Thứ bảy, 04/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Hóa học (2023) Đề thi thử Hóa Liên THPT cụm 7 trường THPT, Hải Dương (Lần 3) có đáp án

(2023) Đề thi thử Hóa Liên THPT cụm 7 trường THPT, Hải Dương (Lần 3) có đáp án

(2023) Đề thi thử Hóa Liên THPT cụm 7 trường THPT, Hải Dương (Lần 3) có đáp án

  • 988 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 5:

Công thức phân tử của metyl fomat là


Câu 6:

Trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy, người ta thêm một ít criolit (Na3AlF6) vào nhằm mục đích chính là

Xem đáp án

Trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy, người ta thêm một ít criolit (Na3AlF6) vào nhằm mục đích chính là giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.


Câu 7:

Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

C sai, (C17H31COO)3C3H5 là chất béo không no nên tồn tại ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường.


Câu 8:

Điều nào sau đây không đúng khi nói về metyl metacrylat?

Xem đáp án

A không đúng, metyl metacrylat (CH2=C(CH3)COOCH3) có tác dụng với dung dịch nước brom.


Câu 9:

Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?


Câu 12:

Một loại nước cứng khi được đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hoà tan những hợp chất nào sau đây?

Xem đáp án

Nước cứng tạm thời khi được đun sôi thì mất tính cứng. Nước cứng tạm thời chứa Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2:

Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O

Mg(HCO3)2 → MgCO3 + CO2 + H2O


Câu 13:

Trong phòng thí nghiệm, kim loại Na được bảo quản bằng cách ngâm trong chất lỏng nào sau đây?

Xem đáp án

Để bảo quản kim loại Na trong phòng thí nghiệm người ta ngâm trong dầu hỏa vì dầu hỏa không tác dụng với Na và tạo một lớp ngăn cách giữa Na và môi trường xung quanh.


Câu 18:

Ở nhiệt độ thường, trong không khí ẩm, sắt bị oxi hóa tạo thành gỉ sắt màu nâu đỏ do có phản ứng


Câu 22:

Câu nào đúng khi nói về gang ?


Câu 23:

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một?

Xem đáp án

Amin bậc 1 do 1H trong NH3 bị thay thế bởi 1 gốc hiđrocacbon → CH3NH2 là amin bậc 1.


Câu 25:

Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là

Xem đáp án

Có tối đa 4 đipeptit: Gly-Gly, Ala-Ala, Gly-Ala và Ala-Gly


Câu 26:

Trong sơ đồ thực nghiệm theo hình vẽ sau đây:

Trong sơ đồ thực nghiệm theo hình vẽ sau đây:   Chọn phát biểu đúng.         A. Chất khí sau khi đi qua bông tẩm NaOH đặc có thể làm mất màu dung dịch brom hoặc KMnO4.         B. Vai trò chính của bông tẩm NaOH đặc là hấp thụ lượng C2H5OH chưa phản ứng bị bay hơi.         C. Phản ứng chủ yếu trong thí nghiệm là 2C2H5OH → (C2H5)2O + H2O.         D. Vai trò chính của H2SO4 đặc là oxi hóa C2H5OH thành H2O và CO2. (ảnh 1)

Chọn phát biểu đúng.

Xem đáp án

Hình vẽ là sơ đồ điều chế và thử tính chất của C2H4.

A. Đúng

C2H4 + H2O + KMnO4 → C2H4(OH)2 + KOH + MnO2

B. Sai. Phản ứng có sản phẩm phụ là SO2, nó được tạo ra do H2SO4 bị khử. Bông tẩm NaOH có tác dụng ngăn SO2 thoát ra cùng sản phẩm chính C2H4.

C. Sai, tại mức nhiệt độ trên 170°C thì phản ứng chính là: C2H5OH → C2H4 + H2O

D. Sai. H2SO4 có vai trò xúc tác cho phản ứng.


Câu 27:

Xà phòng hoá 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là

Xem đáp án

nCH3COOC2H5 = 0,1

CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH

0,1………………….0,04

0,04………………..0,04……….0,04

0,06…………………….0

Chất rắn chỉ có CH3COONa (0,04)

→ m rắn = 3,28 gam


Câu 29:

Tên của các quặng chứa FeCO3, Fe2O3, Fe3O4, FeS2 lần lượt là?


Câu 32:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, FeS, FeS2, CuS và S trong dung dịch chứa 0,25 mol H2SO4 đặc, nóng (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch Y và có 4,48 lít khí (đktc) SO2 thoát ra. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch thu được 30,7 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hết m gam X bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng thấy thoát ra hỗn hợp chứa a mol NO2 và 0,02 mol SO2. Dung dịch sau phản ứng chứa 15,56 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là

Xem đáp án

Quy đổi X thành Fe (a), Cu (b), S (c) và O (d)

Bảo toàn electron: 3a + 2b + 4c = 2(0,2 – c) + 2d (1)

Dung dịch muối thu được chứa Fe3+ (a), Cu2+ (b) → SO42- (1,5a + b)

Bảo toàn S: c + 0,25 = 0,2 + 1,5a + b (2)

Với Ba(OH)2 dư, kết tủa gồm Fe(OH)3, Cu(OH)2 và BaSO4

→ 107a + 98b + 233(1,5a + b) = 30,7 (3)

Với HNO3, dung dịch muối chứa Fe3+ (a), Cu2+ (b), SO42- (c – 0,02) → NO3- (3a + 2b – 2c + 0,04)

→ 56a + 64b + 96(c – 0,02) + 62(3a + 2b – 2c + 0,04) = 15,56 (4)

(1)(2)(3)(4) → a = 0,06; b = 0,01; c = 0,05; d = 0,05

Bảo toàn electron:

0,06.3 + 0,01.2 + 0,02.4 + 6(0,05 – 0,02) = nNO2 + 0,05.2

→ nNO2 = 0,36


Câu 33:

Cho dãy các dung dịch sau: glucozơ, saccarozơ, Ala-Gly, anbumin. Số dung dịch trong dãy hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường là

Xem đáp án

Các dung dịch trong dãy hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường là: glucozơ, saccarozơ, anbumin, trong đó glucozơ, saccarozơ hòa tan Cu(OH)2 do phân tử của chúng có nhiều OH liền kề (tính chất của poliancol); anbumin hòa tan Cu(OH)2 do có phản ứng màu biure.


Câu 34:

Cho các phát biểu sau:

(a) Oxi hóa glucozơ bằng H2 (xúc tác Ni, t°) thu được sobitol.

(b) Trimetylamin là amin bậc ba.

(c) Có thể dùng phản ứng màu biure để phân biệt Ala-Ala và Ala-Ala-Ala.

(d) Phenol (C6H5OH) tan rất tốt trong nước lạnh.

(e) Chất béo lỏng khó bị oxi hóa bởi oxi không khí hơn chất béo rắn.

(f) Cao su là loại vật liệu polime có tính đàn hồi.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

(a) Sai, khử glucozơ bằng H2 (xúc tác Ni, t°) thu được sobitol.

(b) Đúng, thay thế 3H trong NH3 bằng 3 gốc hiđrocacbon → amin bậc 3.

(c) Đúng, (Ala)2 không tạo màu tím, (Ala)3 có tạo màu tím.

(d) Đúng: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa (tan) + H2O

(e) Sai, chất béo lỏng chứa C=C ở gốc axit nên dễ bị oxi hóa bởi O2 không khí hơn chất béo rắn.

(f) Đúng.


Câu 35:

X là muối ngậm nước của kim loại M. Nung nóng m gam X đến khối lượng không đổi được 4,0 gam chất rắn Y và 10,8 gam hỗn hợp khí và hơi Z. Hấp thụ hoàn toàn Z vào 50 gam dung dịch NaOH 8,0% được dung dịch T chỉ chứa một chất tan có nồng độ 13,98%. Biết rằng quá trình nhiệt phân không làm thay đổi số oxi hoá của M. Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

nNaOH = 50.8%/40 = 0,1

mT = mZ + mddNaOH = 60,8

→ m chất tan = 60,8.13,98% = 8,5

Phân tử chất tan có x nguyên tử Na → Mol chất tan = 0,1/x

→ M chất tan = 8,5x/0,1 = 85x

Chọn x = 1; M = 85: Chất tan là NaNO3 (0,1 mol)

→ 10,8 gam Z gồm NO2 (0,1); O2 (0,1/4 = 0,025) và H2O (0,3)

%O = 16(0,1.3 + 0,3)/(4 + 10,8) = 64,86%


Câu 36:

Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được a mol CO2 và 3,04 mol H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với 180 ml dung dịch NaOH 1M khi đun nóng nhẹ thu được glixerol và 51,72 gam hỗn hợp gồm 2 muối. Giá trị của a bằng

Xem đáp án

Trong X: nAxit béo tổng = b và nY = c

nNaOH = b + 3c = 0,18 (1)

Các axit béo đều no (k = 1) nên Y có k = 3

→ nY = c = (a – 3,04)/2 (2)

Bảo toàn khối lượng:

mX + mNaOH = m muối + mC3H5(OH)3 + mH2O

⇔ (12a + 3,04.2 + 0,18.32) + 0,18.40 = 51,72 + 92c + 18b (3)

(1)(2)(3) → a = 3,12; b = 0,06; c = 0,04


Câu 37:

Điện phân dung dịch chứa x mol CuSO4, y mol HCl và z mol KCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân là 100%). Khối lượng dung dịch giảm và khối lượng Al2O3 bị hòa tan tối đa trong dung dịch sau điện phân ứng với mỗi thí nghiệm được cho ở bảng dưới đây:

 

Thí nghiệm 1

Thí nghiệm 2

Thí nghiệm 3

Thời gian điện phân (giây)

t

2t

3t

Lượng khí sinh ra từ bình điện phân (mol)

0,24

0,66

1,05

Khối lượng Al2O3 bị hòa tan tối đa (gam)

6,12

0

6,12

Biết tại catot ion Cu2+ điện phân hết thành Cu trước khi ion H+ điện phân tạo thành khí H2, cường đi dòng điện bằng nhau và không đổi trong các thí nghiệm trên. Tổng giá trị (x + y + z) có giá trị là

Xem đáp án

Lượng Al2O3 bị hòa tan 0,06 → 0 → 0,06 nên thời điểm t giây H+ hòa tan Al2O3, thời điểm 2t giây dung dịch không có H+, OH-, thời điểm 3t giây OH- hòa tan Al2O3 → Lúc 2t ion Cl- chưa hết.

TH1: Lúc t giây đã có H2:

Thời điểm t giây:

Catot: nCu = x và nH2 = a

Anot: nCl2 = x + a

n khí tổng = x + a + a = 0,24 (1)

Thời điểm 2t giây: ne = 4x + 4a

Catot: nCu = x và nH2 = x + 2a

Anot: nCl2 = 2x + 2a

n khí tổng = 2x + 2a + x + 2a = 0,66 (2)

(1)(2) → x = 0,18; a = 0,03

nH+ lúc t giây = y – 2a = 0,06.6 → y = 0,42

nH+ bị điện phân = 2nH2 = 2(x + 2a) = 0,48 > y: Vô lí, loại.

TH2: Lúc t giây chưa có H2:

Thời điểm t giây: nCu = nCl2 = 0,24

Thời điểm 2t giây: ne = 0,24.2.2 = 0,96

Catot: nCu = x và nH2 = 0,48 – x

Anot: nCl2 = 0,48

n khí tổng = 0,48 + 0,48 – x = 0,66 → x = 0,3

nH+ = y = 2(0,48 – x) → y = 0,36

Thời điểm 3t giây: ne = 0,24.2.3 = 1,44

Catot: nCu = 0,3 và nH2 = 0,42

Anot: nCl2 = (y + z)/2 và nO2 = p

→ y + z + 4p = 1,44

và n khí tổng = (y + z)/2 + p + 0,42 = 1,05

→ z = 0,72; p = 0,09

→ x + y + z = 1,38


Bắt đầu thi ngay