(2023) Đề thi thử Hóa học THPT Phan Châu Trinh, Đà Nẵng có đáp án
(2023) Đề thi thử Hóa học THPT Phan Châu Trinh, Đà Nẵng có đáp án
-
982 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu nâu đỏ. X là
Chất X là FeCl3:
FeCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Fe(OH)3 (nâu đỏ)
Các chất còn lại tạo kết tủa Mg(OH)2 (trắng), Cu(OH)2 (xanh), Fe(OH)2 (trắng xanh).
Câu 4:
Kim loại Al không tan được trong dung dịch nào sau đây?
A. HCl + Al → AlCl3 + H2
B. NaOH + Al + H2O → NaAlO2 + H2
C. Ba(OH)2 + Al + H2O → Ba(AlO2)2 + H2
D. H2SO4 đặc nguội: Không phản ứng
Câu 5:
Dung dịch của chất nào sau đây không phản ứng với NaHCO3?
A. H2SO4 + NaHCO3 → Na2SO4 + CO2 + H2O
B. Không phản ứng
C. Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaOH + H2O
D. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O
Câu 7:
Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag
B. Không phản ứng
C. Cu + FeCl3 → CuCl2 + FeCl2
D. Zn + Fe(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Fe
Câu 10:
Chất nào sau đây là amin bậc hai?
Khi thay thế 2H trong NH3 bằng 2 gốc hiđrocacbon ta được amin bậc II.
→ CH3NHCH3 là amin bậc II.
Câu 13:
Trường hợp nào sau đây kim loại Fe bị ăn mòn điện hóa học nhanh nhất?
Fe bị ăn mòn điện hóa khi Fe có tính khử mạnh hơn kim loại còn lại.
Fe bị ăn mòn điện hóa học nhanh nhất khi kim loại còn lại có tính khử càng yếu.
→ Chọn D.
Câu 22:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đúng, nước cứng có phản ứng trao đổi với xà phòng, tạo kết tủa (Ví dụ (C17H35COO)2Ca) làm giảm tác dụng của xà phòng khi giặt quần áo.
B. Sai, nước cứng vĩnh cửu (Mg2+, Ca2+, Cl-, SO42-) không bị mất tính cứng khi đun.
C. Đúng, kim loại kiềm hoạt động rất mạnh nên chỉ tồn tại ở dạng hợp chất trong tự nhiên.
D. Đúng
Câu 23:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đúng:
(C17H33COO)3C3H5 + H2 → (C17H35COO)3C3H5
B. Sai, triolein (C17H33COO)3C3H5 có 3C=C nên làm mất màu dung dịch brom.
C. Sai, chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
D. Sai, chất béo là trieste của glyxerol và axit béo.
Câu 24:
Cho các chất sau: benzen, toluen, isopren, axetilen, phenol, stiren, axit acrylic. Số chất tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường là
Có 5 chất tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường là: isopren, axetilen, phenol, stiren, axit acrylic.
Câu 25:
Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 90%). Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra bằng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m là
nCO2 = nCaCO3 = 0,15
→ nC6H12O6 phản ứng = 0,075
→ mC6H12O6 đã dùng = 0,075.180/90% = 15 gam
Câu 26:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sai, CH3NH2 không phản ứng với NaOH.
B. Đúng: C6H5NH2 + Br2 → C6H2Br3-NH2 + HBr
C. Sai, nhiều amin có tính bazơ yếu hơn NH3, như anilin.
D. Sai, C6H5NH3Cl không phản ứng với HCl.
Câu 27:
Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch trong suốt. Chất tan trong X là
A. MgCl2 + Ba(OH)2 → Mg(OH)2 + BaCl2
B. Ca(HCO3)2 + Ba(OH)2 → CaCO3 + BaCO3 + H2O
C. AlCl3 + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 + BaCl2 + H2O
D. Al2(SO4)3 + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 + BaSO4 + H2O
Câu 28:
Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?
A không đúng, sửa lại thành:
3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O.
Câu 29:
Este X có tỉ khối hơi so với hiđro là 44. Thủy phân X trong dung dịch NaOH dư thu được muối có khối lượng lớn hơn khối lượng este đã phản ứng. Công thức của X là
MX = 88 → X là C4H8O2
mRCOOR’ < mRCOONa → R’ < Na = 23 → R’ = 15: CH3-
X là CH3CH2COOCH3.
Câu 30:
Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong bình kín chứa 1 mol không khí (trong không khí có 20% O2 và 80% N2 theo thể tích), phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z (84,74% N2, 10,6% SO2 và 4,66% O2 theo thể tích). Giá trị của m gần nhất với
Đặt nFeS2 = x và nFeS = y
Ban đầu: nO2 = 0,2; nN2 = 0,8
→ nZ = 0,8/84,74% = 0,9441
→ nSO2 = 2x + y = 0,9441.10,6%
Bảo toàn electron → nO2 phản ứng = 2,75x + 1,75y
→ nO2 dư = 0,2 – (2,75x + 1,75y) = 0,9441.4,66%
→ x = 19/750; y = 37/750
→ mX = 7,381 gam
Câu 31:
Bón phân NPK là yêu cầu bắt buộc khi trồng cây ăn trái. Trong giai đoạn ra hoa và nuôi trái, cây cần nhiều đạm để giúp trái phát triển, đồng thời cần kali để tăng cường vận chuyển dinh dưỡng về nuôi trái. Với một loại cây ăn trái trong giai đoạn này, người ta cần bón vào đất cho mỗi cây trung bình là 40 gam N và 65 gam K2O. Một khu vườn có diện tích 0,5 ha (1 ha = 10000m²) và mật độ trồng là 1 cây/4m², mỗi cây đã được bón 200 gam loại phân NPK 15–5–25. Để cung cấp đủ hàm lượng nitơ và kali cho các cây có trong 0,5 ha đất của khu vườn thì phải cần chuẩn bị thêm m1 kg loại phân đạm có độ dinh dưỡng 25% và m2 kg phân kali có độ dinh dưỡng 30%. Giá trị của (m1 + m2) gần nhất với
Phân bón dành cho 1 cây: 200 gam NPK + x gam đạm 25% + y gam kali 30%
mN = 40 = 200.15% + 25%x → x = 40 gam
mK2O = 65 = 200.25% + 30%y → y = 50 gam
Số cây trong 0,5 ha = 0,5.10000/4 = 1250 cây
m1 + m2 = 1250(x + y) = 112500 gam = 112,5 kg
Câu 32:
Hỗn hợp X gồm ba triglixerit no trong đó C chiếm 75% về khối lượng. Cho 44,16 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch hỗn hợp KOH 5M và NaOH 2,5M thu được m gam muối. Giá trị của m là
Triglixerit no có dạng CxH2x-4O6
%C = 12x/(14x + 92) = 75% → x = 46
nC3H5(OH)3 = nX = 44,16/(14x + 92) = 0,06
nNaOH = y; nKOH = 2y → y + 2y = 0,06.3
→ y = 0,06
Bảo toàn khối lượng:
mX + mNaOH + mKOH = m muối + mC3H5(OH)3
→ m muối = 47,76 gam
Câu 33:
Từ X thực hiện các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X + 2NaOH (t°) → Y + Z + T
(2) X + H2 (Ni, t°) → E
(3) E + 2NaOH (t°) → 2Y + T
(4) Y + HCl → NaCl + F
Biết X là chất hữu cơ mạch hở, có công thức phân tử là C8H12O4. Phân tử khối của chất F là
(1) và (3) → Sau khi cộng H2 thì Z chuyển thành Y, vậy Z có 1 nối đôi C=C → Y, Z cùng C và ít nhất 3C.
(d) → Y là muối của axit đơn chức
X: CH2=CH-COO-CH2-CH2-OOC-CH2-CH3
Y: CH3-CH2-COONa
Z: CH2=CH-COONa
E: CH3-CH2-COO-CH2-CH2-OOC-CH2-CH3
T: C2H4(OH)2
F: CH3-CH2-COOH → MF = 74
Câu 34:
Cho các phát biểu sau:
(a) Phân tử amilozơ và amilopectin đều có cấu trúc mạch phân nhánh.
(b) Fructozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(c) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
(d) Trong phân tử xenlulozơ, mỗi mắt xích có ba nhóm -OH tự do.
(e) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ.
(f) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
(g) Glucozơ bị oxi hóa bởi H2 (Ni, t°) tạo thành sobitol.
Số phát biểu đúng là
(a) Sai, amilozơ không phân nhánh, amilopectin có phân nhánh.
(b)(c)(d) Đúng
(e) Đúng, glucozơ làm nhạt màu dung dịch Br2, fructozơ thì không.
(f) Sai, tinh bột và xenlulozơ không phải đồng phân vì số mắt xích khác nhau nên CTPT khác nhau.
(g) Sai, glucozơ bị khử bởi H2 (Ni, t°) tạo thành sobitol.
Câu 35:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(b) Cho dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaOH đun nóng.
(c) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(d) Cho CuS vào lượng dư dung dịch HCl.
(e) Cho Si vào dung dịch NaOH.
(f) Cho MgCO3 vào dung dịch KHSO4.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm sinh ra chất khí là
(a) KHSO4 + Ba(HCO3)2 → K2SO4 + BaSO4 + CO2 + H2O
(b) NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O (t°)
(c) NaOH + Ba(HCO3)2 → BaCO3 + Na2CO3 + H2O
(d) Không phản ứng
(e) Si + H2O + NaOH → Na2SiO3 + H2
(f) MgCO3 + KHSO4 → MgSO4 + K2SO4 + CO2 + H2O
Câu 36:
Cho các phát biểu sau:
(a) Lòng trắng trứng có hiện tượng đông tụ khi đun nóng.
(b) Công thức phân tử C4H9O2N có hai đồng phân α-amino axit.
(c) Trong phân tử tetrapeptit mạch hở có 3 liên kết peptit.
(d) Lực bazơ của metylamin mạnh hơn đimetylamin.
(e) Sản phẩm trùng ngưng metyl metacrylat được dùng làm thủy tinh hữu cơ.
(f) Tơ nilon-6 có chứa liên kết peptit.
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng, lòng trắng trứng là protein nên bị đông tụ khi đun nóng.
(b) Đúng:
CH3—CH2—CH(NH2)—COOH
(CH3)2C(NH2)—COOH
(c) Đúng
(d) Sai, CH3NH2 có tính bazơ yếu hơn (CH3)2NH.
(e) Sai, sản phẩm trùng hợp metyl metacrylat được dùng làm thủy tinh hữu cơ.
(f) Sai, tơ nilon-6 không chứa liên kết peptit, có chứa liên nhóm amit.
Câu 37:
Cho 14,72 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2, khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y chứa ba kim loại và dung dịch Z. Cho Y tác dụng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 10,08 lít (đktc) khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Cho NaOH dư vào Z, được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi được 14,4 gam hỗn hợp rắn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X gần nhất với
Y chứa 3 kim loại là Ag, Cu, Fe dư
Đặt a, b, c là số mol Mg, Fe phản ứng và Fe dư.
mX = 24a + 56(b + c) = 14,72
Bảo toàn electron: 2a + 2b + 3c = 0,45.2
m rắn = 40a + 160b/2 = 14,4
→ a = 0,24; b = 0,06; c = 0,1
→ %Fe = 60,87%
Câu 38:
Bình gas loại 12 kg chứa chủ yếu thành phần chính là propan, butan (tỉ lệ thể tích tương ứng là 30 : 70). Để tạo mùi cho khí gas, nhà sản xuất đã pha trộn thêm chất tạo mùi đặc trưng như CH3SH (mùi tỏi, hành tây). Lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol propan và 1 mol butan lần lượt là 2220 kJ và 2874 kJ; giả sử một hộ gia đình cần 6000 kJ nhiệt mỗi ngày (hiệu suất hấp thụ nhiệt 60%). Cho các phát biểu sau:
(a) Mục đích của việc thêm CH3SH để giúp phát hiện khí gas khi bị rò rỉ.
(b) Tỉ lệ khối lượng propan : butan trong bình gas là 50 : 50.
(c) Nhiệt lượng hộ gia đình trên thực tế tiêu tốn mỗi ngày là 10000 kJ.
(d) Hộ gia đình trên sử dụng hết một bình gas trong 99,5 ngày.
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng, propan, butan là các khí không mùi, vì vậy cần thêm CH3SH để tạo mùi giúp phát hiện sớm gas bị rò rỉ.
(b) Sai
nC3H8 : nC4H10 = 3 : 7 → mC3H8 : mC4H10 = 3.44 : 7.58 = 66 : 203
(c) Đúng
Lượng nhiệt thực tế = 6000/60% = 10000 kJ/ngày
(d) Sai
nC3H8 = 3x, nC4H10 = 7x → 44.3x + 58.7x = 12000
→ x = 22,305
Bảo toàn năng lượng:
2220.3x + 2874.7x = 10000 × (Số ngày sử dụng)
→ Số ngày sử dụng = 59,73 ngày
Câu 39:
Hỗn hợp T gồm ba este mạch hở X, Y, Z (MX < MY < MZ < 150) đều được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol. Đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol T thu được 0,4 mol CO2. Mặt khác, 0,09 mol T tác dụng vừa đủ với 160 ml dung dịch NaOH 1M thu được hai muối và hai ancol. Đốt cháy hoàn toàn 10,12 gam hỗn hợp hai ancol trên thu được 14,08 gam CO2 và 10,44 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Z trong T là
Đốt 10,12 gam ancol → nCO2 = 0,32; nH2O = 0,58
nO(ancol) = (10,12 – mC – mH)/16 = 0,32
→ Ancol có số C = số O
Mặt khác, MX < MY < MZ < 150 nên este không quá 2 chức → Ancol gồm CH3OH (0,2) và C2H4(OH)2 (0,06)
Khi nOH(ancol) = nNaOH = 0,16 thì ancol gồm CH3OH (0,1) và C2H4(OH)2 (0,03)
nT = 0,09 và sản phẩm tạo 2 muối nên T gồm:
(ACOO)2C2H4: 0,03 mol
B(COOCH3)2: u mol
ACOOCH3: v mol
nT = 0,03 + u + v = 0,09 và nCH3OH = 2u + v = 0,1
→ u = 0,04; v = 0,02
nCO2 = 0,03(2CA + 4) + 0,04(CB + 4) + 0,02(CA + 2) = 0,4
→ 2CA + CB = 2
→ CA = 1; CB = 0 hoặc CA = 0; CB = 2
Trường hợp CA = 1; CB = 0:
X là CH3COOCH3: 0,02 mol
Y là (COOCH3)2: 0,04 mol
Z là (CH3COO)2C2H4: 0,03 mol → %Z = 41,40%
Câu 40:
Điện phân 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 0,3M và NaCl 0,8M (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi 0,5A trong thời gian t giây. Dung dịch sau điện phân có khối lượng giảm 4,78 gam so với dung dịch ban đầu. Cho các phát biểu sau:
(a) Khối lượng kim loại sinh ra ở catot là 1,92 gam.
(b) Thể tích khí sinh ra ở hai điện cực là 0,896 lít (đktc).
(c) Dung dịch thu được sau khi điện phân có pH < 7.
(d) Giá trị của t là 19300.
Số phát biểu đúng là
nCuSO4 = 0,03; nNaCl = 0,08
Thời điểm hết Cu2+ → nCu = nCl2 = 0,03 → m giảm = 4,05 < 4,78
Thời điểm hết Cl- → nCu = 0,03; nH2 = 0,01 và nCl2 = 0,04 → m giảm = 4,78
(a) Đúng: mCu = 0,03.64 = 1,92 gam
(b) Sai, n khí tổng = 0,05 → V = 1,12 lít
(c) Sai, dung dịch sau điện phân chứa Na2SO4 (0,03), NaOH (0,02) nên pH > 7
(d) Đúng, ne = 0,04.2 = It/F → t = 15440s