(2023) Đề thi thử Hóa Sở GD Bắc Ninh (Lần 2) có đáp án
-
1287 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 5:
Kim loại Mg tác dụng với dung dịch chất nào sau đây sinh ra MgCl2?
Mg + 2HCl —> MgCl2 + H2
Mg không tác dụng với dung dịch các chất còn lại để tạo MgCl2.
Chọn A
Câu 11:
Saccarozơ là loại đường phổ biến nhất, có trong nhiều loại thực vật, có nhiều nhất trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Công thức phân tử của saccarozơ là
Chọn B
Câu 12:
Chất nào sau đây là tripeptit?
Ala–Ala–Gly là tripeptit vì Ala–Ala–Gly tạo bởi 3 gốc alpha-amino axit
Chọn B
Câu 13:
Kim loại Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra khí H2 và muối nào sau đây?
Fe + H2SO4 loãng —> FeSO4 + H2
Chọn A
Câu 17:
Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 13,0 gam FeCl3. Giá trị của m là
2Fe + 3Cl2 —> 2FeCl3
—> nFe = nFeCl3 = 0,08 —> mFe = 4,48 gam
Chọn C
Câu 19:
Cho 3,0 gam glyxin tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
H2NCH2COOH + HCl —> ClH3NCH2COOH
nHCl = nGly = 3/75 = 0,04
—> m muối = mGly + mHCl = 4,46
Chọn A
Câu 20:
Este nào sau đây có công thức phân tử C3H6O2?
Câu 21:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Đúng.
B. Sai, amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa đồng thời -NH2 và -COOH.
C. Đúng, nước chanh chứa axit, tác dụng với amin (chất gây mùi tanh) tạo muối tan, dễ bị rửa trôi.
D. Đúng, triolein (C17H33COO)3C3H5 là chất béo không no, thể lỏng điều kiện thường.
Chọn B
Câu 23:
Cho 27,0 gam glucozơ tham gia phản ứng tráng bạc (hiệu suất 100%), thu được m gam Ag. Giá trị của m là
nC6H12O6 = 0,15 —> nAg = 0,15.2 = 0,3
—> mAg = 32,4
Chọn D
Câu 24:
Kim loại Fe phản ứng với dung dịch X (loãng, dư), tạo muối Fe (III). Chất X là
Chất X là HNO3:
Fe + HNO3 loãng dư —> Fe(NO3)3 + NO + H2O
Các chất còn lại tạo muối Fe (II).
Chọn D
Câu 25:
Cho 11,2 gam kim loại Fe tác dụng hết với dung dịch CuSO4 dư thu được m gam Cu. Giá trị của m là
Fe + CuSO4 —> FeSO4 + Cu
CuSO4 dư nên Fe phản ứng hết —> nCu = nFe = 0,2
—> mCu = 12,8 gam
Chọn C
Câu 26:
Chất nào sau đây là đồng phân của glucozơ?
Fructozơ là đồng phân của glucozơ vì chúng có cùng CTPT là C6H12O6.
Chọn A
Câu 27:
Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít khí H2. Giá trị của V là
Mg + H2SO4 —> MgSO4 + H2
—> nH2 = nMg = 0,1 —> V = 2,24 lít
Chọn A
Câu 28:
Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Mg + Fe2(SO4)3 —> MgSO4 + FeSO4
Mg + FeSO4 —> MgSO4 + Fe
B. Không phản ứng
C. Fe + CuSO4 —> FeSO4 + Cu
D. Ag + HNO3 —> AgNO3 + NO + H2O
Chọn B
Câu 29:
Cho 0,12 mol tripanmitin ((C15H31COO)3C3H5) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
(C15H31COO)3C3H5 + 3NaOH —> 3C15H31COONa + C3H5(OH)3
—> nC3H5(OH)3 = n(C15H31COO)3C3H5 = 0,12
—> mC3H5(OH)3 = 11,04 gam
Chọn C
Câu 30:
Hòa tan hoàn toàn 13,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 10,08 lít khí. Phần trăm về khối lượng của Al trong X là
Đặt x, y là số mol Al, Fe —> mX = 27x + 56y = 13,8
nH2 = 1,5x + y = 0,45
—> x = 0,2; y = 0,15
—> %Al = 39,13%
Chọn C
Câu 31:
Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch metylamin làm quỳ tím hóa xanh.
(b) Anilin có phản ứng với dung dịch brom ở điều kiện thường.
(c) Trong phân tử Gly-Ala-Val có 4 nguyên tử oxi.
(d) Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím chuyển sang màu hồng.
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng, metylamin CH3NH2 có tính bazơ mạnh hơn NH3 nên dung dịch của nó làm quỳ tím hóa xanh.
(b) Đúng, anilin có nhóm -NH2 hoạt hóa vòng thơm nên rất dễ phản ứng thế với Br2.
(c) Đúng, số O = 2 + 2 + 2 – 2 = 4 nguyên tử
(d) Đúng, axit glutamic HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH có 2COOH và 1NH2 nên làm quỳ tím chuyển sang màu hồng.
Chọn A
Câu 32:
Cho các chất sau: etyl axetat, tripanmitin, saccarozơ, etylamin, Gly-Ala. Số chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là
Các chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là: etyl axetat, tripanmitin, Gly-Ala.
Còn lại saccarozơ bị thủy phân trong môi trường axit và etylamin không bị thủy phân.
Chọn D
Câu 33:
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ lợn và 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất trong 8-10 phút.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Đúng, dầu thực vật cũng có thành phần chính là chất béo như mỡ lợn nên có thể thay thế cho nhau.
B. Sai, sau bước 3 có lớp chất rắn màu trắng nổi lên, chính là xà phòng.
C. Đúng, phản ứng thủy phân nên cần H2O tham gia. Do H2O bị bay hơi nên phải bổ sung thường xuyên.
D. Đúng
Chọn B
Câu 34:
Đốt cháy hoàn toàn 18,54 gam amino axit X mạch hở (phân tử chứa một nhóm NH2), thu được N2, a mol CO2 và b mol H2O (b > a). Mặt khác, cho 0,15 mol X vào 1 lít dung dịch gồm KOH 0,4M và Ba(OH)2 0,3M, thu được dung dịch Y. Thêm dung dịch HCl dư vào Y, sau phản ứng hoàn toàn cô cạn thu được 113,125 gam chất rắn khan. Giá trị tổng (a + b) gần nhất với giá trị nào sau đây?
nH2O > nCO2 và X có 1NH2 —> X có 1COOH
nKOH = 0,4; nBa(OH)2 = 0,3
—> Chất rắn khan gồm KCl (0,4), BaCl2 (0,3) và XHCl (0,15)
m rắn = 0,4.74,5 + 0,3.208 + 0,15(MX + 36,5) = 113,125
—> MX = 103: C4H9NO2
Trong phản ứng đốt cháy: nX = 0,18 —> nCO2 = 0,72 và nH2O = 0,81
—> nCO2 + nH2O = 1,53
Chọn B
Câu 35:
Cho 0,78 gam kim loại kiềm M tác dụng hết với H2O, thu được 0,01 mol khí H2. Kim loại M là
2M + 2H2O —> 2MOH + H2
0,02…………………………..0,01
—> M = 0,78/0,02 = 39: M là K
Chọn C
Câu 36:
Đốt hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong O2, thu được m gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu, Fe3O4 và CuO. Cho Y vào dung dịch chứa 0,2 mol HCl, thu được dung dịch Z chỉ chứa muối, 0,05 mol H2 và 9,2 gam chất rắn T. Cho T tác dụng với dung dịch HCl có khí thoát ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
T + HCl có khí thoát ra nên T chứa Fe và các chất khác. Do có Fe dư nên Z chỉ chứa FeCl2 (0,1 mol)
Bảo toàn H: nHCl = 2nH2 + 2nH2O
—> nO = nH2O = 0,05
—> mX = 0,1.56 + 9,2 + 0,05.16 = 15,6 gam
Chọn D
Câu 37:
Cho các phát biểu sau:
(a) Kim loại Al không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
(b) Kim loại Cu oxi hóa được FeCl3 trong dung dịch.
(c) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư có xuất hiện kết tủa.
(d) Ở nhiệt độ thường, CO khử được Al2O3.
Số phát biểu đúng là
(a) Sai, có phản ứng:
Al + H2SO4 đặc nóng —> Al2(SO4)3 + SO2 + H2O
(b) Sai, Cu khử được FeCl3 trong dung dịch:
Cu + FeCl3 —> CuCl2 + FeCl2
(c) Đúng: CO2 + Ca(OH)2 dư —> CaCO3 + H2O
(d) Sai, CO không khử được Al2O3 trong mọi điều kiện, CO khử được các oxit kim loại đứng sau Al khi đun nóng.
Chọn C
Câu 38:
Cho các phát biểu sau:
(a) Khi làm đậu phụ từ sữa đậu nành có xảy ra sự đông tụ protein.
(b) Thủy phân saccarozơ trong môi trường axit chỉ thu được glucozơ.
(c) Muối mononatri glutamat được ứng dụng làm mì chính (bột ngọt).
(d) Đun nóng triolein với dung dịch NaOH sẽ xảy ra phản ứng thủy phân.
(e) Tơ nitron thuộc loại tơ poliamit.
(f) Thành phần chính của cồn 70° thường dùng trong y tế để sát trùng là metanol.
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng, protein từ hạt đậu nành xay tan được trong nước và có thể đông tụ thành khối rắn trong môi trường axit.
(b) Sai, thủy phân saccarozơ trong môi trường axit thu được glucozơ và fructozơ.
(c) Đúng
(d) Đúng:
(C17H33COO)3C3H5 + NaOH —> C17H33COONa + C3H5(OH)3
(e) Sai, tơ nitron là (-CH2-CHCN-)n không có -CONH- nên không thuộc tơ poliamit.
(f) Sai, thành phần chính của cồn 70° thường dùng trong y tế để sát trùng là etanol.
Chọn A
Câu 39:
Ứng với công thức C2HxOy (M < 62) có bao nhiêu chất hữu cơ bền, mạch hở có phản ứng tráng bạc?
Các chất tráng bạc:
CH3CHO, (CHO)2, HO-CH2-CHO, HCOOCH3
Chọn D
Câu 40:
Cho dãy các chất: phenyl axetat, vinyl axetat, metyl axetat, etyl fomat. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là
Có 2 chất thủy phân trong NaOH dư sinh ancol là: metyl axetat, etyl fomat.
CH3COOCH3 + NaOH —> CH3COONa + CH3OH
HCOOC2H5 + NaOH —> HCOONa + C2H5OH
Hai chất còn lại:
CH3COOC6H5 + NaOH —> CH3COONa + C6H5ONa + H2O
CH3COOCH=CH2 + NaOH —> CH3COONa + CH3CHO
Chọn D