IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Hóa học (2023) Đề thi thử Hóa THPT Hoàng Văn Thụ, Hòa Bình (Lần 1) có đáp án

(2023) Đề thi thử Hóa THPT Hoàng Văn Thụ, Hòa Bình (Lần 1) có đáp án

(2023) Đề thi thử Hóa THPT Hoàng Văn Thụ, Hòa Bình (Lần 1) có đáp án

  • 1114 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường nho


Câu 2:

Hoà tan m gam Al bằng dung dịch HCl (dư), thu được 6,72 lít H2 (đktc). Giá trị của m là

Xem đáp án

2Al + 6HCl —> 2AlCl3 + 3H2

nH2 = 0,3 —> nAl = 0,2 —> mAl = 5,4 gam

Chọn A


Câu 3:

Kim loại Al không phản ứng với chất nào sau đây?

Xem đáp án

A. Không phản ứng, do Al bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội.

B. Al + CuSO4 —> Cu + Al2(SO4)3

C. Al + HCl —> AlCl3 + H2

D. Al + H2O + NaOH —> NaAlO2 + H2

Chọn A


Câu 4:

Kim loại nào có tính dẫn điện tốt nhất trong các kim loại sau?

Xem đáp án

Độ dẫn điện: Ag > Cu > Au > Al > Fe —> Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag.

Chọn C


Câu 5:

Este X có công thức cấu tạo thu gọn là CH3COOCH3. Tên gọi của X là


Câu 6:

Thành phần chính của quặng xiđerit là:


Câu 7:

Poli(vinylclorua) được điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng


Câu 8:

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một?


Câu 9:

Bột ngọt là muối mononatri của:


Câu 11:

Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?


Câu 12:

Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là:


Câu 13:

Kim loại không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là


Câu 14:

Hợp chất nào sau đây không thuộc loại đipeptit ?

Xem đáp án

Hợp chất H2N—CH2—CH2—CONH—CH2—CH2—COOH không thuộc loại đipeptit vì mắt xích H2N—CH2—CH2—CO— không tạo bởi α-amino axit.

Chọn B


Câu 15:

Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2


Câu 16:

Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra glixerol?

Xem đáp án

Triolein tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra glixerol:

(C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH —> 3C17H33COONa + C3H5(OH)3

Chọn B


Câu 17:

Đốt cháy kim loại X trong oxi, thu được oxit Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch Z chứa hai muối. Kim loại X là

Xem đáp án

X là Fe, Y là Fe3O4, Z chứa FeCl2, FeCl3:

Fe + O2 —> Fe3O4

Fe3O4 + HCl —> FeCl2 + FeCl3 + H2O

Chọn D


Câu 18:

Chất thuộc loại polisaccarit là


Câu 19:

Chất nào dưới đây thuộc loại polime tổng hợp?


Câu 20:

Cho phản ứng hóa học: Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag. Trong phản ứng trên xảy ra

Xem đáp án

Trong phản ứng trên xảy ra sự oxi hóa Zn (số oxi hóa tăng từ 0 lên +2) và sự khử Ag+ (số oxi hóa giảm từ +1 xuống 0)

Chọn C


Câu 21:

Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z là:

Xem đáp án

X chứa Al2(SO4)3, FeSO4, H2SO4

Y gồm Fe(OH)2, BaSO4

Z gồm Fe2O3, BaSO4.

Chọn D


Câu 22:

Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

A. Đúng, do không có 2 điện cực và không có môi trường điện li nên chỉ có quá trình ăn mòn hóa học.

B. Đúng, Hg là kim loại thể lỏng duy nhất ở điều kiện thường nên nhiệt độ nóng chảy của nó thấp nhất.

C. Sai, Be không phản ứng.

D. Đúng, vì chậu sẽ bị thủng do phản ứng:

Al2O3 + Ca(OH)2 —> Ca(AlO2)2 + H2O

Al + H2O + Ca(OH)2 —> Ca(AlO2)2 + H2

Chọn C


Câu 23:

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

A. Đúng

B. Sai, Lys là C6H14N2O2.

C. Sai, anilin là bazơ rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím.

D. Sai, thành phần chính của bột ngọt là muối mononatri glutamic.

Chọn A


Câu 24:

Cho hỗn hợp gồm có 7,3 gam lysin và 7,5 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là:

Xem đáp án

nLys = 0,05; nGly = 0,1

Y + HCl dư tạo các muối Lys(HCl)2 (0,05), GlyHCl (0,1), KCl (0,3)

—> m muối = 44,45 gam

Chọn A


Câu 25:

Nhúng một đinh sắt vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, sấy khô và đem đi cân thì thấy khối đinh sắt tăng thêm m gam. Giá trị của m là

Xem đáp án

Fe + 2AgNO3 —> Fe(NO3)2 + 2Ag

nAgNO3 = 0,1 —> nFe phản ứng = 0,05 và nAg = 0,1

Δm = mAg – mFe phản ứng = 8

Chọn B


Câu 26:

Thực hiện phản ứng este hoá giữa 3,2 gam ancol metylic với lượng dư axit propionic, thu được m gam este. Biết hiệu suất phản ứng este hoá là 50%. Giá trị của m là:

Xem đáp án

CH3OH + C2H5COOH —> C2H5COOCH3 + H2O

—> nC2H5COOCH3 = nCH3OH phản ứng = 0,1.50% = 0,05

—> mC2H5COOCH3 = 4,4 gam

Chọn B


Câu 27:

Kim loại M tác dụng được với axit HCl và oxit của nó bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao. M là kim loại nào sau đây?

Xem đáp án

Kim loại M tác dụng được với axit HCl —> M đứng trước H trong dãy điện hóa.

Oxit của M bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao —> M đứng sau Al trong dãy điện hóa.

—> Chọn M là Fe:

Fe + HCl —> FeCl2 + H2

FexOy + CO —> Fe + CO2

Chọn C


Câu 28:

Một amin có trong cây thuốc lá rất độc, nó là tác nhân chính gây ra viêm phổi, ho lao. Amin đó là


Câu 29:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa glucozơ, fructozơ, saccarozơ cần dùng vừa đủ 67,2 lít khí O2 (đktc) thu được 51,48 gam H2O. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Quy đổi X thành C và H2O

nC = nCO2 = 3 mol

—> mX = mC + mH2O = 87,48 gam

Chọn D


Câu 30:

Các núi đá dọc bờ sông hay ở dưới biển thì có hiện tượng chân núi đá bị ăn mòn lõm vào tạo hốc sâu, hang động… Ngoài tác động mài mòn của nước thì có nguyên nhân chính là có phản ứng hóa học xảy ra trong thời gian dài. Phản ứng đó là

Xem đáp án

Nguyên nhân chính của hiện tượng núi đá bị ăn mòn lõm vào tạo hốc sâu là sự xâm thực của H2O có hòa tan CO2:

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

Chọn B


Câu 31:

Cho các polime sau: Polietilen, tơ lapsan, polistiren, polibutađien, tơ nilon-6,6. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là:

Xem đáp án

Các polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là: Polietilen, polistiren, polibutađien (trùng hợp tương ứng từ CH2=CH2, C6H5—CH=CH2, CH2=CH—CH=CH2)

Chọn D


Câu 32:

Cho 2,16 gam Al tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,224 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là

Xem đáp án

nAl(NO3)3 = nAl = 0,08; nNO = 0,01

Bảo toàn electron: 3nAl = 3nNO + 8nNH4NO3

—> nNH4NO3 = 0,02625

m muối = mAl(NO3)3 + mNH4NO3 = 19,14 gam

Chọn D


Câu 33:

Cho các phát biểu sau:

(a) Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

(b) Ở điều kiện thường, alanin là chất rắn.

(c) Ở điều kiện thích hợp, tripanmitin tham gia phản ứng cộng H2.

(d) Thủy phân saccarozơ trong môi trường kiềm thu được glucozơ và fructozơ.

Số phát biểu sai là:

Xem đáp án

(a) Sai, tơ nitron điều chế bằng phản ứng trùng hợp CH2=CH-CN

(b) Đúng, alanin tồn tại ở dạng ion lưỡng cực nên có dạng tinh thể (thể rắn) điều kiện thường

(c) Sai, tripanmitin là chất béo no

(d) Sai, saccarozơ không bị thủy phân trong kiềm

Chọn B


Câu 34:

Cho các phát biểu sau

(a) Điện phân dung dịch CaCl2, thu được Ca ở catot.

(b) Than hoạt tính được sử dụng nhiều trong mặt nạ phòng độc, khẩu trang y tế.

(c) Cho Ba(HCO3)2 vào dung dịch KHSO4 sinh ra kết tủa và khí.

(d) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 xảy ra ăn mòn điện hóa.

(e) Để phân biệt khí CO2 và SO2 có thể dùng dung dịch nước vôi trong.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

(a) Sai, thu được H2 ở catot:

CaCl2 + H2O —> H2 + Cl2 + Ca(OH)2

(b) Đúng

(c) Đúng: KHSO4 + Ba(HCO3)2 —> BaSO4 + K2SO4 + CO2 + H2O

(d) Đúng: Fe + CuSO4 —> FeSO4 + Cu

CU sinh ra bám vào lá Fe làm xuất hiện cặp điện cực Fe-Cu cùng tiếp xúc với dung dịch điện li nên có ăn mòn điện hóa.

(e) Sai, cả CO2, SO2 đều tạo kết tủa trắng với Ca(OH)2. Để nhận biết 2 chất này ta dùng dung dịch Br2 (SO3 làm mất màu).

Chọn B


Câu 35:

Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X cần 3,875 mol O2, thu được 2,75 mol CO2. Mặt khác, 0,2 mol X tác dụng được tối đa với 0,4 mol Br2 trong dung dịch. Cho m gam X tác dụng vừa đủ dung dịch KOH thu được a gam muối. Giá trị của a là:

Xem đáp án

k = nBr2/nX + 3 = 5 —> X là CxH2x-8O6 (y mol)

CxH2x-8O6 + (1,5x – 5)O2 —> xCO2 + (x – 4)H2O

nO2 = y(1,5x – 5) = 3,875

nCO2 = xy = 2,75

—> x = 55; y = 0,05

nKOH = 3y = 0,15; nC3H5(OH)3 = y = 0,05

Bảo toàn khối lượng:

y(14x + 88) + 0,15.56 = m muối + 0,05.92

—> m muối = 46,7 gam

Chọn A


Câu 36:

Hỗn hợp X gồm 2 este no, đơn chức mạch hở và 2 amin no, mạch hở, trong đó có 1 amin đơn chức và 1 amin hai chức (hai amin có số mol bằng nhau). Cho m gam X tác dụng vừa đủ 200 ml dung dịch KOH 1,00M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 1,20 mol O2, thu được CO2, H2O và 0,12 mol N2. Giá trị của m là

Xem đáp án

nAmin đơn = nAmin đôi = x

—> nN = x + 2x = 0,12.2 —> x = 0,08

nEste = nKOH = 0,2

Amin đơn = ?CH2 + NH3

Amin đôi = ?CH2 + 2NH3 – H2

Este = ?CH2 + O2

Quy đổi X thành CH2 (a), NH3 (0,24), H2 (-0,08), O2 (0,2)

—> nO2 = 1,5a + 0,24.0,75 – 0,08.0,5 = 1,2 + 0,2

—> a = 0,84

—> m = 22,08 gam

Chọn D


Câu 37:

Hỗn hợp E gồm hai este (X và Y) đều no, mạch hở trong đó X đơn chức còn Y hai chức. Thủy phân hoàn toàn 15,52 gam E trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp 2 ancol đơn chức đồng đẳng liên tiếp T và 13,48 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn hoàn lượng ancol T trên thu được 0,46 mol CO2. Phần trăm khối lượng của X có trong E gần nhất với:

Xem đáp án

Quy đổi ancol thành CH2 (0,46) và H2O (e) —> nNaOH = e

Bảo toàn khối lượng:

15,52 + 40e = 13,48 + 0,46.14 + 18e —> e = 0,2

Số C của ancol = 0,46/e = 2,3 —> C2H5OH (0,14) và C3H7OH (0,06)

TH1: E gồm HCOOC2H5 (0,08); C2H5OOC-COOC3H7 (0,06) và CH2.

Từ mE = 15,52 —> nCH2 = 0 —> %HCOOC2H5 = 38,14%

TH2: E gồm HCOOC3H7 (0,06); (COOC2H5)2 (0,07) và CH2.

Từ mE = 15,52 —> nCH2 = 0,02/14: Loại

… (Các TH khác làm tương tự)

Chọn C


Câu 38:

Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuCl2, CuSO4 và 8,94 gam KCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi. Trong thời gian t giây đầu tiên, thu được khí ở anot và a gam kim loại ở catot. Điện phân tiếp tục thêm t giây thì dừng điện phân, thu được thêm 0,225 mol khí ở cả hai điện cực, 0,8a gam kim loại ở catot và dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa 8 gam CuO. Giá trị của m gần nhất với

Xem đáp án

nCuCl2 = x; nCuSO4 = y và nKCl = 0,12

Tại catot, trong t giây đầu tiên: nCu = z

Tại catot, trong t giây thứ hai: nCu = 0,8z —> nH2 = 0,2z

nCu tổng = x + y = z + 0,8z (1)

Dung dịch sau điện phân hòa tan nCuO = 0,1 —> nH+ = 0,2

Dung dịch sau điện phân chứa K+ (0,12), SO42- (y), H+ (0,2)

Bảo toàn điện tích: 2y = 0,12 + 0,2 (2)

ne trong t giây = 2z

TH1: Trong t giây thứ 2 vẫn còn khí Cl2 thoát ra

Tại anot trong 2t giây: nCl2 = x + 0,06 —> nO2 = z – 0,5x – 0,03

n khí trong t giây thứ 2 = (x + 0,06 – z) + (z – 0,5x – 0,03) + 0,2z = 0,225 (3)

(1)(2)(3) —> x = 0,29; y = 0,16; z = 0,25

—> m = 135x + 160y + 8,94 = 73,69

TH2: Trong t giây thứ 2 không còn khí Cl2 thoát ra

nO2 trong t giây thứ hai = 0,5z

—> 0,2z + 0,5z = 0,225 (4)

(1)(2)(4) —> x = 293/700; y = 0,16; z = 9/28

Trong t giây đầu: nCl2 = x + 0,06 = 67/140 > z: Vô lí, loại.

Chọn B


Câu 39:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và khoảng 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Lắc nhẹ, gạn bỏ lớp dung dịch giữ lại kết tủa Cu(OH)2. Rót thêm 2 ml dung dịch glucozơ vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2, lắc nhẹ

Thí nghiệm 2: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch protein 10% (lòng trắng trứng 10%), 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm

Thí nghiệm 3: Cho một đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào ống nghiệm chứa 5 ml dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau 5 phút lấy đinh sắt ra, thêm từng giọt dung dịch K2Cr2O7 vào dung dịch vừa thu được

Cho các phát biểu sau:

(1) Thí nghiệm 1: chứng tỏ glucozơ có chứa nhiều nhóm OH liền kề

(2) Thí nghiệm 2: thu được sản phẩm màu tím.

(3) Thí nghiệm 3: ion Cr2O72- bị oxi hoá thành Cr3+.

(4) Cả ba thí nghiệm đều có sự thay đổi màu sắc.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

TN1: Glucozơ thể hiện tính chất của ancol đa chức: Hòa tan Cu(OH)2 tạo phức xanh lam.

TN2: Thực hiện phản ứng màu biurê của lòng trắng trứng.

TN3: Tính khử của muối Fe2+.

(1) Đúng

(2) Đúng

(3) Sai, ion Cr2O72- bị oxi khử thành Cr3+.

Fe2+ + H+ + Cr2O72- —> Fe3+ + Cr3+ + H2O

(4) Đúng: Xanh lam, tím, mất màu da cam.

Chọn B


Câu 40:

Cho 9,52 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ca, Ba và Al (trong đó Al chiếm 22,689% về khối lượng) tan hết vào nước, thu được dung dịch Y và 5,376 lít H2 (đktc). Cho 0,36 lít dung dịch HCl 1M vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

Xem đáp án

nH2 = 0,24 —> nOH- = 0,48

nH+ = nHCl = 0,36 —> nOH- dư = 0,48 – 0,36 = 0,12

nAl3+ = 0,08

—> nAl(OH)3 = 0,12/3 = 0,04

—> mAl(OH)3 = 3,12 gam

Chọn C


Bắt đầu thi ngay