Đề ôn luyện thi THPTQG Hóa học có lời giải chi tiết (Đề số 2)
-
7602 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
X và Y (ZX < ZY) là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và hai chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt proton của hai nguyên tử hai nguyên tố đó là 22. Nhận xét đúng về X, Y là:
Chọn C.
Vì số proton trong Y lớn hơn trong X 8 hạt nên ta tìm được X là N (Z = 7) và Y là P (Z= 15).
Câu 2:
Khi nước thải các nhà máy có chứa nhiều các ion: Cu2+, Fe3+, Pb2+ thì có thể xử lý bằng chất nào trong các chất sau
Chọn C.
Dùng vôi tôi xử lý các chất trên (với quy mô công nghiệp). Ngoài việc xử lý được còn phải yêu cầu giá rẻ nữa. Với các ion trên về nguyên tắc ta chỉ cần cho OH- để làm kết tủa các ion. Ở đây chỉ có Ca(OH)2 hợp lý. Nếu có các chất như NaOH hay KOH thì cũng không chọn vì rất đắt tiền
Câu 3:
Phát biểu sai là:
Chọn B.
Thực tế ta vẫn ngâm rau củ trong nước muối để diệt khuẩn. Tuy nhiên, nước muối diệt được khuẩn không phải do tính oxi hóa mà là làm vi khuẩn bị mất nước và chết
Câu 4:
Ancol khi đun với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp tạo ra một anken duy nhất là
Chọn B.
Ancol khi đun với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp tạo ra một anken duy nhất là:
A. CH2OH chỉ có thể tạo ete, không thể tạo anken.
B. Đúng, (CH3)3C - OH tách nước chỉ cho một anken.
C. 2,2 - đimetylpropan - 1 - ol (CH3)3C - OH chỉ có thể cho ra ete.
D. Ancol sec - butylic CH3 - CH2 - CH(OH) - CH3 cho hai anken
Câu 5:
Dãy các chất, ion vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là
Chọn A.
Các chất ion vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là các chất có số oxi hóa trung gian, nghĩa là vừa tăng vừa giảm được. Cần chú ý đối với các chất có nhiều nguyên tố thì phải xét hết các nguyên tố như HNO3 hay FeCl3 cũng được xem là chất có số oxi hóa trung gian.
Câu 8:
Các nguyên tố Na, Mg, Al, Si,... thuộc chu kì 3 thì lớp electron ngoài cùng có số electron tối đa là:
Chọn C.
Các nguyên tố thuộc chu kì 3 thì lớp electron ngoài cùng có số electron tối đa là 8.
Câu 12:
Có các phát biểu sau:
(1) Một trong những nguyên liệu sản xuất gang là quặng pirit sắt.
(2) Dung dịch H2S tiếp xúc với không khí dần trở nên vẩn đục màu vàng.
(3) Quặng apatit có thành phần chính là 3Ca3(PO4)2.CaF2.
(4) Khoáng vật florit có thành phần chính là CaF2.
(5) Các ion NO3-, PO4- , SO42- nồng độ cao gây ô nhiễm môi trường nước.
(6) Các chất: amphetamin, nicotin, moocphin, cafein là những chất gây nghiện.
Số phát biểu đúng là:
Chọn A.
Có các phát biểu sau:
(1) Đúng, quặng pirit là FeS2;
(2) Đúng
(3) Đúng, theo SGK lớp 11;
(4) Đúng, theo GK lớp 10;
(5) Đúng
(6) Sai, nicotin là chất độc tuy nhiên nó không phải chất gây nghiện
Câu 16:
Nhận định nào sau đây đúng?
Chọn B.
A. Sai, người ta dùng đường glucozơ.
B. Đúng, theo SGK lớp 12.
C. Sai, dầu ăn là este (chất béo) còn dầu máy lấy từ quá trình khai thác dầu mỏ.
D. Sai, chất xúc tác chỉ có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng chứ không có tác dụng làm chuyển dịch cân bằng (tăng, giảm) hiệu suất
Câu 17:
Phương trình hóa học của thí nghiệm nào sau đây không tạo ra đơn chất?
Chọn C.
A. Cho Fe vào dung dịch CuSO4, tạo ra đơn chất Cu.
B. Sục O3 vào dung dịch KI, tạo đơn chất I2.
C. Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3, không có đơn chất tạo thành.
D. Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch Na2S, tạo đơn chất S
Câu 18:
Khi bị bỏng bởi axit sunfuric đặc nên rửa nhanh vết bỏng bằng dung dịch nào sau đây là tốt nhất?
Chọn B.
Bản chất của việc sơ cứu các vết bỏng do axit gây ra là loại axit càng nhanh càng tốt nếu không axit sẽ hút nước trong cơ thể và gây tổn thương rất nghiêm trọng. Thực tế chỉ cần dùng nước sạch rửa là tốt lắm rồi. Tuy nhiên, nước vôi trong (loãng cũng tốt). Với dung dịch nabica là thuốc dùng trong y tế nên rất sạch nếu có dùng là tốt nhất
Câu 19:
Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian thu được 4,16 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho 5,2 gam Zn vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,82 gam chất rắn Z và dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất. Giá trị m gần nhất với
Chọn A.
m + 0,04.108 + 5,2 = 4,16 + 5,82 + 0,02.65 m = 1,76 gam.
Câu 21:
Nước Gia-ven là hỗn hợp của các chất
Chọn B.
Nước Gia-ven là hỗn hợp của NaCl, NaClO, H2O
Câu 23:
Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đồng phân. Nếu lấy 0,1 mol X đem thực hiện phản ứng tráng bạc thì thu được tối đa 21,6 gam Ag. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thì chỉ thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và m gam H2O. Kết luận nào sau đây không đúng về m và X?
Chọn D.
A. m có giá trị là 3,6: đúng.
B. X tác dụng được với Na: đúng vì có nhóm - OH.
C. X tác dụng được với dung dịch NaOH: đúng vì có este.
D. X làm hóa đỏ quỳ tím tẩm nước cất: sai vì không có chức - COOH
Câu 29:
Hai khí có thể tồn tại trong một bình chứa ở điều kiện thường là:
Chọn A.
A. O2 và Cl2: không phản ứng dù là nhiệt độ cao;
B. NH3 và Cl2: 2NH3 + 3Cl2 S + 2HCl;
C. H2S và Cl2: H2S + Cl2 S + 2HCl;
D. HI và Cl2: 2HI + Cl2 I2 + 2HCl
Câu 31:
Chất X có công thức phân tử C4H6O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức phân tử C3H3O2Na. Chất X có tên gọi là
Chọn A.
X là CH2 = CH - COOCH3
Câu 32:
Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố phi kim có 1 electron độc thân là
Chọn C.
Chú ý: K và Al cũng có 1 electron độc thân nhưng nó là kim loại.
+ O2 có cấu hình là ls22s22p2
có 2 electron độc thân.
+ Clo có cấu hình là ls22s22p63s23p5
có 1 electron độc thân
Câu 38:
Phát biểu đúng là:
Chọn C.
A. Sai, vì phenol tác dụng được với NaOH còn ancol thì không.
B. Sai, axit axetic có tính axit yếu hơn tính axit của axit fomic.
C. Đúng.
D. Sai, C4H11N khi tác dụng với dung dịch HNO2 giải phóng N2 thì phải là amin bậc 1 ứng với C4H9NH2 chỉ có 4 đồng phân
Câu 39:
Hợp chất hữu cơ không làm mất màu brom trong CCl4 là:
Chọn D.
Anđehit chỉ có thể tác dụng với dung dịch nước brom hay Br2 trong nước chứ trong CCl4 thì nó không tác dụng.
Câu 40:
Hợp chất X có công thức phân tử C3H2O3 và hợp chất Y có công thức phân tử C3H4O2. Biết khi đun nóng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì 1 mol X hoặc 1 mol Y đều tạo ra 4 mol Ag. Tổng công thức cấu tạo của X và Y thỏa mãn điều kiện bài toán là
Chọn A.
+ CTCT của X là: HOC - CO - CHO.
+ Các CTCT của Y: HOC - CH(OH) - CHO, HCOOCH - CHO.