Đề ôn luyện thi THPTQG Hóa học có lời giải chi tiết (Đề số 6)
-
7607 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Tiến hành 4 thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3.
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4.
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3.
- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là:
Chọn D.
Để có ăn mòn điện hóa thì phải thỏa mãn 3 điều kiện:
Điều kiện 1: Có 2 cực (2 kim loại khác nhau hoặc 1 kim loại, 1 phi kim).
Điều kiện 2: Hai cực này phải tiếp xúc (trực tiếp hoặc gián tiếp).
Điều kiện 3: Cùng được nhúng vào dung dịch chất điện ly.
Vậy thí nghiệm 2 và 4 thỏa mãn
Câu 4:
Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố sắt có bao nhiêu electron độc thân?
Chọn C.
Cấu hình electron của Fe: ls22s22p63s23p63d64s2 nên nguyên tử của nó có 4 electron độc thân
Câu 5:
Cho các cân bằng hóa học sau:
(a) 2HI + Cl2 (k) 2HCl + I2 (k)
(b) 2NO2(k) N2O4(k)
(c) 3H2 + N2(k) 2NHH2 (k)
(d) 2SO2 + O2 2SO2(k)
Ở nhiệt độ không đổi, khi thay đổi áp suất chung của mỗi hệ cân bằng, cân bằng nào ở trên không bị chuyển dịch:
Chọn A.
Khi áp suất thay đổi các phản ứng nào có tổng số mol khí ở hai vế phương trình khác nhau sẽ bị chuyển dịch: (b), (c), (d).
Câu 7:
Ở trạng thái cơ bản nguyên tử X có 10 electron p, nguyên tử Y có lớp vỏ electron bên ngoài là 3s23p5. Nhận xét nào sau đây về X, Y là đúng?
Chọn C.
Cấu hình e của X là: ls22s22p63s23p4 X là lưu huỳnh
Cấu hình e của Y là: ls22s22p63s23p5 Y là clo.
A. Sai. Có 7 e lớp ngoài cùng.
B. Sai. Vì S ở thể rắn ở điều kiện thường.
C. Đúng.
D. Sai. Độ âm điện của clo lớn hơn lưu huỳnh.
Câu 17:
Dãy các kim loại đều có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối (với điện cực trơ) là
Chọn C
Câu 21:
Hòa tan hết 1,62 gam Ag bằng axit HNO3 nồng độ 21% (l,2g/ml), chỉ thu được khí NO. Thể tích dung dịch axit nitric tối thiểu cần phản ứng là
Chọn D.
Câu 28:
Thủy phân một chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H6O4 trong môi trường NaOH đun nóng, sản phẩm thu được 1 ancol A và muối của một axit hữu cơ B. Người ta có thể điều chế B bằng cách dùng CuO oxi hóa etilen glicol rồi lấy sản phẩm thu được tráng bạc. Cấu tạo X là:
Chọn B.
Ta thấy: Phương án D có 5 C trong phân tử nên bị loại; phương án C thì không thu được ancol khi thủy phân nên cũng bị loại; phương án A khi thủy phân cũng không thu được ancol nên cũng bị loại
Câu 31:
Sắp xếp các chất sau đây: (1) benzen; (2) phenol; (3) anilin. Thứ tự nhiệt độ nóng chảy tăng dần là:
Chọn C.
Nhiệt độ nóng chảy của benzen là 5,5°C; của phenol là 40,5°C và của anilin là -6,3°C.
Câu 35:
Cho các phát biểu sau:
(a) Axit flohiđric là axit yếu.
(b) Tính khử của các halogenua tăng dần theo thứ tự F-, Cl-, Br-, I-.
(c) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa.
(d) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng.
(e) Trong hợp chất các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa -1, +1, +5, +7
Trong các phát biểu trên số phát biểu đúng là
Chọn B.
(a) Đúng. Chú ý về tính axit: HF < HCl < HBr < HI.
(b) Đúng. Tính oxi hóa của các halogen giảm tính khử của các ion tăng.
(c) Đúng. Trong các hợp chất Flo chỉ có số oxi hóa -1.
(d) Đúng. Theo SGK lớp 10.
(e) Sai. Vì F chỉ có số oxi hóa -1 trong các hợp chất
Câu 36:
Có một hợp chất hữu cơ đơn chức Y, khi đốt cháy Y ta chỉ thu được CO2 và H2O với số mol như nhau và số mol oxi tiêu tốn gấp 4 lần số mol của Y. Biết rằng Y làm mất màu dung dịch Brom và khi Y cộng hợp hiđro thì được rượu đơn chức. Công thức cấu tạo của Y là
Chọn C.
Với phương án D thì Y không tác dụng với nước brom nên loại ngay; các phương án A, B cũng loại vì có tính chất hóa học giống nhau nên dựa vào phản ứng đốt cháy thì không thể phân biệt được
Câu 37:
Để phân biệt phenol, anilin và stiren. Người ta lần lượt sử dụng các thuốc thử là
Chọn C.
Đầu tiên dùng NaOH sẽ nhận ra được vì phenol tạo dung dịch đồng nhất trong dung dịch NaOH.
NaOH + C6H5OH C6H5ONa + H2O, hai chất còn lại sẽ tách lớp. Sau đó dùng dung dịch brom vì anilin cho kết tủa trắng
Câu 39:
Cho dãy các oxit NO2, Cr2O3, SO2, SiO2, CuO. Có bao nhiêu oxit trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng?
Chọn C.
Ta có: Cr2O3 chỉ tan trong kiềm đặc; SiO2 tan chậm trong kiềm đặc và tan nhanh trong kiềm nóng chảy; CuO không tác dụng.
Do vậy, có hai chất thỏa mãn là NO2 và SO2.
Chú ý: 2NO2 + 2NaOH NaNO3 + NaNO2 + H2O