(2023) Đề thi thử Hóa THPT theo đề minh họa của Bộ Giáo dục có đáp án (Đề 36)
(2023) Đề thi thử Hóa THPT theo đề minh họa của Bộ Giáo dục có đáp án (Đề 36)
-
887 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Kim loại natri phản ứng với khí oxi khô và dư ở nhiệt độ cao tạo sản phẩm nào sau đây?
Chọn B
Câu 2:
Tinh thể Al2O3 còn được dùng để chế tạo các chi tiết trong các ngành kĩ thuật chính xác như chân kính đồng hồ, thiết bị phát tia laze,… Tên gọi của Al2O3 là
Chọn C
Câu 6:
Trong điều kiện không có oxi, sắt phản ứng với dung dịch nào sau đây sinh ra kim loại?
Chọn C
Câu 7:
Cho các oxit sau: K2O, Fe2O3, Al2O3 và CuO. Số oxit bị H2 khử khi nung nóng là
Chọn D
Câu 12:
Trong các phương pháp dưới đây, phương pháp nào sau đây chỉ khử được nước có tính cứng tạm thời?
Chọn D
Câu 13:
Khí X có màu nâu đỏ, có mặt trong khí thải của các động cơ đốt trong. Khí X phát thải ra không khí là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa axit. Khí X là
Chọn A
Câu 18:
Kali đicromat là chất rắn màu da cam, có tính oxi hóa mạnh. Công thức của kali đicromat là
Chọn C
Câu 21:
Nung 15,6 gam Al(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam một oxit kim loại. Giá trị của m là
Chọn A
Câu 24:
Tinh bột có nhiều trong thành phần của lúa, ngô, khoai sắn…. Để thu được 45,0 gam glucozơ ta cần thuỷ phân m gam tinh bột. Biết hiệu suất của quá trình thủy phân là 60%. Giá trị của m là
Chọn B
Câu 25:
Cho 0,93 gam anilin tác dụng với 140 ml dung dịch Br2 3% (có khối lượng riêng 1,3 g/mL), sau khi kết thúc phản ứng thì thu được bao nhiêu gam kết tủa (2,4,6-tribromanilin)?
Chọn A
Câu 27:
Hòa tan hết 3,92 gam hỗn hợp gồm Fe3O4 và CuO vào dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), sau phản ứng thu được 0,005 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
Chọn D
Câu 28:
Xà phòng hóa este X có công thức phân tử C5H10O2 bằng dung dịch NaOH dư thu được muối Y và ancol Z (bậc III). Công thức cấu tạo thu gọn của X là
Chọn D
Câu 29:
Cho 5 dung dịch riêng biệt: HNO3 (loãng), CuSO4, FeCl3, HCl và NaOH. Số dung dịch có khả năng phản ứng được với kim loại Fe là
Chọn B
Câu 30:
Este X được điều chế từ α-amino axit và ancol etylic. Tỉ khối hơi của X so với hiđro là 51,5. Đun nóng 10,3 gam X trong 200 ml dung dịch KOH 1,4 M thu được dung dịch Y. Tiếp tục cho Y vào dung dịch HCl dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau đó cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn Z (quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng). Giá trị của m là
Chọn B
Câu 31:
Cho các phát biểu sau:
(a) Axetilen được dùng trong đèn xì oxi-axetilen để hàn cắt kim loại.
(b) Ăn đồ chua như hành muối, dưa muối… giúp tiêu hóa chất béo dễ hơn.
(c) Glucozơ là hợp chất hữu cơ đa chức và thuộc loại monosaccarit.
(d) Các amino axit thiên nhiên là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của sự sống.
(e) Các loại tơ vinylic khá bền trong môi trường axit hoặc bazơ.
(g) Từ các chất thải như vỏ bảo, mùn cưa, rơm rạ… người ta có thể sản xuất được glucozơ.
Số phát biểu đúng là
Chọn A.
(a) Đúng, ngọn lửa do axetilen cháy có nhiệt độ rất cao nên được dùng để hàn cắt kim loại.
(b) Đúng, vị chua tạo sự ngon miệng, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động, đồng thời nó cũng cung cấp môi trường axit cho phản ứng thủy phân.
(c) Sai, glucozơ là hợp chất tạp chức
(d) Đúng.
(e) Đúng (ví dụ như tơ nitron).
(g) Đúng, các chất thải như vỏ bảo, mùn cưa, rơm rạ có thành phần là xenlulozơ, đem thực hiện phản ứng thủy phân trong môi trường axit thu được glucozơ.
Câu 32:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch NaOH vào nước cứng vĩnh cửu thấy hiện kết tủa.
(b) Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim, dẫn điện tốt hơn Ag.
(c) Phân lân nung chảy chỉ thích hợp cho đất chua.
(d) Thùng nhôm được sử dụng để chứa và vận chuyển H2SO4 đặc, nóng.
(e) Cho dung dịch NH4NO3 vào dung dịch Ca(OH)2, đun nóng nhẹ sinh ra khí mùi khai.
Số phát biểu không đúng là
Chọn C.
(b) Sai, kim loại kiềm dẫn điện tốt nhưng Ag dẫn điện tốt nhất
(d) Sai, H2SO4 đặc nguội.
Câu 33:
Xăng E5 là một loại xăng sinh học giúp thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch, phù hợp với xu thế phát triển chung trên thế giới và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Một loại xăng E5 có tỉ lệ số mol như sau: 5% etanol, 35% heptan, 60% octan. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol etanol sinh ra một lượng năng lượng là 1367kJ, 1 mol heptan sinh ra một lượng năng lượng là 4825 kJ và 1 mol octan sinh ra một lượng năng lượng là 5460 kJ, năng lượng giải phóng ra có 20% thải vào môi trường, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Một xe máy chạy 1 giờ cần một năng lượng là 36500 kJ. Nếu xe máy chạy 6 giờ với tốc độ trung bình như trên thì khối lượng xăng E5 cần sử dụng là m kg. Giá trị của m là
Chọn D.
Có 20% năng lượng thải vào môi trường nên có 80% năng lượng sinh công.
Năng lượng cần thiết để xe chạy 6h là 36500.6/80% = 273750 kJ
Năng lượng trên được cung cấp bởi x mol xăng E5 gồm C2H5OH: 0,05x mol; C7H16: 0,35x mol; C8H18: 0,6x mol
Bảo toàn năng lượng: 1367.0,05x + 4825.0,35x + 5460.0,6x = 273750 Þ x = 54,39
mxăng = 46.0,05x + 100.0,35x + 114.0,6x = 5749 gam = 5,749 kg.
Câu 34:
Triglixerit X được tạo bởi glixerol và ba axit béo gồm: axit panmitic, axit oleic và axit Y. Hỗn hợp E gồm X và Y, trong đó có % khối lượng oxi là 11,33%. Đốt cháy hoàn toàn m gam E thu được 1,64 mol CO2 và 25,74 gam H2O. Mặt khác, m gam hỗn hợp E tác dụng tối đa với 0,17 mol Br2 trong dung dịch. Phần trăm khối lượng của Y trong E là
Chọn B.
mE = m = 1,64.12 + 1,43.2 + 11,33%m Þ m = 25,42g
Độ bất bão hòa: 2nX = Þ nX = 0,02 mol
nO = 6nX + 2nY = 11,33%m/16 Þ nY = 0,03 mol
X là (C15H31COO)(C17H33COO)(RCOO)C3H5
Y là RCOOH
mE = 0,02(R + 621) + 0,03(R + 45) = 25,42 Þ R = 233
Þ %Y = 0,03(R + 45)/25,42 = 32,81%.
Câu 35:
Sản xuất phân supephotphat kép thường sử dụng quặng photphorit (có thành phần chính là Ca3(PO4)2) và dung dịch H2SO4 70% theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 ® 2H3PO4 + 3CaSO4.
Giai đoạn 2: Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 ® 3Ca(H2PO4)2.
Phân lân thu được có độ dinh dưỡng 56,8%, thành phần gồm Ca(H2PO4)2 và các chất khác không chứa photpho. Để sản xuất được một tấn phân lân theo hai giai đoạn trên cần dùng tối thiểu m tấn dung dịch H2SO4 70%. Biết hiệu suất phản ứng của giai đoạn 1 là 80%, giai đoạn 2 là 70%. Giá trị của m là
Chọn A.
Câu 36:
Nung m gam hỗn hợp X gồm Al2O3, Al, FeO và Fe3O4 (biết oxi chiếm 23,491% về khối lượng), sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần:
– Phần 1: cho tác dụng vừa đủ với 175 ml dung dịch NaOH 1M.
– Phần 2: đem hoà tan hết trong dung dịch chứa 2,925 mol HNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu 0,300 mol khí NO và dung dịch Z chỉ chứa muối, cô cạn Z thu được 196,275 gam hỗn hợp muối (trong đó có chứa 0,225 mol Fe(NO3)3). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Chọn C.
Quy đổi phần 2 thành Al (a mol), Fe (b mol) và O (c mol)
mO = 16c = 23,491%(27a + 56b + 16c) (1)
Đặt số mol NH4+ là d mol Þ 2c + 10d + 0,3.4 = 2,925 (2)
mmuối = 213a + 180(b – 0,225) + 242.0,225 + 80d = 196,275 (3)
Bảo toàn e: 3a + 2(b – 0,225) + 3.0,225 = 2c + 8d + 0,3.3 (4)
Từ (1), (2), (3), (4) Þ a = 0,525; b = 0,375; c = 0,675; d = 0,0375
Quy đổi phần 1 thành Al, Fe và O trong đó nAl = nNaOH = 0,175 mol
Phần 2 / Phần 1 = 0,525 / 0,175 = 3 lần
m = mphần 2 + (mphần 2)/3 = 61,3 gam.
Câu 37:
Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic hai chức, một este đơn chức và một este hai chức (trong phân tử mỗi chất chỉ chứa một loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 24,34 gam X bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 37,84 gam CO2 và 8,1 gam H2O. Nếu đun nóng 24,34 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và hỗn hợp Z gồm các muối (phân tử đều không chứa nhóm –OH). Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 2,28 gam. Đốt cháy hoàn toàn Z cần dùng 0,54 mol O2, thu được CO2, H2O và 24,38 gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng của chất có phân tử khối lớn nhất trong hỗn hợp X là
Chọn D.
Ta có: nO (X) = (mX – mC – mH)/16 = 0,82 mol
và = 0,23 mol Þ nNaOH = 0,46 mol
Đặt nCOO-phenol = x và nCOOH + nCOO-ancol = y
Lập hệ: 2x + 2y = 0,82 và 2x + y = 0,46 Þ x = 0,05; y = 0,36
Bảo toàn khối lượng Þ nO2 đốt X = 0,675 mol
Dạy đốt Y = 0,675 – 0,54 = 0,135 mol
Quy đổi Y thành CH3OH (a mol) và CH2 (b mol)
= 1,5a + 1,5b = 0,135 và mb.tăng = 31a + 14b = 2,28 Þ a = 0,06; b = 0,03
Ancol gồm CH3OH (0,03 mol) và C2H5OH (0,03 mol)
nCOO-Ancol = a Þ nCOOH = y – a = 0,3
X gồm:
A(COOH)2: 0,3/2 = 0,15 mol
B(COOCH3)(COOC2H5): 0,03 mol
RCOOP: 0,05 mol
mX = 0,15(A + 90) + 0,03(B + 132) + 0,05(R + P + 44) = 24,34
Þ 15A + 3B + 5R + 5P = 468
Với P ≥ 77 Þ A = 0, B = 26, R = 1, P = 77 là nghiệm duy nhất.
X gồm:
(COOH)2: 0,15 mol
C2H2(COOCH3)(COOC2H5): 0,03 mol (chất có PTK lớn nhất trong X) Þ Chiếm 19,47%.
HCOOC6H5: 0,05 mol
Câu 38:
Cho các sơ đồ phản ứng sau:
(1) X + HCl BaCl2 + X1 + H2O
(2) X2 + X1 + H2O Al(OH)3 + X3
(3) X3 + KHSO4 BaSO4 + X4 + X1 + H2O
Các chất X, X1, X2, X3, X4 là các chất khác nhau và . Phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn C.
Câu 39:
Cho 19,8 gam hỗn hợp X gồm R, RS, RCO3 (R là kim loại) tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được hỗn hợp khí Y gồm SO2, CO2 và dung dịch Z. Hỗn hợp khí Y làm mất màu tối đa 480 ml dung dịch KMnO4 0,3M. Mặt khác, nếu cho Y tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thì dung dịch thu được sau phản ứng có khối lượng giảm 25,2 gam so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Cho NaOH dư vào Z rồi lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 19,2 gam oxit. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của kim loại R trong hỗn hợp X gần nhất giá trị nào sau đây?
Chọn A.
Câu 40:
Cho hai chất hữu cơ mạch hở E, F lần lượt có công thức phân tử là CnHn+2On và CmH2m–2Om. Các chất E, F, X, Y, Z, T tham gia phản ứng theo đúng tỉ lệ mol như sơ đồ dưới đây:
(1) E + 2NaOH X + Y + Z (2) F + 2NaOH X + Y + T
(3) X + HCl Q + NaCl (4) Y + HCl R + NaCl
Biết: X, Y, Z, T, Q, R là các chất hữu cơ và MX < MY; 110 < ME < MF < 150. Cho các phát biểu sau:
(a) Các chất E, F có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(b) Các chất F và Y đều tác dụng được với kim loại Na.
(c) Chất Z là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất anđehit axetic trong công nghiệp.
(d) Dung dịch của R có nồng độ 2 – 5% dùng làm giấm ăn.
(e) Chất Q dùng để điều chế khí CO trong phòng thí nghiệm.
(g) Chất T dùng để pha chế nước rửa tay khô phòng ngừa dịch bệnh.
(h) Đốt cháy a mol chất Y cần dùng vừa đủ 1,5a mol O2.
Số phát biểu đúng là
Chọn B.
Theo (1), (2) Þ n, m ≥ 4
110 < ME < MF < 150 Þ n = 4, m = 5 là nghiệm duy nhất.
E là C4H6O4 và F là C5H8O5. Cấu tạo:
E: HCOO-CH2-COO-CH3
F: HCOO-CH2-COO-CH2-CH2OH hoặc HCOO-CH2-CH2-OOC-CH2OH
X là HCOONa; Y là HO-CH2-COONa
Z là CH3OH, T là C2H4(OH)2
Q là HCOOH; R là HO-CH2-COOH
(a) Đúng.
(b) Đúng, F và Y chứa -OH nên có phản ứng với Na.
(c) Sai, CH3CHO được sản xuất chủ yếu từ C2H4 (C2H4 + O2 (xt, to) ® CH3CHO).
(d) Sai, giấm ăn là dung dịch CH3COOH 2-5%.
(e) Đúng: HCOOH (H2SO4 đặc) ® CO + H2O.
(g) Sai, nước rửa tay khô pha từ C2H5OH.
(h) Đúng: 2HO-CH2-COONa + 3O2 ® Na2CO3 + 3CO2 + 3H2O.