(2023) Đề thi thử Hoá học THPT Chuyên Sơn La có đáp án
-
437 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chọn C
Câu 3:
Chọn C
Na3PO4 + AgNO3 → NaNO3 + Ag3PO4↓
Câu 4:
Cho 8,8 gam hỗn hợp gồm Mg và Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl loãng, dư, thu được 4,48 lít khí H2 và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
Chọn B
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Cu không phản ứng với HCl nên nMgCl2 = nH2 = 0,2
→ mMgCl2 = 19 gam
Câu 8:
Chọn A
Câu 9:
Chọn C
[C6H7O2(OH)3]n → [C6H7O2(ONO2)3]n
162…………………..……297
→ H = 162/200 = 81%
Câu 12:
Chọn D
Câu 13:
Chọn C
Câu 14:
Chọn A
Kim loại X là Fe:
Fe + Cl2 → FeCl3
Fe + HCl → FeCl2 + H2
Câu 15:
“Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là
Chọn C
Câu 19:
Chọn D
Câu 20:
Hòa tan hỗn hợp gồm Fe và FeCO3 trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được hỗn hợp X gồm hai khí nào sau đây?
Chọn A
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
FeCO3 + H2SO4 → FeSO4 + CO2 + H2O
X gồm H2 và CO2.
Câu 21:
Chọn D
Câu 22:
Chọn A
Kim loại Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH loãng, dư:
Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + H2
Câu 23:
Chọn A
Cho thanh kim loại Zn vào dung dịch AgNO3 xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học vì:
Zn + AgNO3 → Zn(NO3)2 + Ag
Ag sinh ra bám vào Zn tạo cặp điện cực Zn-Ag tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với môi trường điện li nên có ăn mòn điện hóa.
Câu 25:
Lên men glucozơ, thu được khí cacbonic và chất hữu cơ X. Tiếp tục lên men X khi có mặt oxi, thu được chất hữu cơ Y và H2O. Chất X và chất Y tương ứng là
Chọn D
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O
→ Chất X và chất Y tương ứng là etanol và axit axetic.
Câu 26:
Chọn B
nCaCO3 = 0,1 → nCa(HCO3)2 = 0,2 – 0,1 = 0,1
nCO2 max = nCaCO3 + 2nCa(HCO3)2 = 0,3
→ V = 6,72 lít
Câu 27:
Chọn D
A. Sai, thạch cao nung dùng để nặn tượng, bó bột khi gãy xương.
B. Sai, MgCl2 → Mg (catot) + Cl2 (anot)
C. Sai: Na + H2O → NaOH + H2
NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 + NaCl
Có thể có NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + H2O
D. Đúng: Na2O + Al2O3 → 2NaAlO2
Câu 28:
Cho các phát biểu sau:
(a) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2, thu được kết tủa keo trắng.
(b) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí.
(c) Dung dịch NaOH dư làm mềm được nước cứng toàn phần.
(d) Bạc được sử dụng để sản xuất “giấy bạc” gói, bọc thực phẩm.
(e) Gang trắng chứa ít cacbon hơn gang xám nên được dùng để luyện thép.
Số phát biểu đúng là
Chọn B
(a) Đúng:
CO2 + H2O + NaAlO2 → Al(OH)3 + NaHCO3
(b) Đúng: Fe2+ + H+ + NO3- → Fe3+ + NO + H2O
(c) Sai, NaOH dư không loại bỏ được hết Ca2+.
(d) Sai, dùng Al để sản xuất “giấy bạc” gói, bọc thực phẩm.
(e) Đúng
Câu 29:
Cho các phát biểu sau:
(a) Quá trình lưu hóa cao su là tạo các cầu nối -S-S- giữa các mạch cao su thành mạng lưới.
(b) Độ tan của các amin trong nước giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối.
(c) Có thể sử dụng bia để loại bỏ mùi tanh của hải sản khi hải sản được hấp với bia.
(d) Thủy phân hoàn toàn chất béo luôn thu được glixerol.
(e) Khi vừa uống sữa vừa ăn cam dễ gây hiện tượng chướng, đau bụng, tiêu chảy.
Số phát biểu đúng là
Chọn D
(a) (b) (c) Đúng
(d) Đúng, chất béo là trieste của glixerol và axit béo nên thủy phân hoàn toàn chất béo luôn thu được glixerol.
(c) Đúng, sữa chứa protein hòa tan sẽ bị đông tụ, có thể tạo thành chất độc khi ăn chung với cam (chứa vitamin và axit)
Câu 30:
Chọn C
nCO2 = nX = 0,4 nên X là este no, đơn chức, mạch hở.
nX = (mX – mC – mH)/32 = 0,1 → MX = 88: X là C4H8O2
nZ = nX = 0,1 → MZ = 46: Z là C2H5OH
→ X là CH3COOC2H5 và Y là CH3COONa
Câu 31:
Đốt cháy hoàn toàn amin X no, đơn chức, mạch hở cần dùng 8,4 lít khí O2, sau phản ứng thu được khí CO2, H2O và 1,12 lít khí N2. Công thức phân tử của X là
Chọn A
nN2 = 0,05 → nCxH2x+3N = 0,1
→ nO2 = 0,1(1,5x + 0,75) = 0,375
→ x = 2 → X là C2H7N
Câu 32:
Chọn B
Các cấu tạo thỏa mãn:
HCOOCH2C6H5
C6H5COOCH3
Câu 33:
Hiđro hóa hoàn toàn m gam chất béo X (xúc tác Ni, t°), thu được (m + 0,2) gam chất béo Y no. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 2,75 mol CO2 và 2,55 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch NaOH dư đun nóng, thu được a gam muối. Giá trị của a là
Chọn C
Đặt nX = x và độ không no của X là k
→ nH2 = x(k – 3) = 0,1
và x(k – 1) = 2,75 – 2,55
→ x = 0,05 và k = 5
mX = mC + mH + mO = 42,9 (Trong đó nO = 6x)
nNaOH phản ứng = 3x = 0,15 và nC3H5(OH)3 = 0,05
Bảo toàn khối lượng → m muối = 44,3
Câu 34:
Chọn D
nH2SO4 = 0,18
Đặt x, y, z là số mol Fe(NO3)2, FeCO3 và Fe(OH)2
Bảo toàn electron: x + y + z = 2x (1)
nH+ = 0,18.2 = 4nNO + 2(y + z)
→ nNO = 0,09 – (y + z)/2
Bảo toàn N → nNO3- trong muối = 2x – 0,09 + (y + z)/2
m muối = 56(x + y + z) + 0,18.96 + 62[2x – 0,09 + (y + z)/2 = 38,4 (2)
(1)(2) → x = y + z = 0,1
→ a = 2x + y + z = 0,3
Câu 35:
NPK là loại phân bón hóa học được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Để tiết kiệm chi phí, người dân có thể trộn các loại phân đơn (chỉ chứa một nguyên tố dinh dưỡng) với nhau để được NPK. Để thu được 100 kg phân NPK có hàm lượng dinh dưỡng tương ứng là 16-16-8, người ta trộn lẫn x kg ure (độ dinh dưỡng là 46%), y kg supephotphat kép (độ dinh dưỡng là 40%), z kg phân kali đỏ (độ dinh dưỡng là 60%) và một lượng chất nền (không chứa nguyên tố dinh dưỡng). Tổng giá trị (x + y + z) là
Chọn B
mN = 16%.100 = 46%x → x = 34,78 kg
mP2O5 = 16%.100 = 40%y → y = 40
mK2O = 8%.100 = 60%z → z = 13,33
→ x + y + z = 88,11
Câu 36:
Chọn C
nCO2 = 3,11; nNaOH = 0,88
Nếu E không chứa este của phenol thì nO(E) = 0,88.2 = 1,76
Bảo toàn O → nH2O = 2,1
(nCO2 – nH2O) = (k – 1).nE → k = 145/44
→ nBr2 = 0,44(k – nNaOH/nE) = 0,57 ≠ 0,4: Vô lý
Vậy Z là este của phenol → Z phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2
Dễ thất nE : nNaOH = 1 : 2 → X, Y cũng phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2, mặt khác X, Y cùng chức nên X, Y đều 2 chức.
Quy đổi E thành (COOCH3)2 (a), CH3COOC6H5 (b), CH2 (c) và H2 (-0,4)
nE = a + b = 0,44
nO2 = 3,5a + 9b + 1,5c – 0,4.0,5 = 3,28
nCO2 = 4a + 8b + c = 3,11
→ a = 0,27; b = 0,17; c = 0,67
→ mE = 63,56
X có độ không no là k → Độ không no của Z = của Y = k + 1
Z chứa vòng benzen nên k + 1 ≥ 4 → k ≥ 3
nBr2 = (k – 2).nX + (k + 1 – 2).nY + (k + 1 – 4).nZ = 0,4 (1)
nX + nY = 0,27 (2)
Nếu k = 3 kết hợp (1)(2) → nX = 0,14; nY = 0,13
Đặt x, y, z là số mol CH2 mà X, Y, Z tương ứng được nhận thêm → x ≥ 2, y ≥ 2, z ≥ 0
nCH2 = 0,14x + 0,13y + 0,17z = 0,67
→ x = 2, y = 3, z = 0 là nghiệm duy nhất.
X là (COOCH3)2.2CH2 – H2 (0,14)
Y là (COOCH3)2.3CH2 – 2H2 (0,13)
Z là CH3COOC6H5 (0,17)
Este có số mol nhỏ nhất là Y → %Y = 31,91%
Nếu k ≥ 4 kết hợp (1)(2) → Vô nghiệm.
Câu 37:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho a mol X với 2a mol Y vào nước, thu được kết tủa và dung dịch chứa một chất tan.
Thí nghiệm 2: Cho a mol X với 3a mol Z vào nước, thu được kết tủa và dung dịch chứa một chất tan.
Thí nghiệm 3: Cho a mol Y với a mol Z vào nước, thu được kết tủa và dung dịch chứa một chất tan.
Các chất X, Y, Z lần lượt là
Chọn C
TN2: X + 3Z → Kết tủa + Dung dịch chứa 1 chất tan
→ Chỉ có C thỏa mãn:
FeCl2 + 3AgNO3 → 2AgCl + Ag + Fe(NO3)3
Câu 38:
Khí biogas (giả thiết chỉ chứa metan) và khí gas (chứa 40% propan và 60% butan về thể tích) được dùng phổ biến làm nhiên liệu và đun nấu. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol các chất được ghi lại ở bảng dưới đây:
Chất |
CH4 |
C3H8 |
C4H10 |
Nhiệt lượng tỏa ra (kJ) |
890 |
2220 |
2850 |
Nếu nhu cầu về năng lượng không đổi, hiệu suất sử dụng các loại nhiên liệu là như nhau, khi dùng khí biogas để thay thế cho khí gas làm nhiên liệu đốt cháy thì lượng khí CO2 thải ra ngoài môi trường sẽ
Chọn C
Để cung cấp Q kJ nhiệt lượng cho đun nấu:
+ Nếu dùng biogas thì nCH4 = Q/890
nCO2 phát thải = nCH4 = Q/890
+ Nếu dùng gas thì nC3H8 = 2x và nC4H10 = 3x
→ Q = 2220.2x + 2850.3x → x = Q/12990
nCO2 phát thải = 3.2x + 4.3x = 3Q/2165 > Q/890 nên với cùng 1 nhiệt lượng cung cấp ra thì dùng biogas sẽ phát thải ít CO2 hơn gas.
Lượng CO2 giảm = (3Q/2165 – Q/890) / (3Q/2165) = 18,91%
Câu 39:
Cho E là hợp chất hữu cơ mạch hở được tạo từ axit cacboxylic và ancol, có công thức phân tử C5H8O3. Từ E thực hiện sơ đồ các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) E + NaOH → X + Y
(2) X + HCl → Z + NaCl
(3) Y + 2Z (xt, t°) ⇋ T + 2H2O
Biết X, Y, Z là các chất hữu cơ, trong đó Y có phản ứng cộng với HCl tạo ra một sản phẩm duy nhất, Z có phản ứng tráng bạc. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất E là hợp chất hữu cơ tạp chức.
(b) Chất X là đồng đẳng của axit axetic.
(c) Chất Y có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
(d) E và Y đều có khả năng tham gia phản ứng cộng Br2.
(e) Trong phân tử chất T có 8 nguyên tử hidro.
Số phát biểu đúng là
Chọn D
Z tráng bạc nên Z là HCOOH → X là HCOONa
Y + HCl tạo sản phẩm duy nhất nên Y có C=C và đối xứng → Y là HOCH2-CH=CH-CH2OH
E là HCOO-CH2-CH=CH-CH2OH
T là HCOO-CH2-CH=CH-CH2-OOCH
(a) Đúng, E có chức este và ancol.
(b) Sai, X thuộc loại muối, không nằm trong dãy của CH3COOH.
(c) Sai, Y có 2OH không kề nhau nên không phản ứng với Cu(OH)2.
(d) Đúng, E và Y đều có C=C nên đều cộng Br2.
(e) Đúng, T là C6H8O4.
Câu 40:
Điện phân dung dịch chứa x mol CuSO4, y mol Fe2(SO4)3 và z mol HCl (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi có màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân là 100%, tất cả kim loại sinh ra đều bám vào catot). Sự phụ thuộc của khối lượng kim loại bám vào catot (m), lượng khí sinh ra từ quá trình điện phân (n) vào thời gian điện phân (t) được biểu diễn như bảng sau:
Thời gian điện phân (giây) |
m (gam) |
n (mol) |
t |
6,4 |
0,2 |
2t |
19,2 |
0,325 |
3t |
25,6 |
a |
Biết tại catot ion có tính oxi hóa mạnh hơn sẽ được điện phân trước. Tổng giá trị của (x + y + z) là
Chọn B
Lúc 2t Cu2+ chưa bị điện phân hết nên catot không có H2. Khi thời gian tăng gấp đôi nhưng khí không tăng gấp đôi (0,325/0,2 < 2) nên lúc 2t đã có O2.
ne trong t giây = 2nCu tạo ra từ t đến 2t = 2(19,2 – 6,4)/64 = 0,4
Lúc t giây, tại catot: nFe2+ = 2y và nCu = 0,1
→ 2y + 0,1.2 = 0,4 → y = 0,1
Lúc 2t giây, tại anot: nCl2 = u và nO2 = v
→ 2u + 4v = 0,4.2 và u + v = 0,325
→ u = 0,25; v = 0,075
Bảo toàn Cl → z = 2u = 0,5
Lúc 3t, dễ thấy 0,4.3 > 2y + 2.25,6/64 nên catot đã có H2
→ x = nCu max = 25,6/64 = 0,4
→ x + y + z = 1