(2023) Đề thi thử Hóa THPT Yên Định 2, Thanh Hóa (Lần 2) có đáp án
(2023) Đề thi thử Hóa THPT Yên Định 2, Thanh Hóa (Lần 2) có đáp án
-
834 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ở điều kiện thường, chất nào sau đây không có khả năng phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Fe(OH)3 + H2SO4 loãng → Fe2(SO4)3 + H2O
B. Fe2O3 + H2SO4 loãng → Fe2(SO4)3 + H2O
C. Fe3O4 + H2SO4 loãng → Fe2(SO4)3 + FeSO4 + H2O
D. FeCl3: Không phản ứng
Câu 2:
Hai este etyl axetat và metyl acrylat không cùng phản ứng với
Hai este etyl axetat và metyl acrylat đều bị thủy phân trong môi trường axit cũng như bazơ, chúng không cùng phản ứng với Br2: chỉ metyl acrylat phản ứng với Br2.
Câu 5:
Ở điều kiện thích hợp, phản ứng của nhôm với chất nào sau đây được gọi là phản ứng nhiệt nhôm?
Chọn D
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Đúng, do có đủ điều kiện: có cặp điện cực, môi trường điện li và chúng tiếp xúc nhau.
B. Sai, kết tủa keo trắng không tan trong NH3 dư:
AlCl3 + NH3 + H2O → Al(OH)3 + NH4Cl
C. Đúng
D. Đúng: M(HCO3)2 + NaOH → MCO3 + Na2CO3 + H2O
Câu 7:
Cho Ba vào nước được dung dịch X. Cho lượng dư dung dịch Na2CO3 và dung dịch X rồi dẫn tiếp luồng khí CO2 vào đến dư. Hiện tượng nào đúng trong số các hiện tượng sau?
Hiện tượng đúng: Bari tan, sủi bọt khí hiđro, xuất hiện kết tủa trắng, rồi tan.
Ba + H2O → Ba(OH)2 + H2
Ba(OH)2 + Na2CO3 → BaCO3 + NaOH
NaOH + CO2 dư → NaHCO3
BaCO3 + CO2 dư + H2O → Ba(HCO3)2
Câu 8:
Dung dịch Na2CO3 cho vào dung dịch nào sau đây không giải phóng khí CO2?
Chọn A
A. Không phản ứng
B. HCl + Na2CO3 → NaCl + CO2 + H2O
C. H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + CO2 + H2O
D. KHSO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + K2SO4 + CO2 + H2O
Câu 9:
Ngâm một thanh Fe trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng lấy thanh kim loại ra rửa, làm khô, đem cân thấy khối lượng tăng thêm 1,6 gam. Khối lượng Cu bám trên thanh Fe là
Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4
→ nFe phản ứng = nCu = x
Δm = 64x – 56x = 1,6
→ x = 0,2 → mCu = 12,8 gam
Câu 10:
Dung dịch nào sau đây được dùng để xử lý lớp cặn bám vào ấm đun nước?
Để loại bỏ lớp cặn trong ấm đun nước lâu ngày, người ta có thể dùng giấm ăn vì giấm ăn chứa CH3COOH hòa tan cặn (CaCO3):
CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O
Câu 11:
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol este X rồi dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 40 gam kết tủa. Công thức của X là
Ca(OH)2 dư → nCO2 = nCaCO3 = 0,4
→ Số C = nCO2/nX = 2
→ X là HCOOCH3.
Câu 12:
Kim loại nào sau đây không khử được ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 thành Cu?
K không khử được ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 thành Cu vì K khử H2O trước:
K + H2O → KOH + H2
KOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + K2SO4
Câu 13:
Chất rắn X dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng. Thủy phân hoàn toàn X nhờ xúc tác axit hoặc enzim thu được chất Y. Nhận định nào sau đây là đúng?
Chất rắn X dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng → X là xenlulozơ.
Thủy phân hoàn toàn X nhờ xúc tác axit hoặc enzim thu được chất Y → Y là glucozơ:
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6
A đúng.
Câu 14:
Khẳng định nào sau đây là sai?
C sai, tùy loại este, có thể tạo muối và H2O, muối và anđehit, xeton.
Câu 16:
Chất nào sau đây không có khả năng làm mềm nước cứng tạm thời?
Na2SO4 không có khả năng làm mềm nước cứng tạm thời vì không loại bỏ được Mg2+, Ca2+ ra khỏi nước cứng.
Các chất còn lại loại bỏ được Mg2+, Ca2+ ra khỏi nước cứng dưới dạng MCO3, M3(PO4)2, Mg(OH)2 (M: Mg, Ca)
Câu 18:
Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Sai, đây là phản ứng 1 chiều vì các sản phẩm CH3COOH và C6H5OH không có khả năng phản ứng với nhau để tạo chất ban đầu.
B. Sai, thu được muối (CH3COONa) và anđehit (CH3CHO).
C. Đúng: HCOOC6H5 + NaOH → HCOONa + C6H5OH
D. Sai, các sản phẩm CH2=CH-COONa, CH3OH đều không tráng gương.
Câu 19:
Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bếp than đặt trong phòng kín để sưởi ấm gây ngộ độc khí, có thể dẫn tới tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc là do khí nào sau đây?
Chọn A
Câu 20:
Thủy phân hoàn toàn CH3COOCH3 và CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH đều thu được
Thủy phân hoàn toàn CH3COOCH3 và CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH đều thu được CH3COONa:
CH3COOCH3 + NaOH → CH3COONa + CH3OH
CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH
Câu 21:
Để đề phòng sự lây lan của virut Corona, các tổ chức y tế hướng dẫn người dân nên đeo khẩu trang nơi đông người, rửa tay nhiều lần bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn có pha thành phần chất X. Chất X được điều chế từ phản ứng lên men chất Y, từ chất Y bằng các phản ứng hiđro hóa tạo ra chất Z. Các chất Y và Z lần lượt là
Chọn D
Câu 22:
Hợp chất Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch nào sau đây không sinh ra kết tủa?
A. HCl + Ba(HCO3)2 → BaCl2 + CO2 + H2O
B. Na2CO3 + Ba(HCO3)2 → BaCO3 + NaHCO3
C. Na2SO4 + Ba(HCO3)2 → BaSO4 + NaHCO3
D. NaOH + Ba(HCO3)2 → BaCO3 + Na2CO3 + H2O
Câu 23:
Dung dịch Fe2(SO4)3 không phản ứng với chất nào sau đây?
A. BaCl2 + Fe2(SO4)3 → BaSO4 + FeCl3.
B. NaOH + Fe2(SO4)3 → Fe(OH)3 + Na2SO4
C. Fe + Fe2(SO4)3 → FeSO4
D. Dung dịch Fe2(SO4)3 không phản ứng với Ag do tính khử Ag < Fe2+ < Fe.
Câu 25:
Kim loại Al không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. HCl + Al → AlCl3 + H2
B. MgSO4 + Al: Không phản ứng
C. CuCl2 + Al → AlCl3 + Cu
D. Fe2(SO4)3 + Al → Al2(SO4)3 + FeSO4
Câu 26:
Chất X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 tạo kết tủa tan trong axit HCl. Chất X là
A. K2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + KOH
C. NaHCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + NaOH + H2O
NaCl, Ca(NO3)2 không phản ứng với Ba(OH)2. Kết tủa BaCO3 tan trong HCl nên chọn X là NaHCO3.
Câu 28:
Cho các phát biểu sau:
(a) Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
(b) Khi thủy phân hoàn toàn saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều cho một loại monosaccarit.
(c) Độ ngọt của mật ong chủ yếu do glucozơ gây ra.
(d) Một số polime như polietilen, poli(vinyl clorua), poli(metyl metacrylat) được dùng làm chất dẻo.
(e) Các loại dầu thực vật và dầu bôi trơn đều không tan trong nước nhưng tan trong các dung dịch axit.
(g) Các chất (C17H33COO)3C3H5, (C15H31COO)3C3H5 là chất béo dạng lỏng ở nhiệt độ thường.
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng, dùng phản ứng cộng H2, có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
(b) Sai, thủy phân hoàn toàn saccarozơ tạo glucozơ, fructozơ.
(c) Sai, độ ngọt của mật ong chủ yếu do fructozơ gây ra.
(d) Đúng
(e) Sai, dầu bôi trơn không tan trong axit, dầu thực vật tan một phần trong axit do phản ứng thủy phân.
(g) Sai, (C15H31COO)3C3H5 là chất béo không no, thể rắn điều kiện thường.
Câu 29:
Thủy phân 0,02 mol saccarozơ với hiệu suất 50%, thu được dung dịch hỗn hợp X. Cho X phản ứng hoàn toàn với AgNO3/NH3 dư, thu được m gam kết tủa Ag. Giá trị của m là
Saccarozơ → Glucozơ + Fructozơ → 4Ag
0,02……………………………………0,08
H = 50% nên nAg thu được = 0,08.50% = 0,04
→ mAg = 4,32 gam
Câu 31:
Cho dãy các polime sau: polietilen, xenlulozơ, nilon-6,6, amilozơ, nilon-6, tơ nitron, tơ visco, polibutađien. Số polime tổng hợp có trong dãy là:
Các polime tổng hợp: polietilen, nilon-6,6, nilon-6, tơ nitron, polibutađien.
Câu 32:
Cho ancol etylic tác dụng với kim loại Na, thu được khí H2 và chất nào sau đây?
Cho ancol etylic tác dụng với kim loại Na, thu được khí H2 và C2H5ONa:
C2H5OH + Na → C2H5ONa + H2
Câu 33:
Cho sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(1) X + 2NaOH (t°) → X1 + X2 + X3.
(2) X1 + HCl → X4 + NaCl.
(3) X2 + HCl → X5 + NaCl.
(4) X3 + O2 (men giấm/25−30°C) → X4 + H2O.
Biết X có công thức phân tử C6H10O4; X1, X2, X3, X5 là các hợp chất hữu cơ khác nhau; chất X3 có nhiều trong dung dịch sát khuẩn tay, giúp phòng ngừa các tác nhân virut gây bệnh, đặc biệt là virut SARS-COV-2.
Cho các phát biểu sau:
(a) Đốt cháy hoàn toàn 1,3a mol X5 cần ít nhất 1,95a mol O2.
(b) Phân tử X5 chứa hai loại nhóm chức.
(c) Dung dịch X4 có nồng độ từ 2 – 5% được gọi là giấm ăn.
(d) Có hai công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X.
(e) Phân tử khối của X1 là 82.
Số phát biểu đúng là:
X3 có nhiều trong dung dịch sát khuẩn tay → X3 là C2H5OH
(4) → X4 là CH3COOH
(2) → X1 là CH3COONa
X là CH3COO-CH2-COO-C2H5
X2 là HO-CH2-COONa; X5 là HO-CH2-COOH
(a) Đúng: C2H4O3 + 1,5O2 → 2CO2 + 2H2O
Khi nC2H4O3 = 1,3a thì nO2 = 1,95a
(b) Đúng, X5 chứa chức ancol + chức axit
(c) Đúng
(d) Sai, X có 1 cấu tạo duy nhất.
(e) Đúng
Câu 34:
Cho m gam Fe vào bình đựng dung dịch H2SO4 và HNO3, thu được dung dịch X và 1,12 lít khí NO. Thêm tiếp H2SO4 dư vào bình, thu được 0,448 lít NO và dung dịch Y. Trong cả 2 trường hợp đều có NO là sản phẩm khử duy nhất ở kiện tiêu chuẩn. Dung dịch Y hòa tan vừa hết 2,08 gam Cu không tạo sản phẩm khử N+5. Các phản ứng đều hoàn toàn. Giá trị m là
nNO tổng = 0,07; nCu = 0,0325
Bảo toàn electron:
2nFe + 2nCu = 3nNO
→ nFe = 0,0725
→ mFe = 4,06 gam
Câu 35:
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
- Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 – 3 giọt CuSO4 5% và 1ml dung dịch NaOH 10%. Lọc lấy kết tủa cho vào ống nghiệm (1). Cho từ từ dung dịch NH3 tới dư vào ống nghiệm (2) chứa 1 ml dung dịch AgNO3 đến khi kết tủa tan hết.
- Bước 2: Thêm 0,5 ml dung dịch H2SO4 loãng vào ống nghiệm (3) chứa 2ml dung dịch saccarozơ 15%. Đun nóng dung dịch trong 3 – 5 phút.
- Bước 3: Thêm từ từ dung dịch NaHCO3 vào ống nghiệm (3) khuấy đều đến khi không còn sủi bọt khí CO2. Chia dung dịch thành hai phần trong ống nghiệm (4) và (5).
- Bước 4: Rót dung dịch trong ống (4) vào ống nghiệm (1), lắc đều đến khi kết tủa tan hoàn toàn. Rót từ từ dung dịch trong ống nghiệm (5) vào ống nghiệm (2), đun nhẹ đến khi thấy kết tủa bám trên thành ống nghiệm.
Cho các phát biểu dưới đây:
(1) Sau bước 4, dung dịch trong ống nghiệm (1) có màu xanh lam.
(2) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm (3) có hiện tượng phân lớp.
(3) Dung dịch NaHCO3 trong bước 3 với mục đích loại bỏ H2SO4.
(4) Dung dịch trong ống nghiệm (4), (5) chứa một monosaccarit.
(5) Thí nghiệm trên chứng minh saccarozơ là có tính khử.
(6) Các phản ứng xảy ra trong bước 4 đều là phản ứng oxi hóa khử.
Số phát biểu đúng là:
Bước 1: Chuẩn bị Cu(OH)2/OH- trong (1) và AgNO3/NH3 trong (2)
Bước 2: Thủy phân saccarozơ trong (3)
Bước 3: Loại bỏ H2SO4 trong (3)
Bước 4: Cho một nửa (3) đã làm sạch vào (1), nửa còn lại vào (2)
(1) Đúng, các sản phẩm glucozơ, fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam
(2) Sai, ống 3 luôn đồng nhất
(3) Đúng
(4) Sai, chứa glucozơ, fructozơ
(5) Sai, chứng minh saccarozơ bị thủy phân trong H+.
(6) Sai, phản ứng tráng gương là oxi hóa khử, phản ứng tạo phức xanh lam không phải oxi hóa khử.
Câu 36:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm triglixerit X và các axit béo Y (tỉ lệ mol của X và Y là 1 : 1) cần vừa đủ 6,315 mol O2, thu được CO2 và 4,23 mol H2O. Cho m gam X tác dụng với một lượng dư dung dịch brom, thấy có 0,09 mol Br2 đã tham gia phản ứng. Hiđro hóa hoàn toàn E (Ni, t°) rồi cho sản phẩm tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH, thu được x gam muối. Giá trị của x là
nX = nY = a và nCO2 = b; nH2 làm no E = nBr2 = 0,09
Bảo toàn O → 6a + 2a + 6,315.2 = 2b + 4,23
nX = a = [b – (4,23 + 0,09)]/2
→ a = 0,06; b = 4,44
Bảo toàn khối lượng → mE = 69,42
E + H2 → E’ nên mE’ = mE + mH2 = 69,6
nNaOH = 3nX + nY = 0,24; nC3H5(OH)3 = nH2O = 0,06
Bảo toàn khối lượng:
mE’ + mNaOH = x + mC3H5(OH)3 + mH2O
→ x = 72,6 gam
Câu 37:
Hỗn hợp X gồm metan, etilen, propin, vinylaxetilen và hiđro. Dẫn X qua Ni nung nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với khí nitơ đioxit là 1. Biết 5,6 lít hỗn hợp Y (đktc) làm mất màu vừa đủ 72 gam brom trong dung dịch. Hỏi 5,6 lít hỗn hợp X (đktc) làm mất màu vừa đủ bao nhiêu gam brom trong dung dịch?
Phản ứng xảy ra hoàn toàn, Y không no (có làm mất màu Br2) nên Y không chứa H2 dư.
Y dạng CnH2n+2-2k với k = nBr2/nY = 1,8
→ MY = 14n + 2 – 2k = 46
→ n = 3,4
Vậy Y là C3,4H5,2. Các hiđrocacbon trong X có cùng 4H nên:
C3,4H4 + 0,6H2 → C3,4H5,2
x……………..0,6x
nX = x + 0,6x = 0,25 → x = 0,15625
k’ = (3,4.2 + 2 – 4)/2 = 2,4
→ nBr2 = k’.x = 0,375 mol
→ mBr2 = 60 gam
Câu 38:
Hỗn hợp E gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2. Nung 23,84 gam E trong môi trường trơ, thu được chất rắn X (chỉ gồm Fe và các oxit) và 0,12 mol khí NO2. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl nồng độ 3,65%, thu được 672 ml khí H2 (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được 102,3 gam kết tủa gồm Ag và AgCl. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của muối FeCl2 trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây?
Y gồm FeCl2 (a), FeCl3 (b)
→ m↓ = 143,5(2a + 3b) + 108a = 102,3 (1)
nH2O = nO(X) = c
→ mE = 56(a + b) + 16c + 0,12.46 = 23,84 (2)
Bảo toàn electron: 3(a + b) = 2c + a + 0,03.2 (3)
(1)(2)(3) → a = 0,15; b = 0,1; c = 0,27
nHCl = 2nH2 + 2nH2O = 0,6
mddY = mX + mddHCl – mH2 = 618,26
→ C%FeCl2 = 3,08%
Câu 39:
Sục CO2 vào 200 gam dung dịch Ca(OH)2 ta có kết quả theo đồ thị như hình dưới đây.
Tính C% của chất tan trong dung dịch sau phản ứng khi nCO2 = 1,2 mol?
Kết tủa cực đại khi nCO2 = 0,8 → nCa(OH)2 = 0,8
Khi nCO2 = 1,2 thì nCaCO3 = 0,4 và nCa(HCO3)2 = 0,4
mdd = mCO2 + mddCa(OH)2 – mCaCO3 = 212,8
→ C%Ca(HCO3)2 = 30,45%