(2023) Đề thi thử Hóa THPT Yên Định 2, Thanh Hóa (Lần 1) có đáp án
(2023) Đề thi thử Hóa THPT Yên Định 2, Thanh Hóa (Lần 1) có đáp án
-
489 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 4:
Khi nhiệt phân hoàn toàn muối X thu sản phẩm gồm kim loại, NO2 và O2. Muối X là
A. AgNO3 —> Ag + NO2 + O2
B. Zn(NO3)2 —> ZnO + NO2 + O2
C. NaNO3 —> NaNO2 + O2
D. Mg(NO3)2 —> MgO + NO2 + O2
Chọn A
Câu 5:
Điện phân dung dịch KCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp thì ở catot thu được khí nào sau đây?
KCl + H2O —> H2 (catot) + Cl2 (anot) + KOH'
Chọn C
Câu 7:
Cho dung dịch X chứa ion Ba2+; 0,03 mol OH- và 0,02 mol Na+ vào 150 ml dung dịch Y chứa NaHCO3 0,2M và BaCl2 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là
Bảo toàn điện tích cho X —> nBa2+ = 0,005
nNaHCO3 = 0,03; nBaCl2 = 0,015
HCO3- + OH- —> CO32- + H2O
Ba2+ + CO32- —> BaCO3
—> nBaCO3 = 0,02 —> a = 3,94 gam
Chọn D
Câu 9:
Để phân biệt hai chất rắn MgO và Al, ta dùng thuốc thử nào sau đây?
Để phân biệt hai chất rắn MgO và Al, ta dùng thuốc thử là dung dịch NaOH: Chỉ có Al tan và tạo khí, MgO không tan:
Al + H2O + NaOH —> NaAlO2 + H2
Chọn C
Câu 13:
Phản ứng với chất nào sau đây chứng tỏ Fe3O4 là oxit bazơ?
Fe3O4 thể hiện tính bazơ (nhận proton) trong phản ứng với H2SO4 loãng:
Fe3O4 + H2SO4 loãng —> FeSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O
Còn lại Fe3O4 thể hiện tính oxi hóa với H2, tính khử với HNO3, H2SO4 đặc.
Chọn D
Câu 15:
Trong tự nhiên, khí X được sinh ra nhờ quá trình quang hợp của cây xanh. Khí X là
Chọn A
Câu 19:
Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử là CO?
Kim loại Fe điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử là CO:
FeO + CO —> Fe + CO2
Các kim loại còn lại điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
Chọn D
Câu 20:
Chất nào sau đây không bị thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng?
Fructozơ là monosaccarit nên không bị thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng.
Chọn D
Câu 21:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sai, anilin (C6H5NH2) có tính bazơ nhưng rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím.
Chọn A
Câu 22:
Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi trường axit, thu được chất Y còn được gọi là đường nho. Tên gọi của X, Y lần lượt là
Chọn B
Câu 23:
Cho 7,2 gam etylamin vào dung dịch HNO3 loãng dư, sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là
C2H5NH2 + HNO3 —> C2H5NH3NO3
nHNO3 = nC2H5NH2 = 0,16
—> m muối = mC2H5NH2 + mHNO3 = 17,28
Chọn B
Câu 24:
Nung 21,4 gam Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam một oxit. Giá trị của m là
nFe(OH)3 = 0,2
2Fe(OH)3 —> Fe2O3 + 3H2O
0,2………………..0,1
—> mFe2O3 = 16 gam
Chọn B
Câu 25:
Cho 12,6 gam hỗn hợp Mg và Al tác dụng với dung dịch H2SO4 (dư), thu được 70,2 gam hỗn hợp muối và V lít khí H2. Giá trị của V là
nH2 = nSO42- = (m muối – m kim loại)/96 = 0,6
—> VH2 = 13,44 lít
Chọn C
Câu 26:
Trong ngành công nghiệp nước giải khát, khí X được sử dụng để tạo gas cho nhiều loại đồ uống như coca, pepsi, 7up,… Khí X đó là
Chọn A
Câu 27:
Cho este X (C4H6O2) mạch hở tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ Y và Z. Biết Y và Z đều có tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của X là
Thủy phân C4H6O2 —> Các sản phẩm đều tráng gương nên X có cấu tạo: HCOO-CH=CH-CH3
Các sản phẩm thủy phân gồm HCOOH và CH3-CH2-CHO.
Chọn A
Câu 28:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sai, trùng hợp propen thu được polipropen.
B. Sai, đa số polime không tan trong các dung môi thông thường.
C. Đúng, nilon, len, tơ tằm đều chứa -CONH-, dễ bị thủy phân trong kiềm nên không được giặt với xà phòng có độ kiềm cao.
D. Sai, tơ tằm và bông đều là tơ thiên nhiên.
Chọn C
Câu 29:
Ion kim loại X có tính oxi hóa mạnh và diệt khuẩn nên được dùng trong mỹ phẩm, tủ lạnh, máy điều hòa,…ở dạng nano. X là
Chọn D
Câu 30:
Tiến hành thủy phân m gam bột gạo chứa 81% tinh bột, lấy toàn bộ lượng glucozơ thu được thực hiện phản ứng tráng gương, thu được 5,4 gam bạc kim loại. Biết hiệu suất của quá trình thủy phân đạt 80%. Giá trị của m là
C6H10O5 —> C6H12O6 —> 2Ag
162…………………….…2.108
m…………………………..5,4
—> m bột gạo = 162.5,4/(2.108.81%.80%) = 6,25 gam
Chọn A
Câu 31:
Hỗn hợp E gồm một ancol no, đơn chức, mạch hở X và hai hiđrocacbon Y, Z (đều là chất lỏng ở điều kiện thường, cùng dãy đồng đẳng, MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn E cần vừa đủ 1,425 mol O2, thu được H2O và 0,9 mol CO2. Công thức phân tử của Y là
Nếu Y, Z là anken thì đốt hỗn hợp ancol no, đơn, hở và anken sẽ có nO2 = 1,5nCO2: Vô lý.
Vậy Y, Z là các ankan.
CxH2x+2O + 1,5xO2 —> xCO2 + (y + 1)H2O
CyH2y+2 + (1,5y + 0,5)O2 —> yCO2 + (y + 1)H2O
Đặt nAncol = a và nAnkan = b
—> nCO2 = ax + by = 0,9 (1)
nO2 = 1,5ax + 1,5by + 0,5b = 1,425
—> b = 0,15
(1) —> by < 0,9 —> y < 6
Y, Z dạng lỏng nên có số C ≥ 5 —> Y là C5H12.
Chọn B
Câu 32:
Cho E là hợp chất hữu cơ no, mạch hở có công thức đơn giản là C3H4O3. Từ E thực hiện sơ đồ phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):
E + 3NaOH → Y + Z + T + H2O
Z + H2SO4 → G + Na2SO4
Biết: E có mạch cacbon phân nhánh và ME < 200; T hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường; Y và Z không có cùng số nguyên tử cacbon. Cho các phát biểu sau:
(a) Có 2 công thức cấu tạo của chất E thỏa mãn sơ đồ trên.
(b) Hai chất Y và Z thuộc cùng dãy đồng đẳng.
(c) Chất T có mạch cacbon phân nhánh.
(d) Đốt cháy hoàn toàn chất G, thu được số mol H2O bằng số mol O2.
(e) Nhiệt độ sôi của chất T thấp hơn nhiệt độ sôi của chất G.
Số phát biểu đúng là
nE : nNaOH = 1 : 3 nên E ít nhất 6 oxi.
E dạng (C3H4O3)n —> 3n ≥ 6 và ME = 88n < 200
—> n = 2 là nghiệm duy nhất, E là C6H8O6
T hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường —> T có các OH liền kề.
Z + H2SO4 —> Z là muối có 2Na —> Y là muối có 1Na
Mặt khác phản ứng có tạo H2O nên E còn -COOH.
Y và Z khác số C nên E có cấu tạo:
HCOO-CH2-CH2-OOC-CH2-COOH
HCOO-CH2-CH(CH3)-OOC-COOH
HCOO-CH(CH3)-CH2-OOC-COOH
Z là CH2(COONa)2 hoặc (COONa)2
Y là HCOONa
T là C2H4(OH)2 hoặc CH3-CHOH-CH2OH
G là CH2(COOH)2 hoặc (COOH)2
(a) Sai, E có 3 cấu tạo thỏa mãn.
(b) Sai, Y và Z khác dãy đồng đẳng.
(c) Sai, T có mạch C thẳng.
(d) Sai, tùy chất G:
CH2(COOH)2 + 2O2 —> 3CO2 + 2H2O
(COOH)2 + 0,5O2 —> 2CO2 + H2O
(e) Đúng, phân tử khối của T nhỏ hơn và liên kết H liên phân tử cũng kém bền hơn G nên nhiệt độ sôi của chất T thấp hơn nhiệt độ sôi của chất G.
Chọn B
Câu 33:
Hỗn hợp A gồm Fe2O3, CuO, Fe3O4 và FeS2, người ta cho m gam A vào bình kín chứa 1,875 mol khí O2 (dư). Nung nóng bình cho tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa bình về điều kiện ban đầu thấy áp suất giảm 10% so với lúc trước khi nung. Mặt khác, cho m gam A vào H2SO4 đặc, nóng dư thu được 35,28 lít khí SO2 (đktc) và dung dịch B chứa 155m/39 gam muối. Biết trong A oxi chiếm 19,324% về khối lượng. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đặt nFe3O4 = a và nFeS2 = b
Bảo toàn electron —> nO2 phản ứng = (a + 11b)/4
n khí giảm = (a + 11b)/4 – 2b = 1,875.10%
A với H2SO4, bảo toàn electron:
a + 15b = 1,575.2
—> a = 0,15 và b = 0,2
Đặt nFe2O3 = c và nCuO = d
m = 0,15.232 + 0,2.120 + 160c + 80d (1)
Bảo toàn Fe —> nFe2(SO4)3 = c + 0,325
155m/69 = 400(c + 0,325) + 160d (2)
mO = 19,324%m = 16(3c + d + 0,15.4)
(1)(2)(3) —> c = d = 0,1 và m = 82,8
Chọn D
Câu 34:
Cho m gam hỗn hợp A gồm Na, Na2O, Na2CO3 vào nước, thu được dung dịch X và 1,12 lít khí H2. Chia X thành 2 phần bằng nhau:
– Phần I phản ứng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M.
– Phần II hấp thụ hết 1,12 lit khí CO2 được dung dịch Y chứa hai chất tan có tổng khối lượng là 12,6 gam.
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Các thể tích khí đều được đo ở đktc. Phần trăm khối lượng của Na2O trong A là
Mỗi phần chứa NaOH (a) và Na2CO3 (b)
Phần 1: nHCl = a + 2b = 0,25 (1)
Phần 2: nH2CO3 = nCO2 = 0,05
Nếu OH- đã phản ứng hết —> nH2O = a
Bảo toàn khối lượng:
0,05.62 + 40a + 106b = 12,6 + 18a (2)
(1)(2) —> a = 15/124; b = 2/31
Dễ thấy a > 0,05.2 nên vô lí, loại. Vậy OH- còn dư
—> nH2O = 2nH2CO3 = 0,1
Bảo toàn khối lượng:
0,05.62 + 40a + 106b = 12,6 + 18.0,1 (3)
(1)(3) —> a = 0,15; b = 0,05
Vậy X chứa NaOH (0,3), Na2CO3 (0,1)
nH2 = 0,05 —> nNa = 0,1
Bảo toàn Na —> nNa2O = 0,1
—> %Na2O = 32,46%
Chọn D
Câu 35:
Cho m gam chất béo X chứa các triglixerit và axit béo tự do tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng thu được 69,78 gam hỗn hợp muối của các axit béo no. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 6,06 mol O2. Giá trị của m là
nNaOH = 0,25
Quy đổi X thành HCOOH (0,25), CH2 (a), C3H5(OH)3 (b) và H2O (-3b)
m muối = 0,25.68 + 14a = 69,78
nO2 = 0,25.0,5 + 1,5a + 3,5b = 6,06
—> a = 3,77; b = 0,08
—> mX = 67,32 gam
Chọn B
Câu 36:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch NH4HSO4.
(b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(c) Cho dung dịch HNO3 tới dư vào dung dịch FeCO3.
(d) Cho từ từ và khuấy đều dung dịch H2SO4 vào lượng dư dung dịch Na2CO3.
(e) Cho FeS tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được chất khí có tỉ khối so với không khí lớn hơn 1 là
(a) Ba(OH)2 + NH4HSO4 —> BaSO4 + NH3 + H2O
(b) NaOH + Ca(HCO3)2 —> Na2CO3 + CaCO3 + H2O
(c) HNO3 + FeCO3 —> Fe(NO3)3 + NO + CO2 + H2O
(d) H+ + CO32- —> HCO3-
(e) FeS + H2SO4 —> FeSO4 + H2S
Có 2 thí nghiệm tạo khí có M > 29 là (c) và (e)
Chọn A
Câu 37:
Thực hiện thí nghiệm điều chế và thử tính chất của khí X như sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm khô (ống số 1) có nút và ống dẫn khí khoảng 4 – 5 gam hỗn hợp bột mịn đã được trộn đều gồm natri axetat và vôi tôi xút theo tỉ lệ 1 : 2 về khối lượng.
Bước 2: Lắp ống số 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch nước brom đựng trong cốc thủy tinh.
Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ xung quanh phần dưới của ống nghiệm, sau đó đun tập trung vào vị trí có hỗn hợp phản ứng).
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở bước 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng lên.
(b) Sau khi thực hiện bước 3 một thời gian, màu của dung dịch trong cốc thủy tinh bị nhạt dần.
(c) Khí X sinh ra trong thí nghiệm là thành phần chính của khí thiên nhiên, có khả năng kích thích trái cây nhanh chín.
(d) Kết thúc thí nghiệm, tắt đèn cồn, để ống số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khí ra khỏi dung dịch trong cốc thủy tinh.
(e) Muốn thu khí X vào bình tam giác mà ít lẫn tạp chất ta phải thu bằng phương pháp đẩy nước.
Số phát biểu sai là
CH3COONa + NaOH/CaO —> CH4 + Na2CO3
(a) Sai, phải lắp miệng ống hướng xuống, việc lắp dốc xuống đề phòng hóa chất bị ẩm, có hơi nước thoát ra và ngưng tụ ở miệng ống không bị chảy ngược xuống đáy ống gây vỡ ống.
(b) Sai, màu của Br2 không thay đổi.
(c) Sai, CH4 là thành phần khí thiên nhiên nhưng không có tác dụng kích thích trái cây mau chín.
(d) Sai, phải tháo ống trước rồi mới tắt đèn để tránh nước bị hút ngược lên ống 1.
(e) Đúng, thu bằng phướng pháp đẩy H2O có CH4 sạch hơn, thu bằng phương pháp đẩy không khí thì CH4 thường lẫn một lượng không khí.
Chọn A
Câu 38:
Hỗn hợp E gồm một este hai chức và hai este đơn chức (đều mạch hở và được tạo bởi từ các ancol no). Hiđro hóa hoàn toàn 0,2 mol E cần dùng 0,2 mol H2 (xúc tác Ni, t°) thu được hỗn hợp X gồm hai este. Đun nóng toàn bộ X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol và 24,06 gam hỗn hợp Z gồm các muối của axit cacboxylic. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng 0,72 mol O2, thu được CO2 và 12,78 gam H2O. Phần trăm về khối lượng của este có phân tử khối lớn nhất trong E là
nH2O = 0,71; nY = nE = 0,2
Mặt khác, nY = nH2O – nCO2 —> nCO2 = 0,51
Y gồm ancol đơn chức (u mol, u’ nguyên tử C) và ancol 2 chức (v mol, v’ nguyên tử C)
—> nY = u + v = 0,2
Bảo toàn O —> u + 2v + 0,72.2 = 0,51.2 + 0,71
—> u = 0,11 và v = 0,09
—> nCO2 = 0,11u’ + 0,09v’ = 0,51
—> 11u’ + 9v’ = 51 —> u’ = 3 và v’ = 2 là nghiệm duy nhất.
Vậy Y chứa C3H7OH (0,11) và C2H4(OH)2 (0,09)
nNaOH = u + 2v = 0,29
Bảo toàn khối lượng —> mX = mZ + mY – mNaOH = 24,64
X gồm CnH2nO2 (0,11) và CmH2m-2O4 (0,09)
—> mY = 0,11(14n + 32) + 0,09(14m + 62) = 24,64
—> 11n + 9m = 111
—> n = 6 và m = 5 là nghiệm duy nhất
X chứa C2H5COOC3H7 (0,11) và (CH3COO)(HCOO)C2H4 (0,09)
mE = mX – mH2 = 24,24 -® %(CH3COO)(HCOO)C2H4 = 49,01%
Chọn A
Câu 39:
Nung m gam hỗn hợp X gồm CH3COONa, NaOH và CaO (trong đó số mol NaOH chiếm 1/2 số mol X) ở nhiệt độ cao, sau phản ứng hoàn toàn, thu được khí metan và chất rắn Y. Cho Y vào nước dư, thu được chất rắn T và dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch HCl 1M vào Z, khi khí bắt đầu sinh ra thì cần 500 ml và khi khí thoát ra hết cần 700 ml dung dịch HCl. Giá trị của m là
X gồm CH3COONa (x), CaO (y) và NaOH (x + y)
—> Y gồm Na2CO3 (x), NaOH dư (y) và CaO (y)
Y + H2O —> CaCO3 (y) và dung dịch Z chứa Na2CO3 dư (x – y) và NaOH (3y)
Khi bắt đầu thoát khí:
nH+ = x – y + 3y = 0,5
Khi khí thoát ra hết:
nH+ = 2(x – y) + 3y = 0,7
—> x = 0,3 và y = 0,1
—> mX = 46,2 gam
Chọn C
Câu 40:
Cho các phát biểu sau:
(a) Axetilen được dùng trong đèn xì oxi-axtilen để hàn cắt kim loại.
(b) Ăn đồ chua như hành muối, dưa muối. giúp tiêu hóa chất béo dễ hơn.
(c) Glucozơ là hợp chất hữu cơ đa chức và thuộc loại monosaccarit.
(d) Thủy tinh hữu cơ khi vỡ tạo ra các hạt tròn không có cạnh sắc.
(e) Sử dụng nhiều rượu, bia có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư gan.
(g) Đun nóng cao su thiên nhiên tới 250°- 300°C thu được isopren.
(h) Fructozơ làm mất màu dung dịch brom.
(i) Các amin không độc nên được sử dụng phổ biến trong chế biến thực phẩm.
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng, do axetilen cháy với nhiệt độ ngọn lửa rất cao.
(b) Đúng, đồ chua tạo sự ngon miệng, chống ngấy, tuyến tiêu hóa tiết nhiều dịch vị và bản thân đồ chua cũng chứa axit là môi trường để thủy phân chất béo.
(c) Sai, glucozơ thuộc loại hợp chất tạp chức.
(d)(e) Đúng
(g) Đúng, cao su thiên nhiên sẽ bị giải trùng hợp, tái tạo lại các monome ban đầu.
(h) Sai, fructozơ không phản ứng với Br2
(i) Sai, các amin đều độc.
Chọn A