IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Toán Đề kiểm tra giữa học kì 2 Toán lớp 7 CTST có đáp án

Đề kiểm tra giữa học kì 2 Toán lớp 7 CTST có đáp án

Đề kiểm tra giữa học kì 2 Toán lớp 7 CTST - Đề 01 có đáp án

  • 1111 lượt thi

  • 18 câu hỏi

  • 90 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tỉ lệ thức nào sau đây không được lập từ tỉ lệ thức \(\frac{{14}}{8} = \frac{{21}}{{12}}\)?

Xem đáp án

Đáp án C

Từ tỉ lệ thức \(\frac{{14}}{8} = \frac{{21}}{{12}}\) ta có thể lập được các tỉ lệ thức \(\frac{{14}}{{21}} = \frac{8}{{12}}\); \(\frac{{21}}{{14}} = \frac{{12}}{8}\); \(\frac{{12}}{{21}} = \frac{8}{{14}}\).

Do đó \(\frac{{14}}{{12}} = \frac{{21}}{8}\) không được lập từ tỉ lệ thức \(\frac{{14}}{8} = \frac{{21}}{{12}}\).


Câu 2:

Biết đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x với các cặp giá trị tương ứng trong bảng sau:

x

−5

1

y

1

?

Giá trị cần điền vào “?”

Xem đáp án

Đáp án A

Đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ \[k = \frac{{ - 1}}{5}\].

Ta có \[\frac{{ - 1}}{5}\,\,.\,\,1 = \frac{{ - 1}}{5}\]. Do đó giá trị cần điền vào bảng là \[\frac{{ - 1}}{5}\].


Câu 4:

Bộ ba độ dài đoạn thẳng nào sau đây tạo thành một tam giác?

Xem đáp án

Đáp án B

Ta có: 5 – 4 = 1 < 3; 5 – 3 = 2 < 4; 4 – 3 = 1 < 5.

Vậy bộ ba độ dài 3 cm; 4 cm; 5 cm có thể tạo thành một tam giác.


Câu 5:

Cho hình vẽ

Cho hình vẽ Hai tam giác trên bằng nhau theo trường hợp A. Cạnh - góc - góc (ảnh 1)

Hai tam giác trên bằng nhau theo trường hợp

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 6:

Cho hình vẽ

Cho hình vẽ Số đo của góc EFH là A. 105 độ B. 115 độ C. 125 độ D. 135 độ (ảnh 1)

Số đo của \(\widehat {EFH}\)

Xem đáp án

Đsap án D

Cho hình vẽ Số đo của góc EFH là A. 105 độ B. 115 độ C. 125 độ D. 135 độ (ảnh 2)

Xét ∆DEF có DE = DF nên ∆DEF cân tại D.

Mặt khác ∆DEF cân tại D có \(\widehat {\rm{D}} = 90^\circ \)

Suy ra ∆DEF vuông cân tại D.

Suy ra \(\widehat {{\rm{DFE}}} = 45^\circ \) (tính chất tam giác vuông cân)

Ta có: \(\widehat {{\rm{DFE}}} + \widehat {EFH} = 180^\circ \) (hai góc kề nhau)

Hay \(45^\circ + \widehat {EFH} = 180^\circ \)

Suy ra \(\widehat {EFH} = 180^\circ - 45^\circ = 135^\circ \).

Tam giác ABC có \(\widehat A\)= 90°; \(\widehat B\)= \(\widehat C\)= 45° nên tam giác ABC là tam giác vuông cân.


Câu 7:

Cho ABCD là hình chữ nhật như hình vẽ, điểm E nằm trên cạnh CD. Khẳng định nào sau đây là sai?

Cho ABCD là hình chữ nhật như hình vẽ, điểm E nằm trên cạnh CD. Khẳng định nào  (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án A

Cho ABCD là hình chữ nhật như hình vẽ, điểm E nằm trên cạnh CD. Khẳng định nào  (ảnh 2)

Khẳng định AE < AD là sai vì AD là đường vuông góc, AE là đường xiên.


Câu 8:

Điền vào chỗ trống sau: “Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại … của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng đó”.

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 9:

Tìm số hữu tỉ x trong tỉ lệ thức sau:

\(\frac{{ - 6}}{x} = \frac{9}{{ - 15}}\);

Xem đáp án

\(\frac{{ - 6}}{x} = \frac{9}{{ - 15}}\)

\(x = \frac{{\left( { - 6} \right) \cdot \,\,\left( { - 15} \right)}}{9}\)

x = 10

Vậy x = 10.


Câu 10:

Tìm số hữu tỉ x trong tỉ lệ thức sau

\(\frac{{3x - 7}}{8} = \frac{5}{2}\)

Xem đáp án

\(\frac{{3x - 7}}{8} = \frac{5}{2}\)

\(3x - 7 = \frac{{8\,\,.\,\,5}}{2}\)

3x – 7 = 20

3x = 27

x = 9

Vậy x = 9.


Câu 11:

Tìm số hữu tỉ x trong tỉ lệ thức sau

\(\frac{{ - 4}}{x} = \frac{x}{{ - 49}}\)

Xem đáp án

\(\frac{{ - 4}}{x} = \frac{x}{{ - 49}}\)

x2 = (−4) . (−49)

x2 = 196

x = 14 hoặc x = −14

Vậy x {14; −14}.


Câu 12:

Cho \(\frac{a}{b} = \frac{6}{5}\). Tìm a, b biết: a – b = 3.

Xem đáp án

Ta có \(\frac{a}{b} = \frac{6}{5}\) suy ra \(\frac{a}{6} = \frac{b}{5}\).

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

\(\frac{a}{6} = \frac{b}{5} = \frac{{a - b}}{{6 - 5}} = \frac{3}{1} = 3\).

Do đó a = 6 . 3 = 18; b = 5 . 3 = 15.

Vậy a = 18; b = 15.


Câu 13:

Cho \(\frac{x}{2} = \frac{y}{3} = \frac{z}{5}.\) Tìm x, y, z biết x – 2y + 3z = 33.  
Xem đáp án

Ta có \(\frac{x}{2} = \frac{y}{3} = \frac{z}{5}\) suy ra \(\frac{x}{2} = \frac{{2y}}{6} = \frac{{3z}}{{15}}\).

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

\(\frac{x}{2} = \frac{{2y}}{6} = \frac{{3z}}{{15}} = \frac{{x - 2y + 3z}}{{2 - 6 + 15}} = \frac{{33}}{{11}} = 3\).

Do đó x = 3 . 2 = 6; y = 3 . 6 = 18; z = 3 . 15 = 45.

Vậy x = 6; y = 18; z = 45.


Câu 14:

Ba đơn vị cùng vận chuyển 700 tấn hàng. Đơn vị A10 xe trọng tải mỗi xe là 5 tấn; đơn vị B20 xe trọng tải mỗi xe là 4 tấn; đơn vị C14 xe trọng tải mỗi xe là 5 tấn. Hỏi mỗi đơn vị vận chuyển được bao nhiêu tấn hàng, biết mỗi xe đều chở một số chuyến như nhau?

Xem đáp án

Gọi x, y, z (tấn) lần lượt là khối lượng hàng các đơn vị A, B, C vận chuyển (x, y, z > 0).

Theo đề bài ta suy ra: \[\frac{x}{{50}} = \frac{y}{{80}} = \frac{z}{{70}}\].

Ba đơn vị cùng vận chuyển 700 tấn hàng nên x + y + z = 700.

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

\[\frac{x}{{50}} = \frac{y}{{80}} = \frac{z}{{70}} = \frac{{x + y + z}}{{50 + 80 + 70}} = 3,5\].

Do đó x = 50 . 3,5 = 275; y = 80 . 3,5 = 280; z = 70 . 2,5 = 245 (thỏa mãn).

Vậy đơn vị A, B, C lần lượt vận chuyển được 275 tấn hàng, 280 tấn hàng và 245 tấn hàng.


Câu 15:

Cho góc xOy khác góc bẹt có Ot là tia phân giác. Qua điểm H thuộc tia Ot, kẻ đường vuông góc với Ot và cắt Ox và Oy theo thứ tự A và B.

Chứng minh OA = OB.

Xem đáp án
Cho góc xOy khác góc bẹt có Ot là tia phân giác. Qua điểm H thuộc tia Ot Chứng minh OA = OB (ảnh 1)

Xét ∆AHO và ∆BHO có:

\(\widehat {AHO} = \widehat {BHO} = 90^\circ \);

Cạnh OH chung;

\(\widehat {AOH} = \widehat {BOH}\) (vì Ot là tia phân giác của \(\widehat {xOy}\)).

Do đó ∆AHO = ∆BHO (cạnh huyền – góc nhọn).

Suy ra OA = OB (hai cạnh tương ứng).


Câu 16:

Cho góc xOy khác góc bẹt có Ot là tia phân giác. Qua điểm H thuộc tia Ot, kẻ đường vuông góc với Ot và cắt Ox và Oy theo thứ tự A và B.

Lấy điểm C nằm giữa O và H. Chứng minh \(\widehat {ACH} = \widehat {HCB}\).

Xem đáp án
Lấy điểm C nằm giữa O và H. Chứng minh góc ACH = góc HCB (ảnh 1) 

Xét ∆AHC và ∆BHC có:

\(\widehat {AHC} = \widehat {BHC} = 90^\circ \);

AH = BH (vì ∆AHO = ∆BHO);

Cạnh HC chung

Do đó ∆AHC = ∆BHC (hai cạnh góc vuông).

Suy ra \(\widehat {ACH} = \widehat {HCB}\) (hai góc tương ứng).


Câu 17:

Cho góc xOy khác góc bẹt có Ot là tia phân giác. Qua điểm H thuộc tia Ot, kẻ đường vuông góc với Ot và cắt Ox và Oy theo thứ tự A và B.

AC cắt Oy ở D. Trên tia Ox lấy điểm E sao cho OE = OD. Chứng minh ba điểm B, C, E thẳng hàng.

Xem đáp án
AC cắt Oy ở D. Trên tia Ox lấy điểm E sao cho OE = OD. Chứng minh ba điểm B, C (ảnh 1)

Xét ∆OEC và ∆ODC có:

OE = OD (giả thiết)

\(\widehat {EOC} = \widehat {DOC}\) (vì Ot là tia phân giác của \(\widehat {xOy}\)).

Cạnh OC chung

Do đó ∆OEC = ∆ODC (c.g.c)

Suy ra \(\widehat {ECO} = \widehat {OCD}\) (hai góc tương ứng)

Ta có \[\widehat {OCD} = \widehat {ACH}\] (đối đỉnh) hay \(\widehat {ECO} = \widehat {OCD} = \widehat {ACH} = \widehat {HCB}\)

Vì ba điểm A, C, D thẳng hàng nên \(\widehat {ACH} + \widehat {HCB} + \widehat {MCD} = 180^\circ \)

hay \(\widehat {ECO} + \widehat {OCD} + \widehat {BCD} = 180^\circ \) hay ba điểm E, C, B thẳng hàng.


Câu 18:

Cho tỉ lệ thức \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\). Chứng minh rằng \(\frac{{ab}}{{cd}} = \frac{{{a^2} - {b^2}}}{{{c^2} - {d^2}}}\).

Xem đáp án

\(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\) nên ad = bc.

Ta có: ab(c2 – d2) = abc2 – abd2 = acbc – adbd;

cd(a2 – b2) = cda2 – cdb2 = acad – bcbd.

Do đó ab(c2 – d2) = cd(a2 – b2).

Suy ra \(\frac{{ab}}{{cd}} = \frac{{{a^2} - {b^2}}}{{{c^2} - {d^2}}}\) (đpcm).


Bắt đầu thi ngay