Tổng hợp đề thi minh họa Hóa Hoc chuẩn cấu trúc Bộ giáo dục có đáp án
Tổng hợp đề thi minh họa Hóa Hoc chuẩn cấu trúc Bộ giáo dục có đáp án (đề số 9)
-
10659 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Axetilen là một hiđrocacbon, khi cháy tỏa nhiều nhiệt nên được dùng trong đèn xì oxi - axetilen để hàn, cắt kim loại: Công thức phân tử của axetilen là
Chọn C.
Axetilen là một ankin có công thức phân tử là C2H2
Câu 2:
Ở điều kiện thường, X là chất rắn, màu trắng, dạng vô định hình. Thủy phân hoàn toàn X trong môi trường axit chỉ thu được glucozơ. Tên gọi của X là
Chọn B.
Thủy phân saccarozơ thu được hỗn hợp glucozơ và fructozơ
Câu 3:
Tơ nilon-6,6 có tính dai, bền, mềm mại, óng mượt được dùng để dệt vải may mặc, thuộc loại
Chọn A.
Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ polimit vì các mắt xích nối với nhau bằng các nhóm amit -CO-NH-
Câu 4:
Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit
Chọn C.
Đipeptit phải được tạo bởi 2 gốc α-aminoaxit
Câu 5:
Phát biểu nào sau đây không đúng
Chọn D.
Một số este được dùng để tổng hợp chất dẻo
Câu 6:
Trong số các kim loại: Al, Cu, Fe, Cr, kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là
Chọn D.
3 kim loại Cr, Fe, Cu đều là kim loại nặng, Al là kim loại nhẹ→ khối lượng riêng của Al nhỏ nhất trong 4 kim loại
Câu 8:
Phản ứng nào sau đây xảy ra ở điều kiện thường
Chọn C.
CrO3 là chất oxi hóa mạnh, một số chất vô cơ và hữu cơ như S, P, C, NH3, C2H5OH... bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3, đồng thời CrO3 bị khử thành Cr2O3
Câu 9:
Thành phần chính của quặng photphorit là
Chọn D.
Quặng photphorit Ca3(PO4)2 là một trong 2 khoáng vật chính của photpho
Câu 10:
Dùng phích đựng nước lâu ngày sẽ thấy hiện tượng là, xung quanh thành ruột phích có một lớp cặn bám vào. Hỏi dùng chất nào sau đây để làm sạch được chất cặn đó
Chọn D.
Người ta thường làm sạch ruột phích bằng giấm ăn (dung dịch pha loãng của axit axetic)
Câu 12:
Phát biểu nào dưới đây về protein là không đúng
Chọn A.
Protein đơn giản là những protein được tạo thành chỉ từ các gốc α-aminoaxit
Câu 14:
Cho phương trình ion: Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2↓.
Phản ứng nào sau đây có phương trình ion thu gọn đã cho?
Chọn B.
Cu2+ + 2Cl- + 2K+ + 2OH- → Cu(OH)2 + 2K+ + 2Cl-
Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2.
Câu 15:
Ba dung dịch X, Y, Z thoả mãn:
- X tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện;
- Y tác dụng với Z thì có kết tủa xuất hiện;
- X tác dụng với Z thì có khí thoát ra.
X, Y, Z lần lượt là:
Chọn C.
Xét từng nhóm chất:
+) Al2(SO4)3, BaCl2, Na2SO4 thì X, Z không có khí. Loại
+) FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3 thì X, Z không có khí. Loại.
+) NaHCO3, NaHSO4, BaCl2 thì X, Y không có kết tủa; X, Z không có khí. Loại.
+) NaHSO4, BaCl2, Na2CO3 thỏa mãn.
Lưu ý: NaHSO4 → Na+ + H+ + SO42-.
Câu 17:
Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z và T (trong dung dịch) thu được các kết quả như sau
Biết T là chất hữu cơ mạch hở, các chất X, Y, Z và T lần lượt là
Chọn C
X làm quỳ tím chuyển xanh → Không thể là anilin → Loại đ.a Anilin; glucozơ; saccarozơ; Lys-Gly-Ala
Y có phản ứng tráng bạc → Y có thể là glucozo hoặc fructozo tuy nhiên Y tác dụng với Cu(OH)2/ OH- → Y là glucozo.
T có phản ứng biure → không thể là Lys-Val → Loại đ.a Etyl amin; glucozơ; saccarozơ và Lys-Val
Câu 18:
Đồ thị nào ứng với các thí nghiệm a, b, c
Thí nghiệm a: Cho từ từ dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2.
Thí nghiệm b: Cho từ từ dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch AlCl3.
Thí nghiệm c: Cho từ từ dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3
Chọn C
TN a: HCl + NaAlO2 + H2O → Al(OH)3 + NaCl sau đó Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O.
TH b: 3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 + 3NaCl sau đó Al(OH)3+ NaOH → NaAlO2 + 2H2
TH c: AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cll.
+ Nhận thấy, phản ứng c kết tủa sẽ tăng dần lên và sau đó không đổi do không có phản ứng hòa tan kết tủa tạo thành → Đồ thị 1.
+ Hai TN a, b lượng kết tủa sẽ tăng dần sau đó giảm dần đến hết. → Đồ thị 2, 3
+ TN a: Lượng HCl tạo kết tủa nhỏ hơn so với lượng cần hòa tan kết tủa → Đồ thị 2.
+ TN c: Lượng NaOH cần để tạo kết tủa lớn hơn lượng cần để hòa tan kết tủa → Đồ thị 3
Câu 19:
Cho các phản ứng sau:
(1)
(2)
(3)
(4)
Số phản ứng dùng để điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện là
Chọn C
Các phản ứng điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện là (1) và (4). Phản ứng thủy luyện là phản ứng người ta sử dụng các tác nhân khử ở nhiệt độ cao để khử các hợp chất, oxit kim loại về kim loại.
Phản ứng 3 là phương pháp thủy luyện, phản ứng 2 thực chất là điện phân dung dịch.
Câu 20:
Cho dãy các chất: triolein, saccarozơ, nilon-6,6, polipropilen, tơ lapsan, xenlulozơ và Gly-Ala-Val. Số chất trong dãy cho được phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là
Chọn B
Các chất có liên kết este, amit, peptit có khả năng thủy phân trong môi trường kiềm như triolein, nilon-6,6, tơ lapsan, Gly-Ala-Val.
Câu 22:
Cho dãy các chất: metan, etilen, stiren, ancol benzylic, anilin, toluen, phenol (C6H5OH). Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước brom là
Chọn C
Etilen, stiren làm mất màu nước brom do phản ứng cộng, anilin, phenol làm mất màu nước brom theo phản ứng thế
Câu 23:
Tiến hành các thí nghiệm sau đây:
(a) Ngâm một lá kẽm vào dung dịch CuSO4.
(b) Ngâm một lá đồng vào dung dịch FeCl3.
(c) Cho thép cacbon tiếp xúc với nước mưa.
(d) Cho thép vào dung dịch axit clohiđric.
(e) Để sắt tây bị xây xát sâu bên trong tiếp xúc với nước tự nhiên.
Trong các thí nghiệm trên có bao nhiêu trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa
Chọn D
Các trường hợp bị ăn mòn là: a, c, d, e.
Câu 25:
Cho m gam dung dịch muối X vào m gam dung dịch muối Y, thu được 2m gam dung dịch Z chứa hai chất tan. Cho dung dịch BaCl2 dư hoặc dung dịch Ba(OH)2 dư vào Z, đều thu được a gam kết tủa. Muối X, Y lần lượt là:
Chọn C
Bảo toàn khối lượng thấy không thoát khí, do vậy loại A. Do thêm BaCl2 dư hoặc Ba(OH)2 dư đều thu được a gam kết tủa do vậy không có HCO3- nên C thoả mãn. B chưa chắc đúng vì người ta chưa cho số mol bằng nhau.
Câu 26:
Thực hiện thí nghiệm theo hình vẽ sau
Thí nghiệm trên đang chứng minh cho kết luận nào sau
Chọn B
Thí nghiệm: Phản ứng glucozơ với Cu(OH)2
Dụng cụ và hóa chất:
- Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, …
- Hóa chất: dung dịch CuSO4 5%, dung dịch NaOH 10%, dung dịch glucozơ 1%.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 5% vào ống nghiệm.
- Bước 2: Thêm tiếp khoảng 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm.
- Bước 3: Lắc nhẹ để phản ứng hoàn toàn.
- Bước 4: gạn bỏ lớp dung dịch giữ lấy kết tủa Cu(OH)2.
- Bước 5: Cho thêm vào đó 2ml dung dịch glucozơ 1%, lắc nhẹ. Quan sát.
Hiện tượng – giải thích:
- Khi cho NaOH vào CuSO4 thu được kết tủa Cu(OH)2xanh.
Khi cho thêm dung dịch glucozơ 1% vào thì kết tủa tan khi lắc nhẹ tạo dung dịch phức màu xanh lam đặc trưng.
Câu 27:
Đốt cháy 34,32 gam chất béo X bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 96,8 gam CO2 và 36,72 gam nước. Mặt khác 0,12 mol X làm mất màu tối đa V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là:
Chọn C
Ta có: n(CO2) = 2,2 và n(H2O) = 2,04
BTKL: m(O trong X) = m(X) – m(C) – m(H) = 34,32 – 2,2. 12 – 2,04. 2 = 3,84 → n(O trong X) = 0,24
→ n(X) = 0,24 : 6 = 0,04 → C55H102O6.
→ k = 10 (= 3COO + 2CC) → n(Br2) = 2n(Br2) = 0,24 → V = 240 m
Câu 28:
Hợp chất hữu cơ X mạch hở chỉ chứa 1 loại nhóm chức và có công thức phân tử C9H16O4. Từ X thực hiện các phản ứng hóa học sau:
X + NaOH (dư) → Y + Z + H2O;
Z + O2 → T;
Y + H2SO4 (loãng) → T + Na2SO4;
Phát biểu nào không đúng?
Chọn B
X có k = 2 (=2 COO)
X không thể là axit thuần chức do trong p.ư 1 tạo được 2 sản phẩm Y, Z.
→ X có thể là este dạng: -COO-C-OOC-
→ X là C2H5-COO-CH(C2H5)-OOC-C2H5.
C2H5-COO-CH(C2H5)-OOC-C2H5 + 2NaOH → 2C2H5COONa + C2H5CHO + H2O.
Y + H2SO4 loãng cho muối Na2SO4 → Y là C2H5COONa → Z: C2H5CHO.
→ T là C2H5COOH → T đơn chức
Câu 29:
Cho các nhận định sau:
(1) Tính chất vật lý chung của các kim loại là tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và tính ánh kim.
(2) Trong các phản ứng, các kim loại chỉ thể hiện tính khử.
(3) Trong các hợp chất, các nguyên tố nhóm IA chỉ có một mức oxi hóa duy nhất là +1.
(4) Bạc là kim loại có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại.
(5) Nhôm, sắt, crom thụ động với dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
Số nhận định đúng là
Chọn B
Các nhận định: 1, 2, 4.
Hidro cũng là một nguyên tố nhóm IA, trong trường hợp hidrua kim loại thì số oxi hóa của hidro là -1.
Nhôm, sắt, crom thụ động với dung dịch H2SO4 đặc, nguội
Câu 31:
Cho 11,2 lít hỗn hợp X gồm axetilen và anđehit axetic (ở đktc) qua dung dịch AgNO3/NH3 dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 112,8 gam kết tủa. Dẫn lượng hỗn hợp X như trên qua dung dịch nước brom dư, số gam brom tham gia phản ứng là (giả sử lượng axetilen phản ứng với nước là không đáng kể)
Chọn B
Câu 32:
Có các thí nghiệm sau:
(a) Nhỏ dung dịch HCl đặc vào tinh thể K2Cr2O7.
(b) Cho Ba vào dung dịch CuSO4.
(c) Cho Al vào dung dịch NaOH.
(d) Nung KNO3 trong bình kín không có không khí.
(e) Cho Sn vào dung dịch HCl loãng.
(g) Nhỏ dung dịch HCl vào dung dịch NaHCO3.
Số thí nghiệm sinh ra đơn chất khí là:
Chọn B
Các thí nghiệm: a, b, c, d, e.
HCl + NaHCO3 → NaCl + H2O + CO2. (CO2 không phải “đơn chất khí”)
+ TH a: 14HCl + K2Cr2O7 → 3Cl2 + 2KCl + 2CrCl3 + 7H2O.
+ TH b: Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2. Và Ba(OH)2 + CuSO4→ BaSO4 + Cu(OH)2.
+ TH c: Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2.
+ TN d: KNO3 → KNO2 + ½ O2.
+ TN e: Sn + 2HCl = SnCl2 + H2
Câu 33:
Cho các phát biểu sau:
(1) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử;
(2) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen;
(3) Oxi hóa ancol bậc 1 thu được anđehit;
(4) Dung dịch axit axetic tác dụng được với CaCO3;
(5) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ;
(6) Tính bazơ của anilin mạnh hơn của amoniac;
(7) Cao su buna-N thuộc loại cao su thiên nhiên;
(8) Thủy phân este trong môi trường axit thu được axit và ancol.
Số phát biểu luôn đúng là:
Chọn D
Mệnh đề 1, 4.
+ Phenol tham gia phản ứng thế brom dễ hơn benzen.
+ Oxi hóa không hoàn toàn ancol bậc 1 thu được anđehit
+ Dung dịch phenol có tính axit tuy nhiên tính axit yếu, không làm đổi màu quỳ tím.
+ Tính bazo: C6H5NH2 < NH3.
+ Cao su thiên nhiên là polime của isopren.
+ Thủy phân este trong môi trường axit chưa chắc thu được ancol. Ví dụ: HCOOCH=CH2
Câu 35:
Chất hữu cơ X được tạo bởi glixerol và một axit cacboxylic đơn chức mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được b mol CO2 và c mol H2O (biết b = c + 3a). Hiđro hóa hoàn toàn a mol X cần 0,3 mol H2, thu được chất hữu cơ Y. Cho toàn bộ lượng Y phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng được 32,8 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng oxi trong X là:
Chọn A