(2023) Đề thi thử Hóa học THPT Sơn Tây, Hà Nội (Lần 1) có đáp án
(2023) Đề thi thử Hóa học THPT Sơn Tây, Hà Nội (Lần 1) có đáp án
-
984 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 5:
Este X có công thức phân tử C4H6O2. Thủy phân hoàn toàn X trong dung dịch NaOH dư, thu được sản phẩm gồm natri axetat và chất hữu cơ Y. Công thức của Y là
X (C4H6O2) + NaOH → CH3COONa + Y
→ X là CH3COOCH=CH2 và Y là CH3CHO.
Câu 7:
Thí nghiệm nào sau đây có thể thu được muối sắt (III) sau phản ứng?
A. Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
B. Fe3O4 + H2SO4 loãng → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O
C. Fe(OH)2 + HCl → FeCl2 + H2O
D. Không phản ứng.
Câu 10:
Kim loại Al phản ứng với dung dịch chứa chất nào sau đây?
Kim loại Al phản ứng với dung dịch chứa NaHSO4:
Al + NaHSO4 → Al2(SO4)3 + Na2SO4 + H2
Câu 11:
Khí X có tính chất: rất độc, không màu, ít tan trong nước, cháy trong không khí sinh ra chất khí làm đục nước vôi trong. Khí X là
Chọn B
Câu 12:
Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu?
K3PO4 làm mềm được nước có tính cứng vĩnh cửu vì Mg2+, Ca2+ (M2+) bị loại bỏ ra khỏi dung dịch theo phản ứng:
3M2+ + 2PO43- → M3(PO4)2↓
Câu 15:
Kim loại Ba tác dụng với nước thu được khí H2 và dung dịch làm xanh giấy quỳ tím. Dung dịch trên chứa chất nào sau đây?
Đáp án B
Câu 16:
Đun nóng tristearin trong dung dịch KOH (vừa đủ) thu được glixerol và chất X. Chất X có công thức là
Đáp án D
Câu 17:
Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
Đáp án D
Câu 18:
Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch kiềm?
Cr(OH)3 tác dụng được với dung dịch kiềm:
Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + H2O
Cr2O3 không tan trong dung dịch kiềm ở nhiệt độ thường, tan được trong dung dịch kiềm đặc nóng.
Câu 19:
Chất nào sau đây không tạo được kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3?
NaF không tạo kết tủa với AgNO3 (do AgF tan). Các chất còn lại tạo kết tủa AgCl, Ag3PO4, AgBr tương ứng.
Câu 20:
Cho metyl axetat tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được chất hữu cơ X. Chất X có khả năng tác dụng với Na. Chất X là chất nào sau đây?
CH3COOCH3 + NaOH → CH3COONa + CH3OH
Sản phẩm X tác dụng được với Na → X là CH3OH
Câu 21:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sai, tơơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ bán tổng hợp (nhân tạo).
B. Sai, polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng hợp CH2=CH2, CH2=CH-Cl tương ứng.
C. Sai, tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit adipic.
D. Đúng
Câu 22:
Cho 0,1 mol etyl acrylat tác dụng với 150 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
CH2=CH-COOC2H5 + KOH → CH2=CH-COOK + C2H5OH
nKOH = 0,15 → Chất rắn gồm C2H3COOK (0,1) và KOH dư (0,05)
→ m rắn = 13,8 gam
Câu 23:
Cho sơ đồ phản ứng:
(a) X + H2O (xt) → Y
(b) Y + AgNO3 + NH3 + H2O → Amoni gluconat + Ag + NH4NO3.
(c) Y (xt) → E + Z
(d) Z + H2O → X + G (ánh sáng, chất diệp lục)
X, Y, E lần lượt là
(b) → Y là glucozơ.
→ X là tinh bột, E là C2H5OH, Z là CO2, G là O2.
Câu 24:
Cho 26,7 gam hỗn hợp gồm valin và glyxin (tỉ lệ mol 1 : 2) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị của m là
nVal = x; nGly = 2x → 117x + 75.2x = 26,7
→ x = 0,1
Muối gồm ValNa (0,1) và GlyNa (0,2) → m = 33,3 gam
Câu 25:
Cho 2,4 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,12 lít NO (đktc) (không có khí khác) và dung dịch X. Khối lượng muối thu được có trong dung dịch X là
nMg(NO3)2 = nMg = 0,1; nNO = 0,05
Bảo toàn electron: 2nMg = 3nNO + 8nNH4NO3
→ nNH4NO3 = 1/160
→ m muối = mMg(NO3)2 + mNH4NO3 = 15,3 gam
Câu 26:
Nung hỗn hợp X gồm 1,35 gam Al và 8,64 gam FeO, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 2M. Giá trị của V là
nAl = 0,05; nFeO = 0,12
Y + HCl → Al3+ (0,05), Fe2+ (0,12), bảo toàn điện tích → nCl- = 0,39
→ VddHCl = 195 ml
Câu 27:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đốt dây sắt trong khí clo.
(b) Cho Fe vào dung dịch FeCl3.
(c) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư).
(d) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư).
(e ) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi).
(g) Cho hỗn hợp Cu (x mol) và Fe2O3 (x mol) tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng (dư).
Số thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) là
(a) Fe + Cl2 → FeCl3
(b) Fe + FeCl3 → FeCl2
(c) FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
(d) Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2
(e) Fe + S → FeS
(g) Cu + Fe2O3 + 3H2SO4 → CuSO4 + 2FeSO4 + 3H2O
Câu 28:
Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Biết hiệu suất phản ứng đạt 90%, thể tích axit nitric 68% (có khối lượng riêng 1,52 g/ml) cần đế sản xuất 59,4 kg xenlulozơ trinitrat gần nhất với giá trị nào sau đây?
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 → [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
nC6H7O2(ONO2)3 = 0,2 kmol → nHNO3 phản ứng = 0,6 kmol
→ VddHNO3 cần dùng = 0,6.63/(68%.1,52.90%) = 40,63 lít
Câu 29:
Thí nghiệm nào sau đây không tạo ra đơn chất?
A. Na + H2O → NaOH + H2
NaOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + NaCl
B. Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + H2
C. Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag
D. FeCl3 + AgNO3 → AgCl + Fe(NO3)3
Câu 30:
Este X có công thức phân tử C4H8O2 thỏa mãn các điều kiện sau:
X + H2O (H+, t°) ⇋ Y1 + Y2
Y1 + O2 (xt, t°) → Y2 + H2O
Tên gọi của X là
Y1 + O2 → Y2 + H2O nên Y1 và Y2 cùng C
→ X là CH3COOC2H5 (Etyl axetat)
Y1 là C2H5OH, Y2 là CH3COOH
Câu 31:
Cho sơ đồ các phản ứng sau:
(1) X1 + H2O → X2 + X3↑ + H2↑ (Điện phân dung dịch có màng ngăn)
(2) X2 + X4 → BaCO3 + K2CO3 + H2O
(3) X2 + X3 (t°) → X1 + X5 + H2O
(4) X4 + X6 → BaSO4 + K2SO4 + CO2 + H2O.
Các chất X5, X6 thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
(a) KCl + H2O → KOH + Cl2 + H2
(b) KOH + Ba(HCO3)2 → BaCO3 + K2CO3 + H2O
(c) KOH + Cl2 (t°) → KCl + KClO3 + H2O
(d) Ba(HCO3)2 + KHSO4 → BaSO4 + K2SO4 + CO2 + H2O
→ X5 và X6 là KClO3 và KHSO4.
Câu 32:
Butagas là một loại khí gas dùng trong sinh hoạt, có hàm lượng phần trăm theo khối lượng các chất như sau: butan 99,4% còn lại là pentan. Khi đốt cháy 1 mol butan, 1 mol pentan thì nhiệt lượng tỏa ra lần lượt là 2654 kJ và 3600 kJ. Để nâng nhiệt độ của 1 gam nước (D = 1 gam/ml) lên 1°C cần 4,16 J. Khối lượng gas cần dùng để đun sôi 2 lít nước nói trên từ 20°C – 100°C là
Lượng gas cần dùng chứa C4H10 (x mol) và C5H12 (y mol)
→ mC4H10 = 58x = 99,4%(58x + 72y)
Bảo toàn năng lượng:
2654.10³x + 3600.10³y = 2000.1.4,16(100 – 20)
→ x = 0,24915; y = 0,00121
→ mGas = 58x + 72y = 14,54 gam
Câu 33:
Phân kali clorua sản xuất được từ quặng NaCl.KCl (xinvinit) có độ dinh dưỡng là 50,0% K2O. Hàm lượng % của KCl trong phân bón đó là
Tự chọn nK2O = 1
→ m phân = 94/50% = 188
nKCl = 2nK2O = 2 → %KCl = 2.74,5/188 = 79,26%
Câu 34:
Cho các phát biểu sau:
(a) Dầu ăn và mỡ động vật có chứa nhiều triglixerit.
(b) Giấm ăn có thể sử dụng để làm giảm mùi tanh của hải sản.
(c) Trong môi trường kiềm, dạng tồn tại chủ yếu của glyxin là dạng lưỡng cực.
(d) Tơ tằm, tinh bột, bông là các polime thiên nhiên.
(e) Nhỏ dung dịch iot vào vết cắt quả chuối xanh, xuất hiện màu xanh tím.
(f) Các loại tơ tổng hợp đều được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng
(b) Đúng, mùi tanh do amin, giấm tạo muối tan với amin nên dễ rửa trôi.
(c) Sai, trong môi trường kiềm glyxin chuyển thành anion NH2-CH2-COO-
(d) Đúng
(e) Đúng, chuối xanh chứa tinh bột
(f) Sai, Có thể từ trùng hợp (như tơ olon).
Câu 35:
Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH x mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch Ba(NO3)2 (dư), thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của x là
nCO2 = 0,1; nK2CO3 = 0,02; nKOH = 0,1x
Y + Ba(NO3)2 tạo kết tủa nên Y chứa CO32-.
nBaCO3 = 0,06 < nC = 0,1 + 0,02 = 0,12 nên Y chứa thêm HCO3- (0,12 – 0,06 = 0,06)
Bảo toàn điện tích cho Y → nK+ = 0,18
Bảo toàn K → 0,02.2 + 0,1x = 0,18
→ x = 1,4
Câu 36:
Cho các phát biểu sau:
(a) Hỗn hợp Na và Al (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1) tan hết trong nước dư.
(b) Đun nóng dung dịch chứa NaHCO3 và CaCl2 có xuất hiện kết tủa.
(c) Thạch cao nung được dùng để nặn tượng, bó bột khi gãy xương.
(d) Khi cho Cu tác dụng với dung dịch Fe2(SO4)3 dư, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 3 muối.
(e) Hỗn hợp tecmit dùng để hàn gắn đường ray tàu hỏa có thành phần là Al và Fe2O3.
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng: Na + H2O → NaOH + 0,5H2
Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + 1,5H2
NaOH còn dư nên Al tan hết.
(b) Đúng: NaHCO3 + CaCl2 đun nóng → CaCO3 + NaCl + CO2 + H2O
(c) Đúng
(d) Đúng, 3 muối là CuSO4, FeSO4, Fe2(SO4)3 dư.
(e) Đúng
Câu 37:
Cho các chất hữu cơ X, Y, Z, T đều mạch hở. X, Y là hai chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng ancol anlylic; Z là axit no hai chức; T là este tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy 8,56 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 5,432 lít O2 (đktc) thu được 3,78 gam nước. Mặt khác 17,12 gam E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,09 mol Br2. Nếu đun nóng 0,15 mol E với 450 ml dung dịch KOH 0,5M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, lấy phần lỏng chứa các chất hữu cơ đi qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Quy đổi 17,12 gam E thành C3H5OH (0,09), (COOH)2 (a), CH2 (b), H2O (c)
mE = 0,09.58 + 90a + 14b + 18c = 17,12
(17,12 gấp đôi 8,56 nên số liệu đốt E được nhân 2)
nO2 = 0,09.4 + 0,5a + 1,5b = 0,485
nH2O = 0,09.3 + a + b + c = 0,42
→ a = 0,13; b = 0,04; c = -0,02
b < a nên CH2 nằm cả trong ancol.
nE = 0,09 + a + c = 0,2
0,2/0,15 = 4/3 nên khi nE = 0,15 thì quy đổi E thành C3H5OH (0,0675), (COOH)2 (0,0975), CH2 (0,03), H2O (3c/4)
Dễ thấy nKOH = 0,225 > 2n(COOH)2 nên KOH còn dư. Vậy phần lỏng hữu cơ gồm C3H5OH (0,0675), CH2 (0,03)
→ m tăng = 57.0,0675 + 0,03.14 = 4,2675
Câu 38:
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, FeCO3, Cu(NO3)2 vào dung dịch chứa NaNO3 (0,045 mol) và dung dịch H2SO4 thu được dung dịch Y chỉ chứa 62,605 gam muối trung hòa (không có ion Fe3+) và 3,808 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (trong đó có 0,02 mol khí H2). Tỉ khối của Z so với O2 là 19/17. Thêm dung dịch NaOH 1M vào Y đến khi thu được kết tủa lớn nhất là 31,72 gam thì vừa hết 865 ml. Mặt khác, cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 được dung dịch T. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào T thu được tổng 256,04 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Mg trong X là
Trong Y đặt MgSO4, FeSO4, CuSO4 và (NH4)2SO4 lần lượt là a, b, c, d mol. Ta có nNa2SO4 trong Y = 0,0225 mol
→ 120a + 152b + 160c + 132d + 0,0225.142 = 62,605
nNaOH = 2a + 2b + 2c + 2d = 0,865
m↓ = 58a + 90b + 98c = 31,72
Sản phẩm sau đó là Na2SO4 → nNa2SO4 = 0,4325 + 0,0225 = 0,455
nBaCl2 = 0,455 → Vừa đủ để tạo ra nBaSO4 = 0,455
Sau đó thêm tiếp AgNO3 dư → Tạo thêm nAgCl = 0,455.2 = 0,91 và nAg = nFe2+ = b
→ m↓ = 108b + 0,91.143,5 + 0,455.233 = 256,04
→ a = 0,2; b = 0,18; c = 0,04; d = 0,0125
Như trên đã có nH2SO4 = nNa2SO4 tổng = 0,455
Bảo toàn H:
2nH2SO4 = 8n(NH4)2SO4 + 2nH2 + 2nH2O → nH2O = 0,385 mol
Bảo toàn khối lượng:
mX + mNaNO3 + mH2SO4 = m muối + m khí + mH2O
→ mX = 27,2 gam
%Mg = 0,2.24/27,2 = 17,65%
Câu 39:
Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 xM và NaCl yM với điện cực trơ, có màng ngăn, cường độ dòng điện không đổi thu được kết quả như bảng sau:
Thời gian điện phân (giây) |
Thể tích khí thoát ra (lít) |
Ghi chú |
t |
V |
Chỉ có 1 khí thoát ra |
1,5t |
1,35V |
Thu được hỗn hợp 2 khí |
2t |
1,8V |
|
Tỉ lệ x : y là
Tự chọn V lít khí ứng với 1 mol khí.
Trong t giây: nCl2 = 1 → ne = 2
Trong 1,5t giây (ne = 3), nếu anot chỉ thoát khí Cl2 thì nCl2 = 1,5 > 1,35: Vô lý. Vậy trong 1,5t giây anot có Cl2 (u) và O2 (v)
→ u + v = 1,35 và 2u + 4v = 3
→ u = 1,2; v = 0,15
Trong 2t giây (ne = 4), tại anot: nCl2 = 1,2 → nO2 = 0,4
→ nH2 = 1,8 – 1,2 – 0,4 = 0,2
Bảo toàn electron cho catot → nCu = 1,8
Bảo toàn Cu và Cl → nCuSO4 = 1,8 và nNaCl = 2,4
Tỉ lệ nồng độ cũng là tỉ lệ mol nên: x : y = 1,8 : 2,4 = 3 : 4
Câu 40:
Este X mạch hở, trong phân tử có số liên kết π là 5. Thủy phân hoàn toàn X trong môi trường kiềm, thu được hỗn hợp Y gồm hai muối và chất hữu cơ Z. Các chất trong Y có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy Z cần dùng 3,5x mol O2, thu được CO2 có số mol ít hơn H2O là x mol. Cho các phát biểu sau:
(a) Z hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
(b) X có phản ứng tráng gương.
(c) X có 2 đồng phân cấu tạo thỏa mãn.
(d) Hiđro hóa hoàn toàn 1 mol X cần tối đa 2 mol H2 xúc tác (Ni, t°).
(e) Thuỷ phân X trong dung dịch NaOH thu được xà phòng.
Số phát biểu đúng là
Đốt Z có nCO2 < nH2O nên Z là ancol (x mol)
CnH2n+2Oa + (1,5n + 0,5 – 0,5a)O2 → nCO2 + (n + 1)H2O
→ 1,5n + 0,5 – 0,5a = 3,5
→ 3n – a = 6
→ n = 3, a = 3 là nghiệm duy nhất. Z là C3H5(OH)3
Các chất trong Y đều cùng C và X có số liên kết π là 5 nên:
X là (C2H5COO)(C2H3COO)2C3H5
(a) Đúng
(b) Sai
(c) Đúng, gốc no nằm ngoài và nằm giữa.
(d) Đúng: (C2H5COO)(C2H3COO)2C3H5 + 2H2 → (C2H5COO)3C3H5
(e) Sai, X không phải chất béo nên thủy phân không tạo xà phòng.