Tổng hợp đề thi Thử Hóa học cực hay có lời giải (Đề số 14)
-
5115 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Loại tơ nào thường dùng để dệt vải, may quần áo ấm hoặc bện thành sợi len đan áo rét?
Đáp án A
Câu 5:
Polime nào có thể tham gia phản ứng cộng với hiđro?
Đáp án B
vì cao su buna là (-CH2-CH=CH-CH2-)n còn chứa πC=C
Câu 6:
Kim loại nào sau đây khi tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí Cl2 cho cùng loại muối clorua kim loại?
Đáp án C
Loại B và D vì không tác dụng được với HCl.
– Xét A: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 || 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 ⇒ loại.
– Xét C: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 || Zn + Cl2 → ZnCl2
Câu 7:
Trong phản ứng : Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag. Phát biểu đúng là:
Đáp án D
"Khử cho, O nhận" ⇒ Cu là chất khử, Ag+ là chất oxi hóa. ⇒ Cu bị oxi hóa thành Cu2+, Ag+ bị khử thành Ag
Câu 8:
Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt cá mè) là hỗn hợp các amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu có thể dùng dung dịch nào sau đây?
Đáp án A
Dùng giấm ăn (chứa chủ yếu CH3COOH) vì sẽ tạo muối amoni với các amin.
⇒ tan tốt trong H2O nên dễ bị rửa trôi
Câu 9:
Dung dịch etylamin tác dụng được với dung dịch nước của chất nào sau đây?
Đáp án A
Chọn A vì 2C2H5NH2 + H2SO4 → (C2H5NH3)2SO4
Câu 10:
Ở ruột non cơ thể người, nhờ tác dụng xúc tác của các enzim như lipaza và dịch mật chất béo bị thủy phân thành
Đáp án C
Enzim có vai trò xúc tác phản ứng thủy phân chất béo tương tự H+ ⇒ tạo axit béo và glixerol
Câu 11:
Trong số các kim loại sau, cặp kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất và thấp nhất:
Đáp án A
– Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất và cao nhất là Hg và W.
– Kim loại có khối lượng riêng thấp nhất và cao nhất là Li và Os.
– Kim loại độ cứng thấp nhất và cao nhất là Cs và Cr.
Câu 13:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án D
D sai vì tinh bột không tan trong nước lạnh ⇒ chọn D.
Ps: tinh bột trương lên trong nước nóng ⇒ tinh bột không tan trong H2O
Câu 14:
Cho khí CO dư qua hỗn hợp gồm CuO, MgO, Al2O3 nung nóng. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm
Đáp án C
CO chỉ khử được oxit của các kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa.
⇒ chỉ có CuO bị khử thành Cu
Câu 15:
Số đồng phân amin có công thức phân tử C4H11N là
Đáp án B
► Cách 1: – Bậc 1: CH3CH2CH2CH2NH2, CH3CH2CH(NH2)CH3,
CH3CH(CH3)CH2NH2, CH3C(CH3)(NH2)CH3.
– Bậc 2: 4 = 3 + 1 (2 đồng phân) = 2 + 2 (1 đồng phân).
– Bậc 3: 4 = 2 + 1 + 1 (1 đồng phân).
⇒ tổng cộng có 8 đồng phân amin.
► Cách 2: áp dụng công thức: 2n–1 (n < 5) ⇒ có 8 đồng phân
Câu 17:
Một tấm kim loại bị bám một lớp Fe ở bề mặt. Ta có thể rửa lớp Fe để loại tạp chất bằng dung dịch nào?
Đáp án D
► Muốn rửa lớp Fe tạp chất thì phải dùng dung dịch tác dụng được với Fe
nhưng không sinh ra kim loại khác (tức tạp chất mới).
– Loại A và C vì Fe không tác dụng được.
– Loại B vì sinh ra Cu bám lên tấm kim loại.
vì Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2 ⇒ không sinh ra tạp chất mới
Câu 18:
So sánh độ dẫn điện của hai dây dẫn bằng đồng tinh khiết, có khối lượng bằng nhau. Dây thứ nhất chỉ có một sợi. Dây thứ hai gồm một bó hàng trăm sợi nhỏ
Đáp án A
► với R là điện trở, S là tiết diện ngang, l là chiều dài của khối vật dẫn, là điện trở suất của chất.
Do không cho chiều dài của 2 dây ⇒ không thể so sánh được độ dẫn điện
Câu 19:
Cho Mg vào dung dịch chứa FeSO4 và CuSO4. Sau phản ứng thu được chất rắn A gồm 2 kim loại và dung dịch B chứa 2 muối. Phản ứng kết thúc khi nào?
Đáp án D
Ta có: Mg2+/Mg > Fe2+/Fe > Cu2+/Cu ⇒ A gồm Fe và Cu, B gồm MgSO4 và FeSO4
Câu 20:
Dãy chỉ chứa những amino axit mà dung dịch không làm đổi màu quỳ tím là?
Đáp án A
Câu 22:
Nhận biết sự có mặt của đường glucozơ trong nước tiểu, người ta có thể dùng thuốc thử nào trong các thuốc thử sau đây?
Đáp án D
Chọn D vì glucozơ có phản ứng tráng bạc với dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 23:
Este X có công thức phân tử C7H12O4. Cho 16 gam X phản ứng vừa đủ với 200 gam dung dịch NaOH 4% thu được một ancol Y và 17,8 gam hỗn hợp 2 muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
Đáp án A
nX = 0,1 mol; nNaOH = 0,2 mol ⇒ nNaOH ÷ nX = 2 : 1.
⇒ X là este 2 chức. Bảo toàn khối lượng: mY = 6,2(g).
nY = 0,1n (với n là số gốc ancol Y) ⇒ MY = 62n ⇒ n = 1; M = 62.
⇒ Y là C2H4(OH)2
Câu 24:
Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được 11,2 lít khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
Đáp án C
Bảo toàn nguyên tố Hidro và Clo: nCl– = nHCl = 2nH2 = 1 mol. ⇒ mmuối khan = mkim loại + mCl– = 20 + 1 × 35,5 = 55,5(g)
Câu 25:
X là trieste của glixerol và axit hữu cơ Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X rồi hấp thụ tất cả các sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 60 gam kết tủa. Chất X có công thức là
Đáp án B
Câu 26:
Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch X, Y, Z, T
Chất X, Y, Z, T lần lượt là:
Đáp án B
X làm quỳ tím hóa xanh
Câu 27:
Cho các nhận xét sau:
(1) Hàm lượng glucozơ không đổi trong máu người là khoảng 0,1%.
(2) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương.
(3) Thủy phân hoàn toàn tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều cho cùng một loại monosaccarit.
(4) Glucozơ là chất dinh dưỡng và được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm.
(5) Xenlulozơ là nguyên liệu được dùng để sản xuất tơ nhân tạo, chế tạo thuốc súng không khói.
(6) Mặt cắt củ khoai tác dụng với I2 cho màu xanh tím.
(7) Saccarozơ là nguyên để thủy phân thành glucozơ và fructozơ dùng trong kĩ thuật tráng gương, tráng ruột phích.
Số nhận xét đúng là
Đáp án C
(2) Sai vì cả 2 đều tráng gương được (cho cùng 1 hiện tượng).
(3) Sai vì thủy phân saccarozơ thu được 2 loại monosaccarit là glucozơ và fructozơ.
⇒ còn lại đều đúng
Câu 28:
X là tetrapeptit có công thức Gly–Ala–Val–Gly; Y là tripeptit có công thức Gly–Val–Ala. Đun m gam hỗn hợp A gồm X, Y có tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 3 với dung dịch KOH vừa đủ sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 257,36 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Đáp án A
Đặt nX = 4x ⇒ nY = 3x ⇒ nKOH = 4 × 4x + 3 × 3x = 25x mol
nH2O = ∑npeptit = 7x. Bảo toàn khối lượng:
302 × 4x + 245 × 3x + 56 × 25x = 257,36 + 18 × 7x ||⇒ x = 0,08 mol.
► m = 302 × 4x + 245 × 3x = 155,44(g)
Câu 29:
Dung dịch X gồm NaOH x mol/l và Ba(OH)2 y mol/l và dung dịch Y gồm NaOH y mol/l và Ba(OH)2 xmol/l. Hấp thụ hết 0,04 mol CO2 vào 200 ml dung dịch X, thu được dung dịch M và 1,97 gam kết tủa. Nếu hấp thụ hết 0,0325 mol CO2 vào 200 ml dung dịch Y thì thu được dung dịch N và 1,4775 gam kết tủa. Biết hai dung dịch M và N phản ứng với dung dịch KHSO4 đều sinh ra kết tủa trắng, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x và y lần lượt là
Đáp án B
M hoặc N + KHSO4 → ↓ trắng ⇒ có chứa Ba2+ ⇒ CO32– không đủ kết tủa hết Ba2+.
Mặt khác: nCO2 > nBaCO3 ở cả 2 thí nghiệm ⇒ sinh cả HCO3– và CO32–.
► Khi đó ta có công thức: nCO32– = nOH– – nCO2. ||⇒ áp dụng:
Câu 30:
Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hóa 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hòa hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là
Đáp án D
Glucozơ → 2C2H5OH + 2CO2 ⇒ nC2H5OH = 1 × 2 × 0,8 = 1,6 mol.
⇒ 0,1a gam chứa 0,16 mol C2H5OH
Lên men giấm: C2H5OH CH3COOH.
nCH3COOH = nNaOH = 0,72 × 0,2 = 0,144 mol ||⇒ H = 90%
Câu 31:
Cho dung dịch X chứa 0,1 mol Al3+, 0,2 mol Mg2+, 0,2 mol NO3–, x mol Cl–, y mol Cu2+.
– Nếu cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 86,1 gam kết tủa.
– Nếu cho 850 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì khối lượng kết tủa thu được là
Đáp án A
● Bảo toàn nguyên tố Clo: x = nAgCl = 86,1 ÷ 143,5 = 0,6 mol.
Bảo toàn điện tích: y = (0,2 + 0,6 – 0,1 × 3 – 0,2 × 2) ÷ 2 = 0,05 mol.
► NaOH + X → ghép ion. Ghép 0,2 mol NaNO3 và 0,6 mol NaCl
||⇒ dư 0,05 mol Na+ ghép với AlO2– ⇒ còn 0,05 mol Al cho Al(OH)3.
► Kết tủa gồm 0,05 mol Al(OH)3; 0,2 mol Mg(OH)2; 0,05 mol Cu(OH)2.
||⇒ m↓ = 0,05 × 78 + 0,2 × 58 + 0,05 × 98 = 20,4(g)
Câu 32:
Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8N2O3. Cho 3,24 gam X tác dụng với 500 mL dung dịch KOH 0,1M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được chất hữu cơ Y và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được khối lượng chất rắn là m gam. Giá trị của m là
Đáp án D
X là C2H5NH3NO3 || nX = 0,03 mol; nKOH = 0,05 mol ⇒ KOH dư.
► Rắn gồm 0,03 mol KNO3 và (0,05 – 0,03 = 0,02) mol KOH dư.
||⇒ m = 0,03 × 101 + 0,02 × 56 = 4,15(g)
Câu 33:
Cứ 5,668 gam cao su buna–S phản ứng vừa hết với 3,462 gam Br2 trong CCl4. Hỏi tỉ lệ butađien và stiren trong cao su buna–S là bao nhiêu?
Đáp án B
Cao su buna-S có dạng [-CH2CH=CHCH2-CH2CH(C6H5)]n.
||⇒ dù trùng hợp theo tỉ lệ nào thì Br2 chỉ cộng vào gốc butađien.
⇒ nbutađien = nBr2 ≈ 0,022 mol ⇒ nstiren = (5,688 – 0,022 × 54) ÷ 104 = 0,043 mol.
► nbutađien ÷ nstiren = 0,022 ÷ 0,043 ≈ 1 : 2
Câu 34:
Hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở, đều được tạo thành từ các amino axit có dạng H2NCmHnCOOH. Đun nóng 4,63 gam X với dung dịch KOH dư, thu được dung dịch chứa 8,19 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 4,63 gam X cần 4,2 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thu được m gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 21,87 gam. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
Đáp án C
Quy X về C2H3NO, CH2 và H2O. Đặt nC2H3NO = x; nCH2 = y.
► Muối gồm x mol C2H4NO2K và y mol CH2 ⇒ mmuối = 113x + 14y = 8,19(g).
nO2 = 2,25x + 1,5y = 0,1875 mol ||⇒ giải hệ có: x = 0,07 mol; y = 0,02 mol.
Bảo toàn nguyên tố Cacbon: nBaCO3 = 0,07 × 2 + 0,02 = 0,16 mol
⇒ m = 31,52(g) ⇒ chọn C. (Ps: |30 – 31,52| > |32,5 – 31,52| ⇒ gần C hơn).
Câu 35:
Hòa tan 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 87,5 gam dung dịch HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch X và V lít (đktc) hỗn hợp khí B ( gồm hai chất khí có tỉ lệ số mol 3:2). Cho 500 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 41,05 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ % của Fe(NO3)3 trong X là:
Đáp án B
► Giả sử KOH không dư ||⇒ nKNO2 = nKOH = 0,5 mol ⇒ mrắn ≥ mKNO2 = 42,5(g)
⇒ vô lí!. ⇒ KOH dư. Đặt nKNO3 = x; nKOH dư = y. Bảo toàn nguyên tố Kali: x + y = 0,5.
Rắn gồm KNO2 và KOH dư ⇒ 85x + 56y = 41,05 ||⇒ giải hệ có: x = 0,45 mol; y = 0,05 mol.
● Đặt nFe = a; nCu = b ⇒ mA = 56a + 64b = 11,6(g) || 16(g) rắn gồm Fe2O3 và CuO.
⇒ 160.0,5a + 80b = 16 ||⇒ giải hệ có: a = 0,15 mol; b = 0,05 mol.
nHNO3 = 0,7 mol; nNO3–/X = nKNO3 = 0,45 mol. Bảo toàn nguyên tố Nitơ: nN/B = 0,25 mol.
Bảo toàn nguyên tố Hidro: nH2O = 0,35 mol. Bảo toàn nguyên tố Oxi: nO/B = 0,4 mol.
||⇒ Bảo toàn khối lượng: mX = 11,6 + 87,5 – 0,25 × 14 – 0,4 × 16 = 89,2(g).
► nNO3–/X < 3nFe + 2nCu ⇒ X gồm muối Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2.
Giải hệ có: nFe(NO3)3 = 0,05 mol ||⇒ C%Fe(NO3)3 = 0,05 × 242 ÷ 89,2 × 100% = 13,56%
Câu 36:
Nhiệt phân 50,56 gam KMnO4 sau một thời gian thu được 46,72 gam chất rắn.Cho toàn bộ lượng khí sinh ra phản ứng hết với hỗn hợp X gồm Mg, Fe thu được hỗn hợp Y nặng 13,04 gam. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 1,344 lít SO2 (đktc). % khối lượng Mg trong X là:
Đáp án B
Bảo toàn khối lượng: mO2 = 50,56 – 46,72 = 3,84(g) ⇒ nO2 = 0,12 mol.
● Đặt nMg = x; nFe = y. Bảo toàn electron: 2x + 3y = 0,12 × 4 + 0,06 × 2.
Bảo toàn khối lượng: mX = 13,04 – 0,12 × 32 = 24x + 56y ||⇒ giải hệ có:
x = 0,15 mol; y = 0,1 mol ⇒ %mMg = 39,13%
Câu 37:
Hỗn hợp X gồm ba chất hữu cơ mạch hở, trong phân tử chỉ chứa các loại nhóm chức –OH, –CHO, –COOH. Chia 0,15 mol X thành ba phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một, thu được 1,12 lít CO2 (đktc). Phần hai tác dụng với Na dư, thu được 0,448 lít H2 (đktc). Đun nóng phần ba với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 8,64 gam Ag. Phần trăm số mol của chất có phân tử khối lớn nhất trong X là
Đáp án C
nX trong 1 phần = 0,05 mol || Xét phần 1: nCO2 = 0,05 mol.
||⇒ Ctb = 0,05 ÷ 0,05 = 1 ⇒ X gồm các chất có cùng 1 C.
► X gồm CH3OH, HCHO, HCOOH với số mol x, y, z.
nX = x + y + z = 0,05 mol; nH2 = 0,5x + 0,5z = 0,02 mol.
nAg = 4y + 2z = 0,08 mol ||⇒ giải hệ có: x = z = 0,02 mol; y = 0,01 mol.
► Chất có PTK lớn nhất là HCOOH ⇒ %nHCOOH = 40%
Câu 38:
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm bột Al và FexOy trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Nghiền nhỏ, trộn đều hỗn hợp Y rồi chia thành hai phần:
– Phần 1 có khối lượng 14,49 gam được hòa tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, dư, đun nóng thu được dung dịch Z và 0,165 mol NO ( sản phẩm khử duy nhất).
– Phần 2 đem tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng thu được 0,015 mol khí H2 và còn lại 2,52 gam chất rắn.
Công thức của oxit sắt và giá trị của m lần lượt là
Đáp án B
Nhiệt phân hoàn toàn X ⇒ Y gồm Fe, Al2O3 và Al dư.
► Xét phần 2: nAl = nH2 ÷ 1,5 = 0,01 mol; nFe = 0,045 mol
⇒ ne cho TỐI ĐA = 0,01 × 3 + 0,045 × 3 = 0,165 mol.
||⇒ phần 1 gấp 0,165 × 3 ÷ 0,165 = 3 lần phần 2.
► Xét phần 1: chứa 0,03 mol Al; 0,135 mol Fe.
||⇒ nAl2O3 = (14,49 – 0,03 × 27 – 0,135 × 56) ÷ 102 = 0,06 mol.
⇒ nO = 0,18 mol ⇒ x : y = 0,135 ÷ 0,18 = 3 : 4 ⇒ Fe3O4.
● m = × 14,49 = 19,32(g)
Câu 39:
Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là:
Đáp án C
Quy quá trình về: 0,15 mol Glu + 0,35 mol HCl + NaOH dư.
||⇒ nNaOH phản ứng = 2nGlu + nHCl = 0,65 mol
Câu 40:
Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol H2SO4 (tỉ lệ mol x : y = 2 : 5), thu được một sản phẩm khử duy nhất và dung dịch chỉ chứa muối sunfat. Khối lượng muối sắt (III) sunfat tạo thành trong dung dịch là
Đáp án A
► Chọn x = 2 mol ⇒ y = 5 mol. Do chỉ chứa muối nên H2SO4 hết.
Dễ thấy sản phẩm khử không thể là H2! || Fe "tan hoàn toàn" ⇒ 2 × 2 ≤ ne ≤ 2 × 3 ⇒ 4 ≤ ne ≤ 6 mol.
Lại có:
⇒ sản phẩm khử là SO2 ⇒ nSO42– = 2,5 mol ||⇒ giải hệ có:
► nFe2+ = nFe3+ = 1 mol ⇒ nFe2(SO4)3 = 0,5 mol ⇒ mFe2(SO4)3 = 200(g) = 40y