Tổng hợp đề thi minh họa Hóa Hoc chuẩn cấu trúc Bộ giáo dục có đáp án
Tổng hợp đề thi minh họa Hóa Hoc chuẩn cấu trúc Bộ giáo dục có đáp án (đề số 16)
-
10676 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 5:
Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
Chọn đáp án C.
CrCl3 là muối trung hòa; KOH và NaOH là hai dung dịch bazơ.
Cr(OH)3 là chất lưỡng tính
Câu 6:
Trong chiến tranh Việt Nam, Mĩ đã rải xuống các cánh rừng Việt Nam một loại hóa chất cực độc phá hủy môi trường và gây ảnh hưởng nghiệm trong đến sức khỏe của con người, đó là chất độc màu da cam. Chất độc này còn được gọi là
Chọn đáp án C.
Chất độc màu da cam là một loại thuốc diệt có có tạp chất đioxin. Đây là tên gọi chung của một nhóm hàng trăm các hợp chất hóa học tồn tại bền vững trong môi trường cũng như trong cơ thể con người và các sinh vật khác. Một trong số đó là TCDD (công thức phân tử: C12H4O2Cl4) được biết đến là nhóm độc nhất. TCDD là viết tắt của 2,3,7,8-tetraclođibenzo-p-đioxin, cấu tạo như sau
Câu 7:
Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
Chọn đáp án C.
Muối amoni clorua NH4Cl là một chất điện li mạnh vì khi hòa tan vào nước, NH4Cl phân li hoàn toàn thành các ion:
Câu 8:
Trong công nghiệp, kim loại kiềm được điều chế bằng phương pháp
Chọn đáp án D.
Muốn điều chế kim loại kiềm từ các chợp chất, cần phải khử các ion của chúng: M+ + e M.
Vì ion kim loại kiềm rất khó bị khử nên phải dùng dòng điện (phương pháp điện phân). Thêm nữa, các kim loại kiềm phản ứng với nước nên không thể dùng phương pháp điện phân dung dịch được. Theo đó, điện phân nóng chảy oxit, hiđroxit hay muối tương ứng, quan trọng nhất là muối halogenua của kim loại kiềm
Câu 9:
Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit
Chọn đáp án D
=> tơ capron, tơ nilon-6,6 là hai loại tơ poliamit
Câu 11:
Số nhóm chức este có trong mỗi phân tử chất béo là
Chọn đáp án D.
Phân tử chất béo có dạng (RCOO)3C3H5 => Chất béo có 3 nhóm chức este
Câu 15:
Dung dịch axit acrylic không phản ứng được với chất nào sau đây?
Chọn đáp án B.
Các chất phản ứng được với axít acrylic là:
þ A. Na2CO3 + 2CH2=CHCOOH 2CH2=CHCOONa + CO2↑ + H2O.
þ B. Mg(NO3)2 không phản ứng được với CH2=CHCOOH.
þ C. Br2 + CH2=CHCOOH BrCH2=CHBrCOOH.
þ D. NaOH + CH2=CHCOOH CH2=CHCOONa + H2O
Câu 16:
Phát biểu nào sau đây sai?
Chọn đáp án C.
Xem xét các phát biểu:
þ A. đúng. Phản ứng: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O.
þ B. đúng. SiO2 là một oxit axit: SiO2 + 2NaOH Na2SiO3 + H2O.
þ C. sai. SiO2 là một oxit axit, không phản ứng được với dung dịch axit HCl.
Phản ứng với với HF là tính chất đặc biệt: SiO2 + 4HF SiF4 + 2H2O.
þ D. đúng. Phản ứng: CO2 + Ca(OH)2 H2O + CaCO3↓ (làm vẩn đục dung dịch)
Câu 17:
Cho hỗn hợp FeCO3 và CaCO3 vào dung dịch HNO3 loãng (dư), sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp 2 khí có tỉ khối so với H2 là 20,6 (trong đó có một khí hóa nâu trong không khí) và dung dịch X không có muối amoni. Phần trăm số mol của FeCO3 trong hỗn hợp ban đầu là
Chọn đáp án D.
Các phản ứng hóa học xảy ra:
CaCO3 + 2HNO3 Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O.
3FeCO3 + 10HNO3 3Fe(NO3)3 + 3CO2↑ + NO↑ + 5H2O.
Hai khí là NO và CO2, từ tỉ khối của khí → giả sử có 1 mol NO thì tương ứng có 4 mol CO2.
Từ tỉ lệ các phản ứng, 1 mol NO → có 3 mol FeCO3 và tương ứng có 3 mol CO2 do chất này sinh ra. Tổng lượng CO2 là 4 mol → số mol CaCO3 là 1 mol. Thật để ý yêu cầu là % số mol nhé.!
% số mol FeCO3 trong hỗn hợp =3:4x100%=75%
Câu 21:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Na2SiO3.
(b) Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
(c) Cho dung dịch Na3PO4 đến dư vào dung dịch AgNO3.
(d) Cho dung dịch HNO3 đến dư vào dung dịch NaAlO2.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là
Chọn đáp án C.
Các phản ứng hóa học xảy ra tương ứng khi tiến hành các thí nghiệm là:
(a) CO2 + H2O + Na2SiO3 H2SiO3↓ + Na2CO3.
(b) 3NH3 + 3H2O + AlCl3 Al(OH)3↓ + 3NH4Cl.
(c) Na3PO4 + 3AgNO3 Ag3PO4 + 3NaNO3.
(d) 4HNO3 + NaAlO2 Al(NO3)3 + NaNO3 + 2H2O.
→ thỏa mãn yêu cầu, có 3 thí nghiệm thu được kết tủa khi kết thúc phản ứng
Câu 22:
Cho sơ đồ phản ứng sau:
R + H2SO4 (loãng, nguội) y RSO4 + H2
RSO4 + Cl2 R2(SO4)3 + RCl3
R2(SO4)3 + KOH(dư) R(OH)3 + K2SO4
Kim loại R là
Chọn đáp án D.
• R có hóa trị cao nhất là III → loại đáp án C (Cu có hóa trị cao nhất là II).
• dùng dư KOH → R(OH)3 không phản ứng được với KOH nên ta loại luôn A và B.
Vậy, kim loại R chính là Fe. Các phản ứng tương ứng xảy ra như sau
Fe + H2SO4 FeSO4 + H2↑
6FeSO4 + 3Cl2 2Fe2(SO4)3 + 2FeCl3.
Fe2(SO4)3 + 6KOH 2Fe(OH)3 + 3K2SO4
Câu 23:
Cho các chất sau: etin, stiren, propanal, axit metanoic, natrỉ fomat, vinylaxetilen, amoni axetat. Số chất không có phản ứng tráng bạc là
Chọn đáp án D
Chỉ có 3 chất trong dãy tham gia được phản ứng tráng bạc (tạo Ag↓) là propanal, axit metanoic và natri fomat (do cấu tạo chứa nhóm chức –CHO).
► Nếu xét phản ứng được với AgNO3 trong NH3 thì có thêm etin, vinylaxetilen (tạo kết tủa C≡CAg↓) nhưng đây không phải là phản ứng tráng bạc.
Thêm nữa, phải đọc thật kĩ yêu cầu là số chất không phản ứng tráng bạc để đưa ra đáp án đúng nhé
Câu 29:
Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(a) X + 2NaOH X1 + X2 + H2O
(b) X1 + H2SO4 X3 + Na2SO4
(c) nX3 + nX4 nilon-6,6 + 2nH2O
(d) 2X2 + X3 X5 + 2H2O
Phân tử khối của X5 là
Chọn đáp án A.
Các phản ứng hóa học tương ứngnxảy ra:
(b) NaOOC[CH2]4 COONa(X1) + H2SO4 HOOC[CH2]4COOH(X3) + Na2SO4
(a) HOOC[CH2]4COOC2H5 + NaOH NaOOC[CH2]4COONa (X1) + C2H5OH (X2) + H2O
(d) HOOC[CH2]4COOH(X3) + 2C2H5 OH (X2) C2H5OOC[CH2]4COOC2H5(X5) + 2H2O
Vậy phân tử khối của X5 là 202
Câu 32:
Ba chất hữu cơ mạch hở X, Y, Z có cùng công thức phân tử C4H6O2. Các chất X, Z có mạch cacbon phân nhánh. Chất X phản ứng được với NaHCO3 trong dung dịch. Thủy phân Y bằng dung dịch NaOH, thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc Z là hợp chất hữu cơ đa chức và không có phản ứng với Na ở điều kiện thường. Công thức cấu tạo của X, Y, Z lần lượt là
Chọn đáp án A.
Chỉ dựa vào giả thiết các chất X và Z có mạch cacbon phân nhánh → loại nhanh B, C, D.
→ đáp án A đúng hay không, chúng ta cùng kiểm tra:
• CH2=C(CH3)COOH + NaHCO3 → CH2=C(CH3)COONa + CO2↑ + H2O ||→ chất X thỏa mãn.
• HCOOCH=CHCH3 + NaOH → HCOONa + CH3CH2CHO.
Cả HCOONa và CH3CH2CHO đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc → chất Y thỏa mãn.
• CH3CH(CHO)2 là anđehit hai chức, không phản ứng được với Na → chất Z thỏa mãn.
Câu 36:
Tiến hành thí nghiệm theo các bước như hình vẽ dưới đây
Bước 1: Lấy một sợi dây điện (loại lõi 1 sợi đồng, đường kính sợi đồng khoảng 0,5 mm) gọt bỏ vỏ nhựa, cuốn thành hình lò xo dài 5cm và có đoạn dài để tay cầm (1).
Bước 2: Đốt nóng phần lò xo trên ngọn lửa đèn cồn (2), ban đầu ngọn lửa nhuốm màu xanh lá mạ sau đó ngọn lửa trở lại bình thường.
Bước 3: Nhúng nhanh phần lò xo vào ống nghiệm đựng clorofom CHCl3 (3) và lại đốt phần lò xo trên ngọn lửa đèn cồn (4).
Trong các phát biểu sau:
(a) Nếu ở bước 1 thay sợi dây đồng bằng sợi dây sắt thì ở bước 2 ngọn lửa ban đầu cũng nhuốm màu xanh lá mạ.
(b) Ở bước 3, ngọn lửa ở giai đoạn đầu cũng nhuốm màu xanh lá mạ.
(c) Nếu ở bước 3 thay clorofom bằng hexan thì ngọn lửa sẽ không nhuốm màu xanh lá mạ.
(d) Nguyên nhân chính làm cho ngọn lửa ở bước 2 nhuốm màu xanh lá mạ là do có phản ứng oxi hóa etanol (bị bay hơi khi đèn cồn cháy) với CuO (bao phủ trên lõi đồng) tạo ra anđehit axetic.
Số phát biểu đúng là
Chọn đáp án B.
« Giải thích cho cả 2 thí nghiệm: khi gọt vỏ dây điện, vẫn còn 1 ít lớp vỏ bám vào sợi dây đồng, thành phần có nhựa PVC (poli(vinyl clorua)); khi nhúng dây đồng vào dung dịch clorofom thì rõ có CHCl3 bám vào sợi dây. PVC hay clorofom là những hợp chất hữu cơ chứa Cl trong phân tử nên đốt cháy sẽ có tạo thành khí HCl, sau đó tác dụng với CuO cho ra muối CuCl2. CuCl2 là chất dễ bay hơi, dễ phân hủy hơn so với CuO nên khi bị nung nóng thì tạo thành các nguyên tử Cu khuếch tán vào ngọn lửa làm cho ngọn lửa có màu xanh lá mạ. Khi hết CuCl2 thì màu xanh lá mạ cũng hết. Theo đó:
(a) sai vì ngọn lửa màu xanh lá mạ là do Cu, nếu thay bằng sắt sẽ không có màu này nữa.
(b) đúng và (d) sai như giải thích ở trên.
(c) đúng vì hexen là C6H12 không chứa nguyên tố Cl trong phân tử.
=> Chỉ có 2 phát biểu đúng