Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Hóa học (Đề 17)
-
113 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho dung dịch NaOH vào dung dịch X thấy tạo thành kết tủa màu nâu đỏ. X có thể là dung dịch chất nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
X có thể là dung dịch Fe2(SO4)3:
Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3↓ (nâu đỏ) + 3Na2SO4.
Câu 2:
Điện phân nóng chảy MgCl2, ở catot xảy ra
Đáp án đúng là: C
Điện phân nóng chảy MgCl2, ở catot xảy ra sự khử ion Mg2+:
Mg2+ + 2e → Mg.
Câu 5:
Kim loại nào sau đây được dùng làm tế bào quang điện?
Đáp án đúng là: A
Kim loại Cs được dùng làm tế bào quang điện.
Câu 6:
Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
Đáp án đúng là: A
HCl là axit mạnh, nên là chất điện li mạnh.
Câu 7:
Chất nào sau đây là chất gây nghiện có nhiều trong thuốc lá?
Đáp án đúng là: D
Nicotin là chất gây nghiện có nhiều trong thuốc lá.
Câu 8:
Ở điều kiện thường, chất nào sau đây là chất lỏng?
Đáp án đúng là: D
Anilin là chất lỏng ở điều kiện thườngCâu 10:
Đáp án đúng là: B
Tác nhân chủ yếu gây ra hiện tượng mưa axit ở gần các khu vực công nghiệp lớn là do sự tăng nồng độ trong khí quyển của SO2 và NO2.
Câu 11:
Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
Đáp án đúng là: C
Kim loại W có nhiệt độ nóng chảy cao nhất.
Câu 17:
Cho Ba phản ứng với nước (dư) thu được dung dịch chứa chất tan nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
Câu 18:
Đáp án đúng là: D
Phèn chua được dùng để làm trong nước đục, dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong nhuộm vải.
Câu 20:
Để làm mềm nước cứng có tính cứng vĩnh cửu, người ta có thể sử dụng chất nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Câu 21:
Cho 5,6 gam bột Fe vào lượng dư dung dịch AgNO3. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
Đáp án đúng là: C
Câu 22:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án đúng là: D
Poliacrilonitrin được điều chế bằng phản ứng trùng hợp CH2=CH-CN.
Câu 23:
X là chất rắn, dạng sợi, màu trắng, chiếm 98% thành phần bông nõn. Đun nóng X trong dung dịch H2SO4 70% đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất Y là monosaccarit. Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án đúng là: B
X là chất rắn, dạng sợi, màu trắng, chiếm 98% thành phần bông nõn → X là xenlulozơ
Đun nóng X trong dung dịch H2SO4 70% đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất Y là monosaccarit → Y là glucozơ.
A. Sai, glucozơ có tráng gương.
C. Sai, xenlulozơ và tinh bột có số mắt xích khác nhau nên CTPT khác nhau, không phải đồng phân.
D. Sai, glucozơ là hợp chất hữu cơ tạp chức.
Câu 24:
Đun nóng 100 gam dung dịch saccarozơ 3,42% (xúc tác axit vô cơ loãng) một thời gian thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X bằng một lượng NaOH (vừa đủ) thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) đun nóng, thu được 2,592 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng thủy phân saccarozơ là
Đáp án đúng là: A
Câu 25:
Đốt cháy 4,3 gam hỗn hợp gồm Zn, Al và Mg trong khí oxi dư, thu được 6,86 gam hỗn hợp oxit X. Toàn bộ hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,5M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
Đáp án đúng là: B
Câu 26:
Khi thủy phân este X có công thức phân tử C3H6O2 trong môi trường axit, thu được axit Y có phản ứng tráng gương và ancol Z. Công thức cấu tạo của X là
Đáp án đúng là: A
Axit Y có phản ứng tráng gương là HCOOH.
→ X là HCOOC2H5.
Câu 27:
Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được dung dịch X. Trong số các chất sau: Cu, NaNO3, NaOH, BaCl2, KCl, số chất tác dụng được với dung dịch X là
Đáp án đúng là: C
Câu 28:
Đun nóng 0,1 mol este đơn chức, mạch hở X với 150 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 8,8 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
Đáp án đúng là: B
Câu 29:
Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án đúng là: C
A. Sai, một số chất vô cơ và hữu cơ như S, P, C, C2H5OH bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
B. Sai, quặng giàu sắt nhất là manhetit (chứa Fe3O4)
D. Sai, dung dịch Na2CrO4 có màu vàng.
Câu 30:
Để tác dụng hết với dung dịch chứa 15 gam amino axit X (no, mạch hở, có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl) cần dùng vừa đủ 200 ml dung dịch HCl 1M. Công thức của X là
Đáp án đúng là: A
X có 1−NH2 nên nX = nHCl = 0,2 mol
→ MX = 75: X là H2NCH2COOH.
Câu 31:
Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa triglixerit X và hai axit béo Y, Z với 200 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn khan F chỉ chứa các muối có công thức chung C17HyCOONa. Mặt khác, m gam hỗn hợp E tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,1 mol Br2. Đốt cháy hoàn toàn 0,07 mol hỗn hợp E, thu được H2O và 1,845 mol CO2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị gần nhất của m là
Đáp án đúng là: D
Câu 32:
Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi. Kết quả quá trình điện phân được ghi theo bảng sau:
Thời gian (giây) |
Khối lượng catot tăng |
Thể tích khí ở anot |
t |
10,24 gam |
V lít |
2t |
16,64 gam |
4,032 lít |
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án đúng là: A
Câu 33:
Cho các phát biểu sau:
(a) Benzyl axetat là este có mùi thơm của hoa nhài.
(b) Amino axit là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước, có nhiệt độ nóng chảy cao.
(c) Glucozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc.
(d) Tristearin là chất béo ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường.
(e) Tơ nitron thuộc loại tơ poliamit.
Số phát biểu đúng là
Đáp án đúng là: D
Các phát biểu (a) và (b) đúng.
(c) Sai, glucozơ có tráng bạc, saccarozơ không tráng bạc.
(d) Sai, tristearin ((C17H35COO)3C3H5) là chất béo no, thể rắn trong điều kiện thường.
(e) Sai, tơ nitron không chứa nhóm amit.
Câu 34:
Một loại khí thiên nhiên có thành phần phần trăm về thể tích các khí như sau: 80% metan; 15,0% etan; còn lại là tạp chất không cháy. Biết nhiệt lượng tỏa ra khi đốt hoàn toàn 1 mol metan, 1 mol etan lần lượt bằng: 880,0 kJ; 1560,0 kJ và để nâng nhiệt độ của 1,0 gam nước lên 1ºC cần cung cấp 4,2 J nhiệt lượng. Để nâng nhiệt độ của 3 lít nước từ 25ºC lên 100ºC cần đốt cháy vừa đủ V lít khí thiên nhiên ở trên. Biết khối lượng riêng của nước là 1,0 g/ml và lượng nhiệt bị tổn hao là 10%. Giá trị gần nhất của V là
Đáp án đúng là: C
Để nâng nhiệt độ của 3 lít nước từ 25ºC lên 100ºC cần đốt cháy vừa đủ x mol khí thiên nhiên, gồm CH4 (0,8x mol), C2H6 (0,15x mol) và tạp chất.
Bảo toàn năng lượng:
90%(880.0,8x + 1560.0,15x).10³ = 4,2.3000.1.(100 – 25)
→ x = 1,12 → V = 25,088 lít.
Câu 35:
Tiến hành thí nghiệm theo trình tự sau:
Bước 1: Cho một đinh sắt đã đánh sạch bề mặt vào ống nghiệm (ống nghiệm A).
Bước 2: Rót vào ống nghiệm A khoảng 3 - 4 ml dung dịch HCl, đun nóng nhẹ đến khi không còn khí thoát ra.
Bước 3: Lấy khoảng 4 – 5 ml dung dịch NaOH vào ống nghiệm khác (ống nghiệm B) và đun sôi.
Bước 4: Rót nhanh 2 – 3 ml dung dịch ở ống nghiệm A vào ống nghiệm B rồi để yên một thời gian.
Cho các phát biểu sau:
(a) Khí thoát ra của phản ứng ở bước 2 có màu vàng lục.
(b) Mục đích đun sôi dung dịch NaOH ở bước 3 là để tăng tốc độ phản ứng ở bước 4.
(c) Ngay sau bước 4, trong ống nghiệm B có chất kết tủa màu trắng hơi xanh.
(d) Sau khi để yên một thời gian, kết tủa trong ống nghiệm B chuyển dần sang màu nâu đỏ.
Số phát biểu đúng là
Đáp án đúng là: D
(a) Sai, bước 2 thoát ra khí H2 không màu:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
(b) Sai, mục đích đun sôi dung dịch NaOH ở bước 3 là loại bỏ O2 hòa tan trong dung dịch (độ tan của chất khí giảm khi nhiệt độ tăng). Có O2 hòa tan kết tủa sẽ chuyển màu nâu đỏ ngay lập tức.
Phản ứng giữa Fe2+ và OH- rất nhanh, không cần đun nóng để tăng tốc phản ứng này.
(c) Đúng: Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2 (kết tủa màu trắng hơi xanh)
(d) Đúng: 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 (nâu đỏ).
Câu 36:
Để cung cấp 230,400 kg nitơ; 74,714 kg photpho; 66,383 kg kali cho vườn cây ăn trái, người nông dân trộn 240 kg đạm ure (độ dinh dưỡng 46%); 124 kg phân lân nung chảy (chứa 90% Ca3(PO4)2 về khối lượng) và 800 kg một loại phân hỗn hợp NPK (độ dinh dưỡng ghi trên bao bì là x-y-z). Các tạp chất trong phân bón không chứa các nguyên tố N, P, K. Giá trị x, y, z lần lượt là
Đáp án đúng là: B
Câu 37:
Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 12,23 gam hỗn hợp X vào nước (dư), thu được 2,24 lít khí H2 và dung dịch Y, trong dung dịch Y có 6,0 gam NaOH. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 vào dung dịch Y, lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch Z. Cho từ từ từng giọt dung dịch Z vào 100 ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí. Giá trị của V là
Đáp án đúng là: A
Câu 38:
Hai chất hữu cơ X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở (MX < MY); T là este hai chức tạo bởi X, Y và một ancol no, mạch hở Z. Đốt cháy hoàn toàn 20,64 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng vừa đủ 15,456 lít O2, toàn bộ sản phẩm cháy được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được kết tủa và dung dịch F. Khối lượng dung dịch F giảm 32,28 gam so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Mặt khác, cho 10,32 gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư (t°) thu được 19,44 gam Ag. Nếu cho 10,32 gam hỗn hợp E tác dụng với 150 ml dung dịch KOH 1,5M (t°), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Câu 39:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch chứa a mol BaCl2 vào dung dịch chứa a mol K2SO4.
(b) Cho 3a mol KOH vào dung dịch chứa 2a mol H3PO4.
(c) Cho Zn vào dung dịch CrCl3 dư.
(d) Cho a mol Na2O vào dung dịch chứa 2a mol CuSO4.
(e) Cho dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa 2a mol NaHCO3.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối tan là
Đáp án đúng là: B
Câu 40:
Cho E là hợp chất hữu cơ mạch hở được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol bền, có công thức phân tử C5H8O3. Từ E thực hiện sơ đồ các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) E + NaOH → X + Y
(2) X + HCl → Z + NaCl
Biết X, Y, Z là các chất hữu cơ, trong đó Y có phản ứng cộng với HCl tạo một sản phẩm duy nhất, Z có phản ứng tráng bạc. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất E là hợp chất hữu cơ tạp chức.
(b) Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X thu được sản phẩm cháy gồm Na2CO3, H2O và 1 mol CO2.
(c) Chất Y có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
(d) Chất Y có đồng phân hình học.
(e) Trong phân tử chất T có 8 nguyên tử hidro.
Số phát biểu đúng là
Đáp án đúng là: D
Z tráng bạc nên Z là HCOOH → X là HCOONa.
Y + HCl tạo sản phẩm duy nhất nên Y có C=C và đối xứng → Y là HOCH2-CH=CH-CH2OH.
E là HCOO-CH2-CH=CH-CH2OH.
T là HCOO-CH2-CH=CH-CH2-OOCH.
(a) Đúng, E có chức este và ancol.
(b) Sai: 2HCOONa + O2 Na2CO3 + CO2 + H2O
(c) Sai, Y có 2−OH không kề nhau nên không phản ứng với Cu(OH)2.
(d) Đúng. Y có đồng phân hình học.
(e) Đúng, T là C6H8O4.