Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Hóa học (Đề 18)
-
109 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong điều kiện không có oxi hòa tan, kim loại sắt tác dụng với lượng dư dung dịch chất nào sau đây tạo thành muối sắt(III)?
Đáp án đúng là: B
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O.
Câu 2:
Kim loại nào sau đây có thể điều chế bằng phương pháp thủy luyện?
Đáp án đúng là: B
Kim loại Ag được điều chế bằng phương pháp thuỷ luyện.
Câu 3:
Số oxi hoá của Al trong Al2O3 là
Đáp án đúng là: B
Số oxi hoá của Al trong Al2O3 là +3.
Câu 4:
Đốt cháy kim loại Cr trong bình đựng khí O2 khô (dư) đến phản ứng hoàn toàn thu được sản phẩm là
Đáp án đúng là: A
Câu 5:
Chất nào sau đây là polime tổng hợp?
Đáp án đúng là: B
Polietilen là polime tổng hợp.
Câu 6:
Cho các cation sau: Ba2+, Na+, Cu2+, Fe3+. Cation có tính oxi hóa mạnh nhất là
Đáp án đúng là: C
Thứ tự các ion trong dãy điện hoá: Na+, Ba2+, Cu2+, Fe3+. Vậy cation có tính oxi hoá mạnh nhất là Fe3+.
Câu 7:
Tên gọi khác của ancol etylic là
Đáp án đúng là: D
Tên gọi khác của ancol etylic là etanol.
Câu 8:
Trong nước biển, muối X có trữ lượng nhiều nhất. X là
Đáp án đúng là: B
Trong nước biển, NaCl có trữ lượng lớn nhất.
Câu 9:
Chất khí sinh ra khi cho một mẩu nhỏ natri (Na) tác dụng với nước là
Đáp án đúng là: A
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.
Câu 10:
Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
Đáp án đúng là: B
Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit.
Câu 11:
Chất nào sau đây không là chất khí ở điều kiện thường?
Đáp án đúng là: C
Anilin là chất lỏng ở điều kiện thường.
Câu 12:
Tính chất vật lí không phải của nhôm là
Đáp án đúng là: D
Nhôm không có tính nhiễm từ.
Câu 13:
Cho thanh kim loại Zn vào dung dịch chất nào sau đây sẽ không xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học?
Đáp án đúng là: C
Cho thanh kim loại Zn vào dung dịch H2SO4 sẽ không xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học do không có đủ 2 điện cực. Chỉ có ăn mòn hóa học:
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
Câu 14:
Dung dịch chất nào sau đây có môi trường axit?
Đáp án đúng là: A
Dung dịch HNO3 có môi trường axit.
Câu 15:
Este nào sau đây có 4 nguyên tử cacbon trong phân tử?
Đáp án đúng là: D
Etyl axetat (CH3COOC2H5 có 4 nguyên tử C).
Câu 16:
Chất nào sau đây là thành phần chính của vôi tôi?
Đáp án đúng là: B
Ca(OH)2 là thành phần chính của vôi tôi.
Câu 20:
Nhóm gồm các chất đều gây ô nhiễm không khí là
Đáp án đúng là: B
NO2, SO2 gây ô nhiễm không khí.
Câu 21:
Đun nóng 40 gam dung dịch glucozơ nồng độ a% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của a là
Đáp án đúng là: A
Câu 22:
Cho dãy các chất sau: glucozơ, fructozơ, xenlulozơ, tinh bột. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là
Đáp án đúng là: C
Có 2 chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là: glucozơ, fructozơ.
Câu 23:
Cho amin X đơn chức, mạch hở. Để phản ứng vừa đủ với 11,8 gam X cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
Đáp án đúng là: A
X đơn chức nên nX = nHCl = 0,2 mol.
→ MX = 59: X là C3H9N.
Câu 24:
Thực hiện phản ứng este hóa hỗn hợp gồm 30 gam axit axetic và 46 gam ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc) với hiệu suất 60%. Khối lượng este thu được là
Đáp án đúng là: B
Câu 25:
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Al, MgO cần vừa đủ 200 ml dung dịch HCl 2M, thu được khí H2 và dung dịch chứa 18,1 gam muối. Giá trị của m là
Đáp án đúng là: D
Câu 26:
Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án đúng là: C
A. Sai, poliacrilonitrin được dùng làm tơ (tơ olon).
B. Sai, tơ tằm, bông thuộc loại tơ thiên nhiên.
C. Sai, cao su lưu hóa có cấu trúc mạch không gian.
Câu 27:
Cacbohiđrat X là chất kết tinh, không màu, không mùi, tan tốt trong nước, không có phản ứng tráng bạc. Thủy phân X với xúc tác axit thu được glucozơ và chất Y. Hai chất X và Y lần lượt là
Đáp án đúng là: D
Hai chất X và Y lần lượt là saccarozơ và fructozơ.
Câu 28:
Nung hỗn hợp gồm 10,8 gam Al và 16,0 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y chỉ chứa kim loại và một oxit. Khối lượng oxit trong Y là
Đáp án đúng là: A
Câu 29:
Đốt cháy 5,2 gam kim loại M trong bình kín chứa 0,06 mol hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau khi phản ứng hoàn toàn, trong bình chỉ còn 8,68 gam hỗn hợp chất rắn X gồm 2 hợp chất. Kim loại M là
Đáp án đúng là: C
Câu 30:
Hợp chất X có công thức phân tử C4H8O2. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức C3H5O2Na. Công thức cấu tạo của X là
Đáp án đúng là: B
X (C4H8O2) + NaOH → C2H5COONa
→ X là C2H5COOCH3.
Câu 31:
Cho sơ đồ các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) Ba(HCO3)2 + NaOH → X + Y + H2O
(2) Ba(HCO3)2 + 2NaOH → X + Z + 2H2O
Biết X, Y, Z là các chất vô cơ. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất X kết tủa màu trắng.
(b) Chất Y được dùng làm bột nở trong nguyên liệu làm bánh.
(c) Nhiệt phân hoàn toàn chất Y thu được chất Z.
(d) Chất Y có tính lưỡng tính.
Số phát biểu đúng là
Đáp án đúng là: B
(1) Ba(HCO3)2 + NaOH → BaCO3↓ + NaHCO3 + H2O
(2) Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O
Các chất X, Y, Z thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là BaCO3, NaHCO3, Na2CO3.
Vậy cả 4 phát biểu đều đúng.
Câu 32:
Butagas là một loại khí dùng trong sinh hoạt, có hàm lượng phần trăm theo khối lượng các chất như sau: butan 99,4% còn lại là pentan. Khi đốt cháy 1 mol butan, 1 mol pentan thì nhiệt lượng tỏa ra lần lượt là 2657 kJ và 3510 kJ. Để nâng nhiệt độ của 1 gam nước (D = 1 gam/ml) lên 1°C cần 4,16 J. Có 20% nhiệt đốt cháy thoát ra ngoài môi trường. Khối lượng khí butagas nói trên cần dùng để đun sôi 10 lít nước nói trên từ 20°C – 100°C là
Đáp án đúng là: C
Câu 33:
Cho các phát biểu sau:
(a) Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
(b) Vải làm từ tơ nilon-6,6 kém bền trong nước có tính axit hoặc tính kiềm.
(c) Dung dịch lòng trắng trứng hòa tan được Cu(OH)2, tạo hợp chất màu tím.
(d) Mỡ lợn và dầu lạc đều có thành phần chính là chất béo.
(e) Nhỏ vài giọt phenolphtalein vào dung dịch etylamin, thấy dung dịch có màu xanh.
Số phát biểu đúng là
Đáp án đúng là: A
Các phát biểu (a), (b), (d), (e) đúng.
(c) Sai, xenlulozơ bị thủy phân trong axit, không bị thủy phân trong kiềm.
(g) Sai, dung dịch etylamin có tính kiềm, làm phenolphtalein chuyển màu hồng.
Câu 34:
Supephotphat kép được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Supephotphat kép được sản xuất từ quặng photphorit và axit sunfuric đặc theo các phản ứng hóa học sau:
(a) Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 2H3PO4 + 3CaSO4
(b) Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 → 3Ca(H2PO4)2
Giả thiết hiệu suất phản ứng (a) và (b) đều đạt 90%; thành phần của quặng photphorit chứa 92,0% Ca3(PO4)2 về khối lượng (còn lại là tạp chất trơ không chứa P); nồng độ phần trăm của dung dịch axit sunfuric là 80%. Khối lượng quặng photphorit và khối lượng dung dịch axit sunfuric tối thiểu để sản xuất 1 tấn supephotphat kép lần lượt là
Đáp án đúng là: A
Câu 35:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch NaHSO4.
(b) Cho kim loại Mg vào dung dịch HCl dư.
(c) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch chứa AlCl3.
(d) Cho kim loại Ba vào dung dịch (NH4)2CO3, đun nóng.
(e) Cho hỗn hợp Al và Na (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 1) vào H2O dư.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được cả kết tủa và chất khí là
Đáp án đúng là: D
(a) Ba(HCO3)2 + 2NaHSO4 → BaSO4↓ + Na2SO4 + 2CO2↑ + 2H2O
(b) Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑
(c) 4NaOH dư + AlCl3 → NaAlO2 + 3NaCl + 2H2O
(d) Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑
Ba(OH)2 + (NH4)2CO3 → BaCO3↓ + 2NH3↑ + 2H2O
(e) Al + Na + 2H2O → NaAlO2 + 2H2↑
Hai thí nghiệm (a) và (d) thu được cả chất khí và kết tủa sau phản ứng.
Câu 36:
Hỗn hợp X gồm triglixerit Y và axit béo Z. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được sản phẩm hữu cơ gồm C15H31COONa; C17H33COONa và 13,8 gam glixerol. Nếu đốt cháy hết m gam X thì cần vừa đủ 13,925 mol O2, thu được 9,85 mol CO2 và 9,25 mol H2O. Khối lượng của Z trong m gam X là
Đáp án đúng là: D
Câu 37:
Hỗn hợp E gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2. Nung 28,0 gam E trong môi trường trơ, thu được chất rắn X (chỉ gồm Fe và các oxit) và 0,16 mol khí NO2. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl nồng độ 5,0%, thu được 672 ml khí H2 và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được 114,86 gam kết tủa gồm Ag và AgCl. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của FeCl2 trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Câu 38:
Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp Cu(NO3)2 và NaCl bằng dòng điện một chiều có cường độ 2A (điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Giả sử hiệu suất điện phân 100%. Kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng sau:
Thời gian điện phân (giây) |
t |
t + 2895 |
2t |
Tổng số mol khí ở 2 điện cực |
a |
a + 0,03 |
2,2a |
Số mol Cu ở catot |
b |
b + 0,02 |
b + 0,02 |
Giá trị của m gần nhất với
Đáp án đúng là: A
Câu 39:
Đốt cháy hoàn toàn 21,22 gam hỗn hợp Q gồm ba este X, Y, Z (MX < MY < MZ < 200 đvC) thu được 0,90 mol CO2 và 0,57 mol H2O. Mặt khác, xà phòng hoá hoàn toàn 21,22 gam Q với dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được 7,52 gam hỗn hợp E gồm hai ancol (tỉ lệ mol 1 : 3) và dung dịch chứa 26,40 gam hỗn hợp F gồm bốn muối. Đốt cháy hoàn toàn F thu được Na2CO3, H2O và 21,56 gam CO2. Phần trăm số mol của X trong hỗn hợp Q gần nhất là
Đáp án đúng là: D
Câu 40:
Cho hai chất hữu cơ mạch hở E, F có cùng công thức đơn giản nhất là CH2O. Các chất E, F, X tham gia phản ứng theo đúng tỉ lệ mol như sơ đồ dưới đây:
(1) E + NaOH → X + Y
(2) F + NaOH → X + Z
(3) X + HCl → T + NaCl
Biết: X, Y, Z, T là các chất hữu cơ và ME < MF < 100. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(b) Từ chất Y điều chế trực tiếp được axit axetic.
(c) Oxi hóa Z bằng CuO, thu được anđehit axetic.
(d) Chất Y, Z thuộc cùng dãy đồng đẳng.
(e) Chất T có nhiệt độ sôi lớn hơn chất E.
Số phát biểu đúng là
Đáp án đúng là: C
E, F tác dụng với NaOH nên có ít nhất 2O.
E, F có cùng CTĐGN là CH2O và ME < MF < 100 nên E là C2H4O2 và F là C3H6O3.
→ E là HCOOCH3; X là HCOONa và Y là CH3OH
→ F là HCOO-CH2-CH2-OH và Z là C2H4(OH)2
T là HCOOH.
(a) Đúng, X chứa -CHO (HCOONa có thể viết là NaO-CHO)
(b) Đúng: CH3OH + CO CH3COOH.
(c) Sai, oxi hóa Z bằng CuO thu được OHC-CH2OH, (CHO)2.
(d) Sai, Y và Z ở 2 dãy khác nhau.
(e) Đúng, HCOOH có liên kết H liên phân tử nên có nhiệt độ sôi lớn hơn este HCOOCH3.