Thứ bảy, 21/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Toán Trắc nghiệm Toán 7 CD Bài tập cuối chương 7 (Phần 2) có đáp án

Trắc nghiệm Toán 7 CD Bài tập cuối chương 7 (Phần 2) có đáp án

Trắc nghiệm Toán 7 CD Bài tập cuối chương 7 (Vận dụng) có đáp án

  • 509 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

Cho ∆ABC cân tại A. Tia phân giác của góc B và góc C cắt cạnh AC, AB lần lượt ở D và E. Đoạn thẳng có độ dài bằng đoạn thẳng BE là

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Cho tam giác ABC cân tại A. Tia phân giác của góc B và góc C cắt cạnh AC, AB lần lượt ở D và E. (ảnh 1)

Ta có ∆ABC cân tại A (giả thiết) suy ra ABC^=ACB^ (tính chất)

BD là tia phân giác góc B nên EBD^=DBC^=12ABC^

CE là tia phân giác góc C nên DCE^=ECB^=12ACB^

Do đó EBD^=DBC^=DCE^=ECB^

Xét ∆BEC và ∆CDB có:

ABC^=ACB^

BC là cạnh chung

ECB^=DBC^ (chứng minh trên)

Suy ra ∆BEC = ∆CDB (g.c.g)

Do đó BE = CD (hai cạnh tương ứng)

Mà BE + EA = AB; CD + DA = AC

AB = AC (tam giác ABC cân tại A)

Suy ra EA = DA ∆AED cân tại A AED^=ADE^ (tính chất)

AED^+ADE^+BAC^=180° (tổng ba góc của một tam giác)

Suy ra AED^=180°BAC^2 (1)

ABC^=ACB^ ABC^+ACB^+BAC^=180° (tổng ba góc của một tam giác)

Suy ra ABC^=180°BAC^2 (1)

Từ (1) và (2) suy ra AED^=ABC^ mà hai góc đồng vị nên ED // BC.

Suy ra EDB^=DBC^ (hai góc so le trong)

EDB^=DBC^ (chứng ninh trên)

Suy ra EDB^=EBD^

Do đó tam giác EBD cân tại E (dấu hiệu nhận biết)

Suy ra EB = ED

Vậy BE = CD = ED.


Câu 4:

Cho xOy^ khác góc bẹt, lấy điểm A thuộc tia Ox, điểm B thuộc tia Oy sao cho OA = OB. Lấy M là trung điểm của AB. Khẳng định nào dưới đây đúng?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Cho góc xOy khác góc bẹt, lấy điểm A thuộc tia Ox, điểm B thuộc tia Oy sao cho OA = OB. (ảnh 1)

M là trung điểm của AB (giả thiết) nên MB = MA

Xét ∆OBM và ∆OMA có

OB = OA (giả thiết)

OM là cạnh chung

MB = MA (chứng minh trên)

Suy ra ∆OBM = ∆OAM (c.c.c)

Do đó OMB^=OMA^  (hai góc tương ứng)

BOM^=AOM^ (hai góc tương ứng)

Suy ra OM là tia phân giác góc BOA hay góc xOy.


Câu 6:

Cho ∆ABC cân tại A. Trên 2 cạnh AB và AC lấy hai điểm M và N sao cho AM = AN. So sánh BN với BC + MN đúng là

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Cho tam giác ABC cân tại A. Trên 2 cạnh AB và AC lấy hai điểm M và N sao cho AM = AN. (ảnh 1)

∆ABC cân tại A nên AB = AC và ABC^=ACB^ (tính chất)

Mà AM = AN (giả thiết) suy ra BM = CN

Xét hai tam giác vuông MBH và NCK có:

ABC^=ACB^

BM = CN

Suy ra ∆MBH = ∆NCK (cạnh huyền – góc nhọn)

Do đó: BH = CK và MH = NK

Có AM = AN (giả thiết) suy ra ∆AMN cân tại A

AMN^=ANM^ (tính chất)

AMN^+ANM^+BAC^=180° (tổng ba góc của một tam giác)

Suy ra AMN^=180°BAC^2 (1)

B^=C^ B^+C^+BAC^=180° (tổng ba góc của một tam giác)

Suy ra B^=180°BAC^2 (1)

Từ (1) và (2) suy ra AMN^=B^ mà hai góc đồng vị nên MN // BC.

Mà BC MH nên MN MH

Xét hai tam giác vuông HMN và NKH có

MH = NK (chứng minh trên)

NH là cạnh chung

Suy ra ∆HMN = ∆NKH (cạnh huyền – cạnh góc vuông)

Do đó MN = HK

Mặt khác: BN > BK (quan hệ đường vuông góc – đường xiên)

Suy ra: 2BN > 2BK = 2(BH + HK) = 2BH + 2HK = BH + KC + MN + HK = BC + MN

Do đó: BN>BC+MN2.


Câu 7:

Cho ∆ABC (AB < AC). Đường trung trực của BC cắt BC tại E và cắt AC tại F. Lấy điểm M bất kỳ trên đường thẳng d (M ≠ F). So sánh chu vi ∆AFB và chu vi ∆AMB đúng là

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Cho tam giác ABC (AB < AC). Đường trung trực của BC cắt BC tại E và cắt AC tại  (ảnh 1)

Ta có: FE là đường trung trực của BC (giả thiết)

FB = FC (tính chất đường trung trực)

M thuộc đường trung trực của BC MB = MC (tính chất đường trung trực)

Chu vi ∆AFB = AB + AF + FB = AB + AF + FC = AB + AC

Chu vi ∆AMB = AB + AM + MB = AB + AM + MC

Xét ∆AMC có: AM + MC > AC (bất đẳng thức tam giác)

Do đó: AB + AC < AB + AM + MC

Hay chu vi ∆AFB nhỏ hơn chu vi ∆AMB.


Câu 8:

Cho ∆ABC cân tại A, trên các cạnh AB, AC lần lượt lấy hai điểm P và Q sao cho AP = AQ. Hai đoạn thẳng CP và BQ cắt nhau tại O. OH và OK lần lượt là khoảng cách từ O đến AB và AC. Khẳng định nào dưới đây sai?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Cho tam giác ABC cân tại A, trên các cạnh AB, AC lần lượt lấy hai điểm P và Q sao cho AP = AQ (ảnh 1)

∆ABC cân tại A nên AB = AC

Xét ∆ABQ và ∆ACP có

AP = AQ (giả thiết)

Góc A chung

AB = AC

Suy ra ∆ABQ = ∆ACP (c.g.c)

Do đó ABQ^=ACP^ (hai góc tương ứng)

ABC^=ACB^ (tính chất tam giác cân)

Nên OBC^=OCB^

Suy ra ∆OBC cân tại O.

OB = OC

Mà ∆ABQ = ∆ACP nên BQ = PC (hai cạnh tương ứng)

Do đó OP = OQ

Xét ∆APO và ∆AQO có

AO là cạnh chung

OP = OQ (cmt)

AP = AQ (giả thiết)

Suy ra ∆APO = ∆AQO (c.c.c)

Do đó PAO^=QAO^ (hai góc tương ứng)

AO là tia phân giác góc A

OH = OK (tính chất tia phân giác của một góc)

Vậy B sai.


Câu 9:

Cho ∆ABC có A^=60°. M là điểm nằm giữa B và C. Vẽ điểm E sao cho AB là trung trực của ME, Điểm F sao cho AC là trung trực của MF. Khẳng định nào dưới đây sai?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Cho tam giác ABC có góc A= 60 độ. M là điểm nằm giữa B và C. Vẽ điểm E sao cho AB (ảnh 1)

+) Ta có AB là trung trực của ME (giả thiết) AE = AM (tính chất đường trung trực)

AC là trung trực của MF (giả thiết) AF = AM (tính chất đường trung trực)

Do đó AE = AF A thuộc đường trung trực của EF

Hay trung trực của EF đi qua A.

+) Ta có: B thuộc đường trung trực của ME BE = BM (tính chất đường trung trực)

C thuộc đường trung trực của MF CF = CM (tính chất đường trung trực)

Mà BM + CM = BC

Nên BE + CF = BC

+) Xét ∆AEB và ∆AMB có

AE = AM

AB là cạnh chung

EB = MB

Suy ra ∆AEB = ∆AMB (c.c.c)

EAB^=MAB^  (hai góc tương ứng)

Xét ∆AFC và ∆AMC có

AF = AM

AC là cạnh chung

FC = MC

Suy ra ∆AFC = ∆AMC (c.c.c)

FAC^=MAC^  (hai góc tương ứng)

Ta có: EAF^=EAB^+MAB^+FAC^+MAC^

EAF^=2MAB^+2MAC^=2MAB^+MAC^=2BAC^=2.60°=120°.


Câu 10:

Cho ∆ABC nhọn có đường cao BD và CE. Trên tia đối của tia BD lấy điểm I sao cho BI = AC. Trên tia đối của tia CE lấy điểm K sao cho CK = AB. Chọn câu đúng nhất.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Cho tam giác ABC nhọn có đường cao BD và CE. Trên tia đối của tia BD lấy điểm I sao cho (ảnh 1)

Ta có:

∆BDA vuông tại D  ABD^+BAC^=90°

∆CEA vuông tại E  ACE^+BAC^=90°

Do đó ABD^=ACE^

Mặt khác:

ABD^+ABI^=180°  (hai góc kề bù)

ACE^+ACK^=180°  (hai góc kề bù)

Do đó: ABI^=ACK^

Xét ∆ABI và ∆KCA có

AB = KC (giả thiết)

ABI^=ACK^  (chứng minh trên)

BI = AC (giả thiết)

Suy ra ∆ABI = ∆KCA (c.g.c)

Do đó AI = AK (hai cạnh tương ứng) ∆AIK cân tại A (1)

Vì ∆ABI = ∆KCA AIB^=KAC^  (hai góc tương ứng)

∆IDA vuông tại D  AIB^+IAD^=90°

Do đó KAC^+IAD^=90°

Hay KAI^=90° (2)

Từ (1) và (2) suy ra ∆AIK vuông cân tại A.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương