115,92 gam muối. Giá trị của m là.
C17H35COO)3C3H5 + 3KOH → 3C17H35COOK + C3H5(OH)3
nC17H35COOK = 0,36 → n(C17H35COO)3C3H5 = 0,12
→ m(C17H35COO)3C3H5 = 106,8
Chọn A
Câu 40:
Cho 15,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 tan hết trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 4,48 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất; đo đktc). Phần trăm khối lượng của Fe2O3 trong X là
Bảo toàn electron → nAl = nNO = 0,2
→ mFe2O3 = mX – mAl = 10,2
→ %Fe2O3 = 65,38%
Chọn A