IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Hóa học Tổng hợp đề thi minh họa Hóa Hoc chuẩn cấu trúc Bộ giáo dục có đáp án

Tổng hợp đề thi minh họa Hóa Hoc chuẩn cấu trúc Bộ giáo dục có đáp án

Tổng hợp đề thi minh họa Hóa Hoc chuẩn cấu trúc Bộ giáo dục có đáp án (đề số 17)

  • 10667 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Phản ứng nào sau đây không sinh ra chất khí?


Câu 5:

Dãy các oxit nào sau đây đều bị khử bởi khí CO ở nhiệt độ cao?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

* Phương pháp nhiệt luyện: dùng điều chế các kim loại có độ hoạt động trung bình như Zn, Fe, Sn, Pb,… bằng cách sử dụng các chất khử như C, CO, H2 hoặc các kim loại hoạt động như Al để khử ion kim loại trong hợp chất ở nhiệt độ cao.

→ Dãy các oxit CuO, PbO, Fe2O3 đều bị khử bởi khí CO ở nhiệt độ cao


Câu 6:

Khi ủ than tổ ong một khí rất độc, không màu, không mùi được tạo ra. Khí đó là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

* Suy luận: than tổ ong liên quan đến C (cacbon) → khí hợp lí trong 4 đáp án là CO.

Thật vậy: khí CO (cacbon monooxit) là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí, rất ít tan trong nước, rất bền với nhiệt và rất độc


Câu 7:

Chất nào sau đây là chất điện li?


Câu 11:

Vinyl axetat có công thức cấu tạo thu gọn là


Câu 15:

Phát biểu nào sau đây đúng?


Câu 16:

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

ý A. Hỗn hợp CaF2 và H2SO4 đặc tạo axit flohiđric tuy là axit yếu nhưng có tính chất đặc biệt là ăn mòn được các đồ vậy bằng thủy tinh: SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

ý B. Silic đioxit (SiO2) là một oxit axit, không phản ứng với dung dịch HCl.

ý C. Phản ứng: Ag3PO4 (màu vàng) + 3HNO3 → 3AgNO3 + H3PO4

→ Bạc photphat (Ag3PO4) là kết tủa màu vàng, tan trong axit nitric loãng.

þ D. Phân bón nitrophotka (phân hỗn hợp) là hỗn hợp của (NH4)2HPO4 và KNO3


Câu 18:

Cho m gam hỗn hợp X gồm lysin và valin tác dụng với HCl dư, sau phản ứng hoàn toàn làm bay hơi cẩn thận dung dịch thu được (m + 23,725) gam muối khan. Nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, kết thúc phản ứng tạo ra (m + 9,9) gam muối. Giá trị của m là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Gọi số mol lysin: (H2N)2C5H9COOH là x và số mol valin: H2NC4H8COOH là y

* Nhìn đơn giản phản ứng X + axit là RNH2 + HCl → RNH3Cl

→ có phương trình: (2x + y) x 36,5 = 23,725 → 2x + y = 0,65 mol.

* Nhìn đơn giản phản ứng X + kiềm là: R’COOH+NaOH→R’COONa+H2O

→ có phương trình: (x + y) x (23 – 1) = 9,9 → x + y = 0,45 mol

giải hệ các phương trình ta có: x = 0,2 mol và y = 0,25 mol

vậy, yêu cầu m = mX = 0,2 x 146 + 0,25 x 117 = 58,45 gam


Câu 19:

Cho hình vẽ sau:

Hình vẽ trên mô tả thí nghiệm chứng minh


Câu 20:

Cho vào ống nghiệm 1ml dung dịch lòng trắng trứng 10%, thêm tiếp 1ml dung dịch NaOH 30% và 1 gọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm, hiện tượng quan sát được là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Thí nghiệm được tiến hành là thí nghiệm về phản ứng màu biure của protein.

Kết tủa xanh lam Cu(OH)2 (tạo ra từ phản ứng CuSO4 + NaOH) đã phản ứng với 2 nhóm peptit (CO-NH) trong anbumin (dung dịch lòng trắng trứng) cho sản phẩm có màu tím


Câu 22:

Cho dung dịch muối X đến dư vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch HNO3 (loãng, dư) thu được chất rắn T và khí không màu hóa nâu trong không khí. X và Y lần lượt là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Hai chất X và Y tương ứng thỏa mãn trong 4 đáp án là AgNO3 và FeCl2

Phản ứng: 3AgNO3 + FeCl2 → Fe(NO3)3 + Ag↓ + 2AgCl↓ (kết tủa Z)

Sau đó: 2Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2o

Kết tủa Ag bị hòa tan, chất rắn T còn lại chính là AgCl → thỏa mãn yêu cầu


Câu 30:

Cho m gam dung dịch muối X vào m gam dung dịch muối Y, thu được 2m gam dung dịch Z chứa hai chất tan. Cho dung dịch BaCl2 dư hoặc dung dịch Ba(OH)2 dư vào Z, đều thu được a gam kết tủa. Muối X, Y lần lượt là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Nhận xét: Ba(OH)2 + 2NaHCO3 → BaCO3↓ + Na2CO3 + H2O

BaCl2 không tạo kết tủa khi cho vào NaHCO3 nên lượng kết tủa ở 2 trường hợp không thể bằng nhau.

Theo đó, loại nhanh các đáp án A, B, D do không thỏa mãn.

Với đáp án C, khi cho BaCl2 hay Ba(OH)2 đều chỉ thu được cùng lượng kết tủa là BaSO4 → thỏa mãn


Câu 31:

Chất X có công thức phân tử là C4H9O2N, biết:

X + NaOHt°  Y + CH3OH (1)

Y + HCl t° Z + NaCl (2)

Biết Y là muối của α-amino axit, công thức cấu tạo của X, Z lần lượt là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Từ (1) → Y có 3C, lại biết là muối của α-amino axit → Y là H2NCH(CH3)COONa

Phản ứng thủy phân: H2NCH(CH3)COOCH3 + NaOH → H2NCH(CH3)COONa + CH3OH.

Ở phản ứng (2), cần chú ý ngoài COONa + HCl, còn có nhóm amino: -NH2 + HCl

Phản ứng: H2NCH(CH3)COONa + 2HCl → ClH2NCH(CH3)COOH + NaCl

→ Công thức cấu tạo của X, Z lần lượt là CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH


Câu 32:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bằng sau

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là


Câu 36:

Thực hiện phản ứng tổng hợp brombenzen trong bình cầu theo sơ đồ:

Cho các phát biểu sau:

(a) Nếu không có bột sắt và thực hiện phản ứng ở nhiệt độ thường thì phản ứng trên không xảy ra.

(b) Do phản ứng sinh ra khí HBr nên cần có ống dẫn khí HBr vào dung dịch NaOH.

(c) Brom benzene sinh ra trong phản ứng là chất lỏng.

(d) Nếu không dùng brom nguyên chất mà dùng nước brom và thực hiện phản ứng ở nhiệt độ thường thì không sinh ra brombenzen.

(e) Quá trình phản ứng có sinh ra p-đibrombenzen.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Xem xét các phát biểu → cả 5 phát biểu đều đúng:

þ (a) đúng. Ở điều kiện thường và không có xúc tác bột Fe thì benzene (C6H6) không phản ứng với Br2.

þ (b) đúng. NaOH sẽ giữ HBr không cho bay ra không khí: NaOH + HBr → NaBr + H2O

þ (c) đúng. Brombenzen (C6H5Br) sinh ra trong phản ứng là chất lỏng.

þ (d) đúng. Điều kiện phản ứng là benzene + brom khan và có xúc tác bột sắt.

þ (e) đúng


Bắt đầu thi ngay