(2023) Đề thi thử Hóa học THPT Lê Xoay, Vĩnh Phúc (Lần 2) có đáp án
(2023) Đề thi thử Hóa học THPT Lê Xoay, Vĩnh Phúc (Lần 2) có đáp án
-
355 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl?
A. Không phản ứng
B. NaOH + HCl → NaCl + H2O
C. NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
D. FeO + HCl → FeCl2 + H2O
Câu 4:
Khi đốt than hoặc các nhiên liệu hoá thạch như xăng, dầu… trong điều kiện thiếu không khí, tạo ra khí X (không màu, không mùi, rất độc). Khí X là
Chọn C
Câu 5:
Poli (metyl metacrylat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau đây?
Chọn B
Câu 6:
Chất nào sau đây không bị oxi hoá bởi dung dịch HNO3?
Fe2O3 không bị oxi hoá bởi dung dịch HNO3 vì Fe đã có số oxi hóa tối đa (+3).
Câu 7:
Dãy các ion nào sau đây không thể cùng tồn tại trong một dung dịch?
Dãy các ion Ba2+, Al3+, Cl-, SO42- không thể cùng tồn tại trong một dung dịch vì:
Ba2+ + SO42- → BaSO4
Câu 16:
Công thức phân tử nào sau là của este no, đơn chức, mạch hở, có 2 nguyên tử cacbon?
Chọn D
Câu 18:
Cho các chất sau: etylamin, Ala-Gly-Val, etyl axetat, anilin. Trong điều kiện thích hợp, số chất phản ứng được với dung dịch HCl là
Cả 4 chất đều phản ứng được với dung dịch HCl trong điều kiện thích hợp:
C2H5NH2 + HCl → C2H5NH3Cl
Ala-Gly-Val + 2H2O + 3HCl → AlaHCl + GlyHCl + ValHCl
CH3COOC2H5 + H2O ⇔ CH3COOH + C2H5OH (t°)
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
Câu 19:
Thực hiện thí nghiệm: Nhỏ 4-5 giọt dung dịch CuSO4 5% vào một ống nghiệm, thêm tiếp 3 ml dung dịch NaOH 10%, thấy tạo ra kết tủa màu xanh. Tiếp tục nhỏ vào ống nghiệm trên 5 ml dung dịch chất X, thấy kết tủa tan dần và thu được dung dịch màu xanh lam. X có thể là chất nào sau đây?
Kết tủa xanh là Cu(OH)2. X hòa tan Cu(OH)2 thu được dung dịch màu xanh lam → X là ancol đa chức có ít nhất 2OH liền kề nhau → Chọn X là C2H4(OH)2.
Câu 21:
Hỗn hợp nào sau đây khi đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng đến phản ứng hoàn toàn, chỉ thu được một loại monosaccarit?
Hỗn hợp tinh bột, xenlulozơ khi đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng đến phản ứng hoàn toàn, chỉ thu được một loại monosaccarit là glucozơ.
Câu 22:
Cation M3+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s2 2p6. Số proton có trong một nguyên tử M là
M3+ có cấu hình: 1s2 2s2 2p6
→ M có cấu hình 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1 → Mỗi nguyên tử M có 13 proton.
Câu 23:
Ở nhiệt độ cao khí CO khử được oxit nào sau đây thành kim loại?
CO khử được những oxit của kim loại đứng sau Al → Chọn CuO.
Câu 25:
Khi trùng ngưng 13,1 gam axit ε-aminocaproic (H2N-(CH2)5-COOH) thu được m gam polime và 1,44 gam nước. Hiệu suất của phản ứng trùng ngưng là
nH2N(CH2)5COOH phản ứng = nH2O = 0,08
→ H = 0,08.131/13,1 = 80%
Câu 26:
Dung dịch X chứa 0,01 mol Glyxin, 0,02 mol Alanin và 0,05 mol phenyl fomat. Cho X tác dụng với dung dịch chứa 0,01 mol HCl, thu được dung dịch Y. Thêm 160 ml dung dịch KOH 1M vào Y, đun nóng. Giả sử các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Chất rắn khan gồm H2NCH2COOK (0,01), CH3CH(NH2)COOK (0,02), C6H5OK (0,05), HCOOK (0,05), KCl (0,01) và KOH dư (0,02)
→ m rắn = 16,335 gam
Câu 27:
Để hòa tan vừa hết 24,4 gam hỗn hợp MgO và Al2O3 cần vừa đủ 700 ml dung dịch H2SO4 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam muối. Giá trị của m là
nH2O = nH2SO4 = 0,7
Bảo toàn khối lượng:
24,4 + mH2SO4 = m muối + mH2O
→ m muối = 80,4 gam
Câu 28:
Chất X có công thức phân tử C8H14O4. Đun nóng X trong dung dịch NaOH thu được dung dịch chứa hai muối Y, Z và một ancol T. Biết T có 3 nguyên tử cacbon và dung dịch T hoà tan được Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh. Số công thức cấu tạo của X thoả mãn là
T có 3 nguyên tử cacbon và dung dịch T hoà tan được Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh → T là CH2OH-CHOH-CH3
X + 2NaOH → Y + Z + T nên X có các cấu tạo của X thoả mãn là:
HCOO-CH2-CH(CH3)-OOC-CH2-CH2-CH3 (×2)
HCOO-CH2-CH(CH3)-OOC-CH(CH3)2 (×2)
CH3-COO-CH2-CH(CH3)-OOC-C2H5 (×2)
×2: Đảo vị trí 2 gốc axit.
Câu 29:
Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H9N3O6 có khả năng tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH. Cho 20,52 gam X tác dụng với dung dịch chứa 20,4 gam NaOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
X phản ứng với NaOH và HCl → X chứa gốc muối amoni của H2CO3
X là CH2(NH3HCO3)(NH3NO3)
nX = 0,12; nNaOH = 0,51 → Chất rắn gồm Na2CO3 (0,12), NaNO3 (0,12) và NaOH dư (0,15)
→ m rắn = 28,92
Câu 30:
Cho các phát biểu sau đây:
(a) Fructozơ là cacbohiđrat duy nhất có trong mật ong.
(b) Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
(c) Anilin là chất lỏng, ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch NaOH.
(d) Trong phân tử xenlulozơ có 3 nhóm OH.
(e) Dùng giấm ăn hoặc nước chanh khử được bớt mùi tanh của cá (do amin gây ra).
Số phát biểu sai là
(a) Sai, mật ong chứa nhiều fructozơ, glucozơ.
(b) Đúng
(c) Sai, anilin không tan trong dung dịch NaOH, tan nhiều trong dung dịch axit.
(d) Sai, mỗi mắt xích trong phân tử xenlulozơ có 3 nhóm OH.
(e) Đúng, giấm ăn hoặc nước chanh chứa axit sẽ chuyển hóa amin thành dạng muối, dễ bị rửa trôi.
Câu 31:
Hỗn hợp M chứa các triglixerit và hai axit béo. Cho 200 gam hỗn hợp M tác dụng vừa đủ với 320 ml dung dịch NaOH 2M đun nóng, sau phản ứng thu được 18,4 gam glixerol và m gam muối của các axit béo. Giá trị của m là
nNaOH = 0,64; nC3H5(OH)2 = 0,2
nNaOH = 3nC3H5(OH)3 + nH2O → nH2O = 0,04
Bảo toàn khối lượng:
mM + mNaOH = m muối + mC3H5(OH)3 + mH2O
→ m muối = 206,48 gam
Câu 32:
Cho 26,73 gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba, BaO (trong đó oxi chiếm 12,57% về khối lượng) vào nước dư, thu được V lít khí H2 và dung dịch X. Cho dung dịch CuSO4 dư vào X, thu được 53,31 gam kết tủa. Giá trị của V là
Quy đổi hỗn hợp thành Na (a), Ba (b), O (26,73.12,57%/16 = 0,21)
→ 23a + 137b + 0,21.16 = 26,73 (1)
X gồm NaOH (a) và Ba(OH)2 (b)
→ nCu(OH)2 = nOH-/2 = 0,5a + b và nBaSO4 = b
→ 98(0,5a + b) + 233b = 53,31 (2)
(1)(2) → a = 0,48; b = 0,09
Bảo toàn electron: a + 2b = 2nO + 2nH2
→ nH2 = 0,12 → V = 2,688 lít
Câu 33:
Cho 2,13 gam P2O5 tác dụng hết với V ml dung dịch NaOH 0,5M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chỉ chứa 4,48 gam muối. Giá trị của V là
nP2O5 = 0,015 → nH3PO4 = 0,03
X chỉ chứa muối nên NaOH hết → nH2O = nNaOH = 0,5V
Bảo toàn khối lượng:
0,03.98 + 40.0,5V = 4,48 + 18.0,5V → V = 0,14 lít 140 ml
Câu 34:
Hỗn hợp X gồm một este đơn chức và một este hai chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, thu được 0,71 mol CO2 và 0,43 mol H2O. Mặt khác, đun nóng 0,1 mol X với dung dịch chứa 0,16 mol NaOH (vừa đủ), thu được dung dịch Y gồm 4,6 gam ancol etylic và m gam hỗn hợp muối (biết phân tử khối của mỗi muối đều nhỏ hơn 160). Giá trị của m là
nCOO-C2H5 = nC2H5OH = 0,1
→ nCOO-Phenol = (0,16 – 0,1)/2 = 0,03
→ nO(X) = 2(0,1 + 0,03) = 0,26 và nH2O = 0,03
mX = mC + mH + mO = 13,54
Bảo toàn khối lượng:
mX + mNaOH = m muối + mC2H5OH + mH2O
→ m muối = 14,8
Câu 35:
Hỗn hợp E gồm ba hợp chất hữu cơ chỉ chứa chức este, mạch hở, X là C6H6O4 có cấu tạo đối xứng, Y là CnH2n-2O4 và Z là CmH2m-4O6. Đốt cháy hoàn toàn m gam E (số mol X gấp 3 lần số mol Z) trong oxi vừa đủ, thu được 29,92 gam CO2. Thủy phân m gam E cần dùng 140 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch G chứa hai muối và hỗn hợp T chứa các ancol no. Cô cạn G rồi nung trong vôi tôi xút dư, thu được 4,928 lít hỗn hợp hai khí (đktc) có khối lượng mol trung bình nhỏ hơn 10. Phần trăm khối lượng của X trong E là
C6H6O4 có cấu tạo đối xứng: C2(COOCH3)2
Y và Z là các este no và thủy phân E tạo 2 muối → Y và Z tạo chung 1 muối.
→ Muối gồm C2(COONa)2 (a) và RCOONa (b)
Vôi tôi xút muối tạo C2H2 và RH có M < 10 → RH là H2 và muối còn lại là HCOONa
nNaOH = 2a + b = 0,28 và a + b = 0,22
→ a = 0,06; b = 0,16
nCO2 = 0,68
nC(Y và Z) = 0,68 – 0,06.6 = 0,32. Dễ thấy nC(Y và Z) = 2b nên Y là (HCOO)2C2H4 và Z là (HCOO)3C3H5
nX = 0,06 → nZ = 0,02 → nY = 0,05
Câu 36:
Cho các phát biểu sau:
(a) 1 mol Glu-Val-Lys phản ứng tối đa với dung dịch chứa 3 mol HCl.
(b) Dầu thực vật và dầu nhớt bôi trơn máy đều có thành phần chính là chất béo.
(c) Triolein có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn tristearin.
(d) Cho axit glutamic phản ứng với NaOH dư được muối làm bột ngọt (mì chính).
(e) Xenlulozơ bị thuỷ phân trong dung dịch kiềm đun nóng tạo ra glucozơ.
(g) Khi đun nóng, 1 mol phenyl axetat phản ứng tối đa với 2 mol NaOH trong dung dịch.
Số phát biểu đúng là
(a) Sai: Glu-Val-Lys + 2H2O + 4HCl → GluHCl + ValHCl + Lys(HCl)2
(b) Sai, dầu thực vật có thành phần chính là chất béo, dầu bôi trơn có thành phần chính là hidrocacbon.
(c) Đúng, triolein là chất béo không no nên có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn tristearin là chất béo no.
(d) Sai, bột ngọt làm từ muối mononatri glutamat (nGlu : nNaOH = 1 : 1)
(e) Sai, xenlulozơ không bị thủy phân trong kiềm.
(g) Đúng: CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O
Câu 37:
Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol hỗn hợp X gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở và một hiđrocacbon cần vừa đủ 0,36 mol O2, thu được hỗn hợp Y gồm H2O, 0,22 mol CO2 và 0,02 mol N2. Mặt khác, cho 18,8 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối amoni. Giá trị của m là
Bảo toàn O → nH2O = 0,28
Bảo toàn khối lượng → mX = 3,76
nCxH2x+3N = 2nN2 = 0,04 → nCyH2y+2-2k = 0,12 – 0,04 = 0,08
nH2O – nCO2 = 0,06 = 0,04.1,5 + 0,08(1 – k)
→ k = 1
nCO2 = 0,04x + 0,08y = 0,22 → x + 2y = 5,5
x > 1; y ≥ 2 → x = 1,5, y = 2 là nghiệm duy nhất
→ mCxH2x+4NCl = 0,04(14x + 53,5) = 2,98
Từ 3,76 gam X tạo 2,98 gam muối amoni
→ Từ 18,8 gam X tạo 14,9 gam muối amoni
Câu 38:
Nung nóng hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai muối khan của cùng một kim loại (có hóa trị không đổi) thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z trong đó có 0,2 mol khí CO2. Mặt khác, hòa tan m gam hỗn hợp X vào 800 ml dung dịch H2SO4 1M thu được dung dịch T. Dung dịch T hòa tan được tối đa x gam Fe thì chỉ thu được dung dịch chứa 112 gam muối và 0,4 mol hỗn hợp khí gồm H2 và NO (NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Thành phần % về khối lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
T + Fe thoát khí NO nên X chứa muối nitrat
Nung X thoát khí CO2 nên X chứa muối cacbonat
nNO = a, nH2 = b → a + b = 0,4
nH+ = 0,8.2 = 4a + 2b + 0,2.2
→ a = b = 0,2
Bảo toàn electron: 2nFe = 3nNO + 2nH2
→ nFe = 0,5
Muối gồm Fe2+ (0,5), SO42- (0,8) và My+
Bảo toàn điện tích → nMy+ = 0,6/y
m muối = 0,5.56 + 0,8.96 + 0,6M/y = 112
→ M = 12y → y = 2 và M = 24: M là Mg
X gồm MgCO3 (0,2) và Mg(NO3)2 (a/2 = 0,1 mol)
→ %Mg(NO3)2 = 46,84%
Câu 39:
Trộn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4, Cu và CuO (trong đó nguyên tố oxi chiếm 12,82% theo khối lượng hỗn hợp X) với 7,05 gam Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa đồng thời HCl, 0,05 mol KNO3 và 0,1 mol NaNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z chỉ chứa muối clorua và 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí T gồm N2 và NO. Tỉ khối của T so với H2 là 14,667. Cho Z phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư, kết thúc phản ứng thu được 56,375 gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
nCu(NO3)2 = 0,0375
Khí T gồm N2 (0,05) và NO (0,1)
Bảo toàn N → nNH4+ = 0,025
X chứa O (u mol) và kim loại (v gam)
→ mO = 16u = 12,82%(16u + v) (1)
m kim loại trong ↓ = v + 0,0375.64 = v + 2,4
nH+ = 12nN2 + 4nNO + 10nNH4+ + 2nO = 2u + 1,25
Z + Ba(OH)2 → Dung dịch chứa Cl- (2u + 1,25), Na+ (0,1), K+ (0,05) → nBa2+ = u + 0,55
→ nOH- = 2u + 1,1
→ nOH- trong ↓ = 2u + 1,1 – nNH4+ = 2u + 1,075
m↓ = v + 2,4 + 17(2u + 1,075) = 56,375 (2)
(1)(2) → u = 0,25 và v = 27,2
→ mX = 16u + v = 31,2
Câu 40:
Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(1) X + 2NaOH (t°) → X1 + Y1 + Y2 + 2H2O.
(2) X2 + 2NaOH → X3 + 2H2O.
(3) X3 + 2NaOH (CaO, t°) → CH4 + 2Y2.
(4) X1 + X2 → X4.
Cho biết: X là muối có công thức phân tử là C3H12O3N2; X1, X2, X3, X4 là những hợp chất hữu cơ khác nhau; X1, Y1 đều làm quì tím ẩm hóa xanh. Cho các phát biểu sau:
(a) Phân tử khối của X4 là 194.
(b) Có thể thu khí Y1 bằng phương pháp đẩy nước.
(c) X2 có 3 nguyên tử C trong phân tử.
(d) X3 là natriaxetat.
(e) X4 là hợp chất hữu cơ tạp chức.
Số phát biểu đúng là
(3) → X3 là CH2(COONa)2 và Y2 là Na2CO3
(2) → X2 là CH2(COOH)2
(1) → X là muối amoni của H2CO3.
X là C2H5-NH3-CO3-NH4 hoặc (CH3)2NH2-CO3-NH4
X1 là C2H5NH2 hoặc (CH3)2NH
Y1 là NH3
(4) → X4 là CH2(COONH3C2H5)(COOH) hoặc CH2(COONH2(CH3)2(COOH)
(a) Sai: MX4 = 149
(b) Sai, NH3 tan tốt trong nước nên không thể thu NH3 bằng phương pháp đẩy nước.
(c) Đúng, X2 là C3H4O4.
(d) Sai, X3 là natri malonat.
(e) Đúng