Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Hóa học 160 Bài trắc nghiệm thi thử THPTQG 2019 Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết

160 Bài trắc nghiệm thi thử THPTQG 2019 Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết

160 Bài trắc nghiệm thi thử THPTQG 2019 Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết (P4)

  • 2052 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về amino axit?


Câu 3:

Hợp chất tham gia phản ứng tráng bạc là

Xem đáp án

Hợp chất tham gia tráng bạc là glucozơ.

Đáp án D.


Câu 4:

Chất nào sau đây có liên kết ion?

Xem đáp án

Chất chứa liên kết ion là K2O.

Đáp án C.


Câu 5:

Cho dãy các chất: metyl metacrylat, triolein, sccarozơ, xenlulozơ, glyxylalanin, tơ nilon-6,6. Số chất trong dãy bị thủy phân khi đun nóng trong môi trường axit là

Xem đáp án

Este, đisaccarit, polisaccarit, peptit, protein, amit đều bị thủy phân trong môi trường axit.

Các chất bị thủy phân trong môi trường axit gồm metyl metacrylat, triolen, saccarozơ, xenlulozơ, glyxylalanin, tơ nilon-6,6.

Đáp án D.


Câu 8:

Có ba mẫu hợp kim có cùng khối lượng: Al-Cu, Cu-Ag, Mg-Al. Dùng chất nào sau đây để có thể phân biệt ba mẫu hợp kim trên?

Xem đáp án

Dùng dung dịch HCl để phân biệt ba mẫu hợp kim trên:

 

Al-Cu

Cu-Ag

Mg-Al

Dung dịch HCl

Tan một phần

Không tan

Tan hoàn toàn

Phương trình phản ứng:


Câu 11:

Cho dãy các chất: axit axetic, natri axetat, axit fomic, phenol. Số chất trong dãy tác dụng với NaOH trong điều kiện thích hợp là

Xem đáp án

CH3COOH (axit axetic), CH3COONa (natri axetat), HCOOH (axit fomic), C6H5OH (phenol). Các phương trình hóa học:

CH3COONa(rắn) + NaOH(rắn)CaO, to CH4 +Na2CO3

HCOOH + NaOH  HCOONa + H2O

C6H5OH + NaOH C6H5Ona + H2O

Đáp án A.


Câu 12:

Để pha loãng H2SO4 đậm đặc, trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành theo cách nào trong các cách sau đây?

Xem đáp án

H2SO4 tan vô hạn trong nước và tỏa ra rất nhiều nhiệt. Nếu ta rót nước vào H2SO4, nước sôi đột ngột và kéo theo những giọt axit bắn ra xung quanh gây nguy hiểm. Vì vậy, muốn pha loãng axit H2SO4 đặc, người ta phải rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh mà không được làm ngược lại.

Đáp án B.


Câu 13:

Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và một lượng chất rắn không tan. Muối trong dung dịch X là

Xem đáp án

Các phương trình phản ứng:

Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O

Cu + 2FeCl3  CuCl2 + 2FeCl2

HCl dư, nên Fe2O3 hết  Rắn không tan là Cu dư. Cu dư nên FeCl3 hết.

Vậy dung dịch X gồm CuCl2, FeCl2 và HCl dư Muối trong dung dịch X là CuCl2, FeCl2.

Đáp án B.


Câu 14:

Chất có phản ứng với dung dịch Br2


Câu 15:

Trường hợp nào sau đây tạo hợp chất Fe(II)?

Xem đáp án

Fe + H2SO4(loãng) tO FeSO4 + H2 

2Fe + 3Cl2  2FeCl3

Fe + 3AgNO3(dư) Fe(NO3)3 + 3Ag

Fe + 4HNO3(dư)  Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

Vậy thí nghiệm sinh ra Fe(II) là nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng.

Đáp án A.


Câu 16:

Nhúng một lá sắt (dư) vào dung dịch chứa một trong các chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, H2SO4 đặc nóng. Sau khi phản ứng kết thúc lấy lá sắt ra, có bao nhiêu trường hợp muối sắt(II)?

Xem đáp án

Các phương trình phản ứng:

Fe + 2FeCl3 3FeCl2

Fe + AlCl3 không xảy ra.

Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu

Fe + Pb(NO3)2  Fe(NO3)2 +Pb

Các thí nghiệm tạo ra Fe(II) là nhúng lá sắt dư vào các dung dịch FeCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, H2SO4 đặc nóng.

Đáp án C.


Câu 17:

Dãy kim loại tan hoàn toàn trong H2O ở điều kiện thường là

Xem đáp án

Các kim loại nhóm IA (kim loại kiềm) như Li, Na, K, Rb, Cs đều tác dụng với H2O ở điều kiện thường. Thí dụ: 2Na + 2H2O  2NaOH + H2 

Đối với các kim loại nhóm IIA (kim loại kiềm thổ): Ca, Sr, Ba tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường. Thí dụ: Ca + 2H2O  Ca(OH)2 + H2

Mg tác dụng chậm với H2O ở nhiệt độ thường tạo ta Mg(OH)2, tác dụng nhanh với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo thành MgO. Thí dụ:

 

Be không tác dụng với H2O dù ở nhiệt độ cao.

Đáp án B.


Câu 18:

Có bốn ống thí nghiệm cùng thể tích, mỗi ống đựng một trong bốn khí sau (không theo thứ tự): O2, H2S, SO2 và HCl. Lật úp từng ống nghiệm và nhúng vào các chậu nước thì kết quả thu được như các hình vẽ dưới đây:

Vậy các bình a, b, c và d lần lượt chứa các khí

Xem đáp án

Ta đi phân tích nguyên nhân nước dâng trong ống nghiệm:

-Nước dâng trong ống nghiệm là do áp suất trong ống nghiệm giảm so với áp suất không khí, do đó không khí sẽ đẩy nước vào ống nghiệm cho tới khi áp suất trong ống nghiệm và trong không khí cân bằng.

-Giảm áp suất trong ống nghiệm có thể do khí tan vào nước hoặc khí phản ứng với nước nhưng không giải phóng khí mới.

Ta đi phân tích các khí cụ thể của bài toán như sau:

-Khí HCl tan rất nhiều trong nước, do đó mực nước trong ống nghiệm sẽ cao nhất, do đó ống nghiệm chứa khí HCl là (b).

-Khí O2 hầu như không tan trong nước (rất ít), do đó mực nước trong ống nghiệm chứa O2 hầu như không có, do đó ống nghiệm chưa khí O2 là (c).

-Khí SO2 tan nhiều trong nước, khí H2S tan ít trong nước, do đó ống nghiệm chứa SO2 là (a) và ống nghiệm chứa H2S là (d).

Đáp án D.


Câu 20:

Phản ứng nào sau đây là phản ứng nhiệt nhôm?

Xem đáp án

Phản ứng của Al với oxit kim loại yếu hơn như Fe2O3, Fe3O4,Cr2O3,…gọi là phản ứng nhiệt nhôm. Thí dụ 8Al + 3Fe3O4 to 4Al2O3 + 9Fe

Đáp án B.


Câu 21:

Gluxit nào sau đây được gọi là đường mía?

Xem đáp án

Saccarozơ còn gọi là đường mía.

Đáp án A.


Câu 22:

Các kim loại Fe, Cr, Cu cùng tan trong dung dịch nào sau đây?

Xem đáp án

Fe, Cr, Cu cùng tan trong dung dịch HNO3 loãng:

Fe + 4HNO3  Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

Cr + 4HNO3  Cr(NO3)3 + NO + 2H2O

3Cu + 8HNO3  3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Chú ý: Al, Fe, Cr không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.

Đáp án C.


Câu 23:

Kim loại X tác dụng với H2SO4 loãng cho khí H2. Mặt khác, oxit của X bị khí H2 khử thành kim loại nhiệt độ cao. X là kim lại nào?

Xem đáp án

Al2O3, MgO không bị H2 khử ở nhiệt độ cao Loại B, C.

Cu không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng Loại D.

X có thể là Fe:

 

Đáp án A.


Câu 25:

Câu nhận xét nào sau đây không đúng?


Câu 26:

Cho các chất sau đây lần lượt phản ứng với nhau từng đôi một (điều kiện có đủ): Na, NaOH, C2H5OH, CH2=CHOOH, C6H5OH. Hỏi có tối đa bao nhiêu phản ứng xảy ra?

Xem đáp án

Các phương trình hóa học:

2Na + 2C2H5OH  2C2H5ONa + H2 

2Na + 2CH2 = CHCOOH 2CH2 = CHCOONa + H2

2Na + 2C6H5OH  2C6H5ONa + H2 

NaOH + 2CH2 = CHCOOH CH2 = CHCOONa + H2O

NaOH + C6H5OH  C6H5ONa + H2O

C2H5OH + CH2 = CHCOOH H2SO4đ, to  CH2 = CHCOOC2H5 +H2O

Đáp án A.


Câu 29:

Chất không phản ứng với dung dịch HCl là

Xem đáp án

Chất không phản ứng với dung dịch HCl là phenylamoni clorua (C6H5NH3Cl).

Đáp án A.


Câu 34:

Chọn cặp chất không xảy ra phản ứng?


Câu 35:

Cho các dung dịch FeCl3, HCl, HNO3 loãng, AgNO3, ZnCl2 vf dung dịch chứa (KNO3, H2SO4 loãng). Số dung dịch tác dụng được với kim loại Cu ở nhiệt độ thường là

Xem đáp án

Các dung dịc tác dụng với Cu ở nhiệt độ thường gồm: FeCl­3, HNO3 loãng, AgNO3 và dung dịch chứa (KNO3, H2SO4 loãng):

Cu + 2FeCl3  CuCl2 + 2FeCl2

3Cu + 8HNO3(loãng) 3Cu(NO3)2 +2NO + 4H2O

Cu + 2AgNO3  Cu(NO3)2 +2Ag

Cu + dd(KNO3, H2SO4 loãng) : 3Cu + 8H+ + 2NO3-3Cu2+ + 2NO + 4H2O

Đáp án D.


Câu 36:

Cho dãy các polime sau: polietilen, xenlulozơ, nilon -6,6, amilozơ, nilon-6, tơ nitron, polibutađien, tơ visco. Số polime tổng hợp có trong dãy là

Xem đáp án

Các polime tổng hợp trong dãy gồm: polietilen, nilon-6,6, nilon-6, tơ nitron, polibutađien.

Xenlulozơ, amilozơ, là polime thiên nhiên.

Tơ visco là polime nhân tạo.

Đáp án D.


Bắt đầu thi ngay