IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Hóa học (2023) Đề thi thử Hoá học THPT Chu Văn An - Yên Bái (Lần 2 - Đề 2) có đáp án

(2023) Đề thi thử Hoá học THPT Chu Văn An - Yên Bái (Lần 2 - Đề 2) có đáp án

(2023) Đề thi thử Hoá học THPT Chu Văn An - Yên Bái (Lần 2 - Đề 2) có đáp án

  • 307 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một mẫu nước cứng có chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl-, SO42-. Chất làm mềm mẫu nước cứng trên là:

Xem đáp án

Chọn C

Chất làm mềm mẫu nước cứng trên là Na3PO4:

3Ca2+ + 2PO43- → Ca3(PO4)2

3Mg2+ + 2PO43- → Mg3(PO4)2


Câu 2:

Kim loại Al tác dụng với dung dịch chất nào sau đây sinh ra AlCl3?
Xem đáp án

Chọn B

Kim loại Al tác dụng với dung dịch HCl sinh ra AlCl3:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2


Câu 3:

Chất nào sau đây là tripanmitin?

Câu 6:

Trùng hợp stiren thu được polime có tên gọi là

Câu 7:

Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?

Câu 9:

Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ ở anot thu được
Xem đáp án

Chọn A

Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ ở anot thu được Cl2:

NaCl (đpnc) → Na (catot) + Cl2 (anot)


Câu 10:

Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học?
Xem đáp án

Chọn D

Thí nghiệm D chỉ xảy ra sự ăn mòn hóa học do không có 2 điện cực.

Các thí nghiệm còn lại có ăn mòn hóa học xảy ra đồng thời với ăn mòn điện hóa do có đủ điều kiện: cặp điện cực + môi trường điện li + tiếp xúc nhau.


Câu 11:

Amin nào dưới đây là amin bậc hai?
Xem đáp án

Chọn D

Khi thay thế 2H trong NH3 bằng 2 gốc hiđrocacbon ta được amin bậc II.

→ CH3NHCH3 là amin bậc II.


Câu 12:

Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân ?

Câu 14:

Kim loại sắt không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

Câu 18:

Este metyl acrylat có công thức là


Câu 22:

Xà phòng hóa hoàn toàn 10,88 gam phenyl axetat (CH3COOC6H5) bằng 200ml dung dịch KOH 1,0M thu được dung dịch X. Cô cạn X ta thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

Xem đáp án

Chọn B

CH3COOC6H5 + 2KOH → CH3COOK + C6H5OK + H2O

nCH3COOC6H5 = 0,08; nKOH = 0,2 → nH2O = 0,08

Bảo toàn khối lượng:

mCH3COOC6H5 + mKOH = m rắn + mH2O

→ m rắn = 20,64 gam


Câu 23:

Phát biểu nào sau đây đúng?
Xem đáp án

Chọn B

A. Sai, tơ nitron được điều chế từ phản ứng trùng hợp vinyl xianua (acrylonitrin).

B. Đúng, tơ poliamit chứa -CONH- bị thủy phân nên kém bền trong môi trường axit.

C. Sai, cao su lưu hóa được tạo thành từ phản ứng giữa cao su và S.

D. Sai, trùng ngưng axit adipic với etilenglicol thu được tơ nilon-6,6.


Câu 25:

Polisaccarit X là chất rắn, màu trắng, dạng sợi. Trong bông nõn có gần 98% chất X. Thủy phân X, thu được monosaccarit Y. Phát biểu nào sau đây đúng?
Xem đáp án

Chọn A

Polisaccarit X là chất rắn, màu trắng, dạng sợi. Trong bông nõn có gần 98% chất X → X là xenlulozơ (C6H10O5)n.

Thủy phân X, thu được monosaccarit Y → Y là glucozơ.

Phát biểu đúng: Y có tính chất của ancol đa chức.


Câu 27:

Thí nghiệm nào sau đây xảy ra phản ứng?
Xem đáp án

Chọn B

B xảy ra phản ứng:

Cu + HNO3 loãng → Cu(NO3)2 + NO + H2O


Câu 29:

Một hỗn hợp gồm 2 este đều đơn chức. Lấy hai este này phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng thì thu được dung dịch chỉ chứa 3 muối. Công thức cấu tạo của 2 este có thể là:

Xem đáp án

Chọn C

Công thức cấu tạo của 2 este có thể là: HCOOC6H5; CH3COOC6H5

HCOOC6H5 + NaOH → HCOONa + C6H5ONa + H2O

CH3COOC6H5 + NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O


Câu 35:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các triglixerit thu được 47,52 gam CO2 và 18,342 gam nước. Mặt khác, m gam X làm mất màu tối đa 3,36 gam Br2 trong dung dịch. Nếu cho m gam X xà phòng hóa bằng dung dịch KOH vừa đủ thu được x gam muối. Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn C

nCO2 = 1,08; nH2O = 1,019; nBr2 = 0,021

nX = [nCO2 – (nH2O + nBr2)]/2 = 0,02

→ mX = mC + mH + mO = 16,918 (với nO = 6nX)

nKOH = 3nX = 0,06 và nC3H5(OH)3 = nX = 0,02

Bảo toàn khối lượng → m muối = 18,438


Câu 36:

Cho m gam hỗn hợp E (gồm este đơn chức X và este hai chức Y mạch hở) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp Z chứa hai muối và một ancol T duy nhất. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 1,08 mol O2, thu được 14,84 gam Na2CO3; tổng số mol CO2 và H2O bằng 1,36 mol. Cho T tác dụng với Na dư, thoát ra 1,792 lít khí (đktc). Biết để đốt cháy hết m gam E cần vừa đủ 1,4 mol O2. Phần trăm khối lượng của Y trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn A

nNa2CO3 = 0,14 → nNaOH = 0,28

nH2 = 0,08 → nOH trong ancol = 0,16

→ X là este của phenol và nX = (0,28 – 0,16)/2 = 0,06

X là RCOOP (0,06); Y là (RCOO)2A (0,08)

Muối gồm RCOONa (0,22) và PONa (0,06). Đốt muối → nCO2 = u và nH2O = v

→ u + v = 1,36

Bảo toàn O → 2u + v + 0,14.3 = 0,22.2 + 0,06 + 1,08.2

→ u = 0,88 và v = 0,48

Bảo toàn khối lượng:

mZ = 0,22(R + 67) + 0,06(P + 39) = mCO2 + mH2O + mNa2CO3 – mO2

→ 11R + 3P = 528

Do R ≥ 1 và P ≥ 77 → R = 27 và P = 77 là nghiệm duy nhất.

Muối gồm CH2=CH-COONa và C6H5ONa.

nO2 đốt T = nO2 đốt E – nO2 đốt Z = 0,32

T có dạng CxHyO2 (0,08 mol)

CxHyO2 + (x + 0,25y – 1)O2 → xCO2 + 0,5yH2O

nO2 = 0,08(x + 0,25y – 1) = 0,32

→ 4x + y = 20

Do y ≤ 2x + 2 nên x = 3 và y = 8 là nghiệm duy nhất. T là C3H6(OH)2.

X là CH2=CH-COO-C6H5 (0,06)

Y là (CH2=CH-COO)2C3H6 (0,08)

→ %Y = 62,37%


Câu 39:

Dung dịch X gồm Cu(NO3)2 và NaCl. Tiến hành điện phân dung dịch X với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện 0,4 A, hiệu suất điện phân là 100%. Lượng khí sinh ra từ bình điện phân và lượng kim loại Cu sinh ra ở catot theo thời gian điện phân được cho ở bảng sau:

Thời gian điện phân (giây)

t

t + 9650

3,75.t

Lượng khí sinh ra từ bình điện phân (mol)

a

a + 0,015

0,1205

Lượng kim loại Cu sinh ra ở catot (gam)

1,792

2,752

2,752

Giá trị của a là

Xem đáp án

Chọn A

Mol Cu ứng với 1,792 gam (0,028 mol); 2,752 gam (0,043 mol)

ne trong t giây = 0,028.2 = 0,056 → ne trong 3,75t giây = 0,21

Catot: nCu = 0,043 → nH2 = 0,062

Anot: nCl2 = u và nO2 = v

→ 2u + 4v = 0,21 và u + v + 0,062 = 0,1205

→ u = 0,012; v = 0,0465

Lúc t giây, tại anot: nCl2 = 0,012 → nO2 = 0,008

→ a = 0,012 + 0,008 = 0,02


Bắt đầu thi ngay