IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Hóa học 220 Bài tập đồ thị Hóa Học từ đề thi Đại Học cực hay có lời giải

220 Bài tập đồ thị Hóa Học từ đề thi Đại Học cực hay có lời giải

220 Bài tập đồ thị Hóa Học từ đề thi Đại Học cực hay có lời giải (Phần 5)

  • 2356 lượt thi

  • 36 câu hỏi

  • 35 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho m gam hỗn hợp gồm Na2O và Al2O3 vào 400 ml dung dịch H2SO4 0,3M và HCl 0,9M. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:

Giá trị của m là     

Xem đáp án

Đáp án C

Cho hỗn  hợp Na2O và Al2O3 vào 0,12 mol H2SO4 và 0,36 mol HCl thu được dung dịch X.

Cho Ba(OH)2 dư vào X ta thấy đồ thị như trên do vậy có các giai đoạn:

+Giai đoạn kết tủa tăng do tạo kết tủa BaSO4 và Al(OH)3.

+Kết tủa giảm do có sự hòa tan Al(OH)3.

+Kết tủa không đổi lúc này chỉ còn BaSO4.

Có n(H2SO4) = 0,12 (mol) và n(HCl) = 0,36 (mol)

→ n(BaSO4 max) = 0,12 mol và n(Al(OH)3 max) = 0,12 (mol)

Do kết tủa vẫn còn Al(OH)3 nên X phải có Al3+ → Dung dịch X không có OH- và AlO2-.

→ X có chứa Al3+ (0,12 mol); Na+ (a mol); H+ (b mol); Cl- (0,36 mol); SO42- (0,12 mol)

BT điện tích cho X: a + b = 0,12. 3 = 0,36 + 0,12. 2 (1)

Khi n(Ba(OH)2) = 0,28 mol hay n(OH-) = 0,56 mol thì Al(OH)3đã bị hòa tan hoàn toàn nên:

0,56 – b = 0,12. 4 → b = 0,08 → a = 0,16 mol

Vậy ban đầu n(Na2O) = a/2 = 0,08 mol và n(Al2O3) = 0,12 : 2 = 0,06 mol

→ m = 11,08 (g)


Câu 2:

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ (hoặc dầu thực vật) và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.

Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thuỷ tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất.

Bước 3: Sau 8 – 10 phút, rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ. Để nguội.

Phát biểu nào sau đây đúng ? 

Xem đáp án

Đáp án C

Trong thí nghiệm này: 

- Việc thêm nước cất nhằm để hỗn hợp không cạn đi, phản ứng mới thực hiện được.

- NaOH vừa là chất phản ứng, vừa là chất xúc tác.

- Thêm NaCl giúp hỗn hợp sau phản ứng tách thành 2 lớp.

- Sản phẩm thu được là xà phòng (không phải bột giặt).


Câu 3:

 Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch gồm HCl và Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của kết tủa vào thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:

Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án C

Gọi số mol HCl và Al2(SO4)3 lần lượt là a và b.

→ 42,75 = 78. 2b + 233. 3b → b = 0,05 mol

Tại vị trí 0,25 mol Ba(OH)2


Câu 4:

Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam CaO và H2O dư thu được dung dịch X. Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch X, qua quá trình khảo sát người ta lập được đồ thị như sau: Giá trị của x là

Xem đáp án

Đáp án A

Nhận thấy đồ thị biểu diễn kết tủa phụ thuộc vào CO2 là tam giác vuông cân

Vậy tại điểm cực đại số mol của CO2 là trung điểm của x và 15x

 Tại điểm cực đại số mol của CO2 là x + (15x - x) : 2 = 8x

 nCa(OH)2 = nCO2 = 0,2 → 8x= 0,2  x = 0,025


Câu 5:

Hòa tan hoàn toàn hh X gồm ba chất FeCl3, FeCl2, CuCl2 trong nước thu được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y bằng dòng điện một chiều với điện cực trơ. Đồ thị biểu diễn khối lượng dung dịch giảm theo thời gian như sau: Nếu cho NaOH dư vào dung dịch đã điện phân được 10x giây thì thu được 31,5 gam kết tủa. Nếu điện phân dung dịch Y trong thời gian 12x giây giây sau đó cho AgNO3 dư vào dung dịch sau điện phân thì khối lượng kết tủa thu được gần nhất với:

Xem đáp án

Đáp án B

Thứ tự điện phân bên catot: Fe3+; Cu2+; Fe2+ và bên anot có Cl- bị điện phân.

Nhìn vào đồ thị ta thấy có 3 đoạn dung dịch thay đổi.

+ Đoạn 1: bên catot chỉ có Fe3+ điện phân, anot có Cl-.

+ Đoạn 2: bên catot có Fe3+ và Cu2+, anot có Cl-.

+ Đoạn 3: bên catot có cả 3 ion điện phân, anot có Cl-.

Tại 2x (s):

Fe3+ + 1e → Fe2+                                                              2Cl- → Cl2 + 2e.

Gọi n(Cl-) = 2a → n(e) = n(Fe3+ bđ) = 2a mol.

→ Tại 7x (s) thì n(e) = 7a (mol

Fe3+ + 1e → Fe2+.                                                             2Cl- → Cl2 + 2e.

2a→  2a  → 2a                                                                  7a  ← 3,5a ← 7a

Cu2+ + 2e → Cu

→ n(e trong đp Cu2+) = 5a → n(Cu2+ bđ) = 2,5a (mol)

→ m(dd giảm) = m(Cu) + m(Cl2) = 64. 2,5a + 71. 3,5a = 40,85 → a = 0,1 mol

→ Tại 10x (s) thì n(e) = 1 mol.

Fe3+ + 1e → Fe2+.                                                             2Cl- → Cl2 + 2e.

0,2→  0,2  → 0,2                                                              1 ← 0,5 ← 1

Cu2+ + 2e → Cu

0,25 → 0,5→ 0,25

Fe2+ + 2e → Fe.

→ n(e trong đp Fe2+) = 0,3 mol → n(Fe2+ đp) = 0,15 mol

Dung dịch sau phản ứng có Fe2+ dư và Cl-.

Kết tủa là Fe(OH)2 → n(Fe(OH)2) = 0,35 mol → n(Fe2+ dư) = n(Fe2+bđ) + 0,2 – 0,15 = 0,35

→ n(Fe2+ bđ) = 0,3 mol

Vậy hỗn hợp ban đầu có: FeCl3: 0,2 mol; CuCl2 0,25 mol và FeCl2 0,3 mol

Tại 12x (s): n(e) = 1,2 mol

Fe3+ + 1e → Fe2+.                                                             2Cl- → Cl2 + 2e.

0,2→  0,2  → 0,2                                                              1,2 ← 0,6 ← 1,2

Cu2+ + 2e → Cu

0,25 → 0,5→ 0,25

Fe2+ + 2e → Fe

0,25← 0,5 → 0,25

Dung dịch sau điện phân có: Fe2+ (0,3 + 0,2 – 0,25 = 0,25 mol) và Cl(0,5 mol)

Khi cho vào AgNO3 thu được Ag (0,25 mol) và AgCl (0,5 mol)

→ m = 98,75 (g)


Câu 6:

Tiến hành các bước thí nghiệm như sau:

Bước 1: Cho một nhúm bông vào cốc đựng dung dịch H2SO4 70%, đun nóng đồng thời khuấy đều đến khi thu được dung dịch đồng nhất.

Bước 2: Trung hòa dung dịch thu được bằng dung dịch NaOH 10%.

Bước 3: Lấy dung dịch sau khi trung hòa cho vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, sau đó đun nóng. Nhận định nào sau đây đúng? 

Xem đáp án

Đáp án D

Bước 1 : (C6H10O5)n + n H2O → n C6H12O6.

Bước 2 : H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O.

Bước 3 : C6H12O6 → 2Ag.

Như vậy : thí nghiệm để chứng minh xenlulozơ bị thủy phân trong môi trường axit. Sau bước 1 chỉ có glucozơ và sau bước 2, nhỏ dung dịch I2vào cốc không thu được dung dịch xanh tím.


Câu 8:

 Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau vào nước được dung dịch Z. Tiến hành thí nghiệm sau:

Ø Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V (ml) dung dịch Z, thu được m1 (gam) kết tủa.

 Ø Thí nghiệm 2: Cho dung dịch K2CO3 dư vào V (ml) dung dịch Z, thu được m2 (gam) kết tủa.

Ø Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V (ml) dung dịch Z, thu được m3 (gam) kết tủa.

Biết m1 < m3 < m2. Hai chất X, Y có thể là: 

Xem đáp án

Đáp án C

Thí nghiệm 1: 2NaOH + Ca(HCO3)2 → Na2CO3 + CaCO3 + H2O.

Thí nghiệm 2: K2CO3 + Ca(HCO3)2 → CaCO3 + 2KHCO3 và K2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2KCl.

Thí nghiệm 3: 2AgNO3 + CaCl2 → 2AgCl + Ca(NO3)2.

Như vậy, khối lượng kết tủa thí nghiệm 1 < 3 < 2


Câu 9:

Điện phân dung dịch X chứa hỗn hợp CuSO4 và KCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi. Tổng số mol khí thoát ra ở cả hai điện cực (y mol) phụ thuộc vào thời gian điện phân (x giây) được biểu diễn theo đồ thị sau:

Nếu điện phân dung dịch X trong thời gian 3t giây thu được dung dịch Y. Dung dịch Y hoà tan tối đa m gam Al. Biết hiệu suất của phản ứng điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Giá trị của m là 

Xem đáp án

Đáp án C

Tại t(s) chỉ có khí Cl2 thoát ra → n(Cl2) = 0,1 mol.

→ n(e) = 2n (Cl2) = 0,2 mol

Tại 4t (s) có Cl2, H2, O2 thoát ra.

Cu2+ + 2e → Cu.                                                               2Cl→ Cl2 + 2e

                                                                                          0,2← 0,1→ 0,2

2H2O + 2e → 2OH- + H2.                                                2H2O → 4H+ + O2 + 4e

Có n(e) = 4. 0,2 = 0,8 mol (bằng 4 lần số mol e tại t giây)

→ n(O2) = [0,8 – 0,2] : 4 = 0,15 mol.

→ n(H2) = 0,35 – 0,15 – 0,1 = 0,1 mol → n(Cu2+) = [0,8 – 0,1. 2] : 2 = 0,3 mol

Dung dịch X: CuSO4 (0,3 mol) và KCl (0,2 mol)

Tại thời điểm 3t giây thì n(e) = 0,6 mol

Cu2+ + 2e → Cu.                                                               2Cl- → Cl2 + 2e.

0,3 → 0,6 → 0,3                                                               0,2 → 0,1 → 0,2

                                                                                          2H2O → 4H+ + O2 + 4e

                                                                                           0,2  ←   0,4 ←0,1 ←0,4

Dung dịch Y: K(0,2 mol); SO42- (0,3 mol); H+ (0,4 mol)

2Al + 6H+ → 2Al3+ + 3H2.

→ n(Al) = 0,4 : 3 = 2/15 (mol) → m = 3,6 (g)


Câu 11:

Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tristearin theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%.

Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.

Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.

Phát biểu nào sau đây sai? 

Xem đáp án

Đáp án B

Xét tại y mol Ba(OH)2: kết tủa tăng chậm lại → vừa xảy ra xong phản ứng:

3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 → 3BaSO4 + 2Al(OH)3.

Gọi n(Al(OH)3) = a → n(BaSO4) = 1,5a.

→ 78a + 233. 1,5a = 8,55 → a = 0,02 mol

→ m(g) kết tủa ứng với khi Al(OH)3 hết.

→ m = m(BaSO4 max) = 0,02. 1,5. 233 = 6,99 (g)

Xét tại x mol Ba(OH)2: n(Ba(OH)2 = x mol và n(Al(OH)3) = 2x/3 mol

→ m = 233x + 78. 2x/3 = 6,99 → x = 0,0245 mol


Câu 12:

Cho từ từ dung dịch HCl loãng vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]). Sự phụ thuộc của số mol kết tủa thu được vào số mol HCl được biểu diễn theo đồ thị sau:

Giá trị của y là: 

Xem đáp án

Đáp án C

HCl + NaOH → NaCl + H2O (1)

H2O + HCl + NaAlO2 → NaCl + Al(OH)3 (2)

4HCl + NaAlO2 → NaCl + AlCl3 + 2H2O (3)

Tại 1,1 mol HCl, xảy ra phản ứng (1) nên x = 1,1

Tại 3,8 mol HCl xảy  ra (1) (2) (3)

=> n(HCl) = n(NaOH) + n(Al(OH)3 + 4.n(AlCl3) → n(Al(Cl3) = (3,8 – 1,1 – 1,1) : 4 = 0,4 mol

Bảo toàn Al → y = 1,1 + 0,4 = 1,5 mol


Câu 13:

Tiến hành thí nghiệm phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2 theo các bước sau đây:

Ø Bước 1: Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch CuSO4 5% + 1 ml dung dịch NaOH 10%.

Ø Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa.

Ø Bước 3: Thêm 2 ml dung dịch glucozơ 10% vào ống nghiệm, lắc nhẹ.

Nhận định nào sau đây là đúng? 

Xem đáp án

Đáp án B

Phản ứng tạo dung dịch phức xanh lam (chứng minh glucozơ có nhiều OH cạnh nhau)


Câu 14:

Sục từ từ CO2 vào 200ml dung dịch X có chứa NaOH và Ba(OH)2, thu được kết quả được biểu diễn bằng độ thị dưới đây: Nhỏ từ từ 200ml dung dịch X vào dung dịch Y chứa 0,05 mol Al2(SO4)3 1M, khối lượng kết tủa tạo ra là:

Xem đáp án

Đáp án B

Đồ thị trải qua các giai đoạn:

+Kết tủa tăng dần tới cực đại do CO2 tác dụng với Ba(OH)2 tạo kết tủa BaCO3.

+Kết tủa không đổi do CO2 tác dụng với NaOH tạo Na2CO3 sau đó Na2CO3 tác dụng với CO2 tạo NaHCO3.

+Kết tủa giảm dần do CO2 hòa tan kết tủa BaCO3 tạo Ba(HCO3)2.

Ta thấy lúc 0,5a mol CO2 phản ứng thu được 0,06 mol kết tủa nên a=0,12.

Lúc 2a mol CO2 phản ứng thì kết tủa bắt đầu bị hòa tan nên số mol Ba(OH)2 và NaOH đều là 0,12 mol.

Cho X vào 0,05 mol Al2(SO4)3 thu được kết tủa gồm 0,12 mol BaSO4 và Al(OH)3.

Ta có: 


Câu 15:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho hỗn hợp a (mol) FeCO3 và a (mol) Mg vào dung dịch HCl dư, được V1 (lít) khí.

Thí nghiệm 2: Cho a (mol) Mg vào dung dịch HNO3 dư, được V2 (lít) khí.

Thí nghiệm 3: Cho hỗn hợp a (mol) FeCO3 và a (mol) Mg vào dung dịch HNO3 dư, được V3 (lít) khí.

Biết các thể tích khí đo trong cùng điều kiện, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. So sánh nào sau đây đúng ? 

Xem đáp án

Đáp án B

(1) FeCO3 + 2HCl → FeCl2 + CO2 + H2O.

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2.

→ Tổng mol khí = 2a → V1 = 44,8a (lít).

(2) Bảo toàn e: 2n (Mg) = 3n (NO) → n (NO) = 2a/3 (mol) → V2 = 14,93 (lít)

(3) BT e: n (FeCO3) + 2n (Mg) = 3n (NO) → n (NO) = a mol và n (CO2) = a mol

→ V3 = 44,8 lít

→ V1 = V3 > V2


Câu 16:

Có 3 dung dịch riêng biệt: HCl 1M, Fe(NO3)2 1M và FeCl2 1M được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), (3). Tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V (ml) dung dịch (1), thu được m1 (gam) kết tủa.

Thí nghiệm 2: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V (ml) dung dịch (2), thu được m2 (gam) kết tủa.

Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V (ml) dung dịch (3), thu được m3 (gam) kết tủa.

Biết m1 < m2 < m3. Dung dịch (1), (3) lần lượt là: 

Xem đáp án

Đáp án A

Phản ứng của AgNO3 với từng dung dịch:

AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3.

AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag.

3AgNO3  + FeCl2 → Fe(NO3)3 + 2AgCl + Ag.

Nhận thấy: khối lượng kết tủa ở p.ư 2 < 1 < 3.

→ dung dịch 1 là Fe(NO3)2; dung dịch 2 là HCl và dung dịch 3 là FeCl2


Câu 18:

Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 và Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo số mol Ba(OH)2 như sau:

Giá trị nào sau đây của mmax là đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Đồ thị kết tủa có các giai đoạn:

+Kết tủa tăng vừa do lúc này Ba(OH)2 tác dụng với H2SO4 chỉ tạo kết tủa BaSO4.

+Kết tủa tăng nhanh đến cực đại do Ba(OH)2 tác dụng với Al2(SO4)3 tạo kết tủa Al(OH)3 và BaSO4.

+Kết tủa giảm dần do Ba(OH)2 hòa tan Al(OH)3 đến không đổi

Kết tủa cực đại chứa BaSO4 0,33 mol, Al(OH)3 0,2 mol

mmax = 92,49 gam.


Câu 19:

Cho từ từ dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa b mol ZnSO4. Đồ thị biểu diễn số mol kết tủa theo giá trị của a như sau: Khối lượng kết tủa cực đại thu được là

Xem đáp án

Đáp án C

Đồ thị trải qua các giai đoạn:    

+Kết tủa tăng dần do Ba(OH)2 tác dụng với ZnSO4 tạo kết tủa BaSO4 và Zn(OH)2.

+Kết tủa bị hòa tan do Ba(OH)2 hòa tan Zn(OH)2 đến khi không đổi, lúc này chỉ còn BaSO4.

Lúc 0,0625 mol Ba(OH)2 phản ứng thì kết tủa gồm 0,0625 mol BaSO4 và 0,0625 mol Zn(OH)2.

Lúc 0,175 mol Ba(OH)2 phản ứng thì kết tủa gồm BaSO4 b mol và Zn(OH)2 còn 2b-0,175 mol.

Kết tủa cực đại còn Zn(OH)2 0,1 mol và BaSO4 0,1 mol.

Khối lượng kết tủa cực đại là 33,2 gam


Câu 20:

Hỗn hợp E gồm một axit đa chức X và một hợp chất hữu cơ tạp chức Y đều có thành phần chứa các nguyên tố C, H, O. Tiến hành ba thí nghiệm với m gam hỗn hợp E:

Thí nghiệm 1: phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong NH3 thu được 43,2 gam Ag.

Thí nghiệm 2: phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch KHCO3 2M.

Thí nghiệm 3: phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 4M, thu được 1 ancol duy nhất Z và hỗn hợp T gồm hai muối. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 9 gam, đồng thời thu được 2,24 lít khí H2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T bằng lượng O2 vừa đủ thu được 8,96 lít CO2, nước và muối cacbonat. Biết các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn, phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây ? 

Xem đáp án

Đáp án A

TN1: Cho E tác dụng với AgNO3/NH3 thu được 0,4 mol Ag

 

TN2: E tác dụng vừa đủ với 0,2 mol KHCO3

 

TN3:X phản ứng vừa đủ với 0,4 mol KOH thu được ancol duy nhất và hỗn hợp 2 muối.

Cho Z qua Na thấy bình tăng 9 gam và thu được 0,1 mol H2

Gọi n là số OH của Z

thỏa mãn n=1 thì Z là C2H5OH 0,2 mol.

Đốt cháy T bằng O2 thu được 0,4 mol CO2, H2O và K2CO3 0,2 mol.

Ta có:

mà X là muối đa chức nên 2 muối trong T là NaOOC-COONa và OHC-COONa.

Vậy X là HOOC-COOH 0,1 mol và Y là OHC-COOC2H0,2 mol.


Câu 21:

Đốt cháy hoàn toàn 0,18 mol hỗn hợp E gồm một anđehit và một hiđrocacbon (đều mạch hở, có số mol bằng nhau), thu được x mol CO2 và 0,18 mol H2O. Sục x mol CO2 vào dung dịch chứa hỗn hợp Ca(OH)2 và NaOH, kết quả thu được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây:

Mặt khác, cho m gam E tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 (đun nóng), thu được 10,08 gam kết tủa. Giá trị của m là 

Xem đáp án

Đáp án A

Nhận thấy tại 0,1 mol CO2 kết tủa đạt cực đại→ số mol CaCO3 cực đại : 0,1 mol

Tại 0,3 mol CO2  xảy ra hòa tan kết tủa (0,1 mol CaCO3)→ số mol OH-  là : 0,1.2 + 0,2 =0,4 mol

Tại x mol COthu được 0,04 mol CaCO3 → số mol HCO3- là : 0,4-0,04.2=0,32 mol

Bảo toàn nguyên tố C → x = 0,04 + 0,32 =0,36 mol

Đốt 0,18 mol hỗn hợp E ( gồm 0,09 mol andehit và 0,09 mol hidrocacbon) thu được 0,36 mol CO2 và 0,18 mol H2O

Số nguyên tử H trung bình là : 0,18.2: 0,18 = 2 → andehit HCHO : 0,09 mol hoặc HOC-CHO: 0,09 mol

TH1: HCHO: 0,09 → số nguyên tử C trong hidrocacbon là : (0,36 – 0,09) : 0,09=3 → không có hidrocacbon thỏa mãn CTPT là C3H2.

TH2: HOC-CHO: 0,09 mol → số nguyên tử C trong hidrocacbon là :  (0,36- 0,09.2) : 0,09 =2 → hidrocacbon là C2H2.

Khi cho  HOC-CHO: 0,09 mol  và CH≡CH: 0,09 mol tác dụng với AgNO3/NH3 thu được kết tủa chứa Ag:0,09.4 = 0,36 mol và CAg≡CAg: 0,09 mol  → m kết tủa: 0,36.108 + 0,09.240 = 60,48 gam

→ Vậy cứ 7,56 gam E tác dụng với AgNO3/NH3 thu được 60,48gam kết tủa

→ 1,26 gam E tác dụng với AgNO3/NH3 thu được 10,08 gam kết tủa


Câu 22:

Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp X gồm x mol H2SO4 và y mol Al2(SO4)3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

 

Nếu cho dung dịch chứa 0,7 mol Ba(OH)2 vào dung dịch X, phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị m gần giá trị nào nhất ? 

Xem đáp án

Đáp án C

Đồ thị trải qua các giai đoạn:

+Giai đoạn chưa xuất hiện kết tủa do NaOH tác dụng với H2SO4.

+Kết tủa tăng dần đến cực đại do NaOH tác dụng với Al2(SO4)3tạo kết tủa Al(OH)3.

+Kết tủa giảm dần do NaOH hòa tan Al(OH)3.

Nhận thấy lúc 1 mol NaOH phản ứng và 1,4 mol NaOH phản ứng đều thu được cùng một lượng kết tủa, chứng tỏ 0,4 mol NaOH chênh lệch đã tạo 1 lượng kết tủa và hòa tan lượng kết tủa đó.

Cho 0,7 mol Ba(OH)2 vào X thì kết tủa thu được gồm BaSO40,65 mol và Al(OH)3.

Vậy m=167,05  gam


Câu 23:

Cho hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba và BaO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X. Sục khí CO2 đến dư vào X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:

Để trung hòa dung dịch X, cần dùng V ml dung dịch chứa H2SO4 0,5M và HCl 0,5M. Giá trị của V là 

Xem đáp án

Đáp án D

Dung dịch chứa NaOH và Ba(OH)2.

Đồ thị trải qua các giai đoạn:

+CO2 tác dụng với Ba(OH)2 tạo kết tủa BaCO3.

+CO2 tác dụng với NaOH tạo Na2CO3 sau đó CO2 tác dụng với Na2CO3 tạo NaHCO3.

+CO2 hòa tan kết tủa CaCO3.

Nhận lấy lúc 0,34 mol CO2 phản ứng thì kết tủa bị hòa tan còn 0,08 mol.

Vậy số mol HCO3- trong X là 0,26 mol (bảo toàn C)

 


Câu 26:

Dung dịch X gồm Ba(OH)2 và Ba(AlO2)2. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 1M vào dung dịch X thu được kết tủa được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây:

 

Giá trị m gần nhất với giá trị nào dưới đây ? 

Xem đáp án

Đáp án A

Đồ thị trải qua các giai đoạn:

+Kết tủa tăng vừa do Ba(OH)2 tác dụng với H2SO4 tạo BaSO4.

+Kết tủa tăng nhanh do H2SO4 tác dụng với Ba(AlO2)2 tạo 2 kết tủa BaSO4 và Al(OH)3.

+Kết tủa giảm tới không đổi do H2SO4 hòa tan Al(OH)3.

Nhận thấy khối lượng kết tủa lúc cực đại với lúc không đổi giảm 23,4 gam chính là khối lượng Al(OH)3 bị hòa tan.

Tới lúc hòa tan kết tủa hoàn toàn thì cần 0,7 mol H2SO4.

Vậy lúc kết tủa cực đại thì chỉ cần

Kết tủa cực đại gồm 0,25 mol BaSO4 và 0,3 mol Al(OH)3. Vậy m=81,65 gam


Câu 27:

Tiến hành thí nghiệm thuỷ phân etyl axetat theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 2 ml etyl axetat.

Bước 2: Thêm vào ống thứ nhất 1 ml dung dịch H2SO4 20%, vào ống thứ hai 1 ml dung dịch NaOH 30%.

Bước 3: Lắc đều cả hai ống nghiệm, lắp ống sinh hàn đồng thời đun nhẹ trong khoảng 5 phút.

Phát biểu nào sau đây sai? 

Xem đáp án

Đáp án A

Etyl axetat có phản ứng thủy phân trong môi trường axit và kiềm:

CH3COOC2H5 + H2O ↔ CH3COOH + C2H5OH.

CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH.

Sau bước 3, chất lỏng trong cả 2 ống nghiệm đồng nhất


Câu 28:

Hòa tan kết m gam hỗn hợp gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 trong nước dư, thu được a mol khí H2 và dung dịch X. Cho dung dịch H2SO4 đến dư vào X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:

Giá trị của m là 

Xem đáp án

Đáp án D

Dựa vào đồ thị:

 +Thấy lúc kết tủa cực đại thì lúc này kết tủa sẽ gồm BaSO4 và Al(OH)3 có tổng số mol là 0,28 mol.

 +Lúc kết tủa không thay đổi thì nó chỉ gồm BaSO4 có số mol 0,12 mol.

Suy ra n(BaSO4) = 0,12 mol nên n(Al(OH)3) =0,16 mol

Lúc kết tủa Al(OH)3 vừa bị hoà tan hết thì dùng 4a mol H2SO4 lúc này SO42- đã đi và 0,12 mol BaSO4 và 0,08 mol Al2(SO4)3.

 Bảo toàn S: n(H2SO4) = 4a = 0,12+ 0,08 . 3 = 0,36 nên a= 0,09

 Bảo toàn nguyên tố suy ra số mol Ba và Al trong hỗn hợp ban đầu

là 0,12 và 0,16 mol (về nguyên tố).

 Bảo toàn e: n(O) =[2n(Ba) +3n(Al) -2n(H2)] / 2 = 0,27mol

Suy ra m= 0,12. 137 + 0,16. 27 + 0,27 . 16 = 25,08


Câu 29:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho hỗn hợp gồm 2a mol Na và a mol Al vào lượng nước dư.

(2) Cho a mol bột Cu vào dung dịch chứa a mol Fe2(SO4)3.

(3) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol KHCO3.

(4) Cho dung dịch chứa a mol BaCl2 vào dung dịch chứa a mol CuSO4.

(5) Cho dung dịch chứa a mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa a mol AgNO3.

(6) Cho a mol Na2O vào dung dịch chứa a mol CuSO4

Số trường hợp thu được dung dịch chứa hai muối là 

Xem đáp án

Đáp án D

TN 2 tạo ra 2 muối.

+ TN1: Na + H2O → NaOH + ½ H2 sau đó NaOH + Al + H2O → NaAlO2 + 3/2H2.

Với số mol Na = 2 số mol Al, dung dịch thu được có NaOH dư và NaAlO2 (trong đó chỉ có NaAlO2 là muối)

+ TN 2: Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4.

Tỉ lệ số mol Cu = Fe2(SO4)3 → dung dịch thu được có 2 muối FeSO4 vầ CuSO4.

+ TN3: KHSO4 + KHCO3 → K2SO4 + CO2 + H2O.

→ Dung dịch có muối K2SO4.

+ TN 4: BaCl2 + CuSO4 → BaSO4 + CuCl2.

Chú ý: BaSO4 cùng là muối nhưng không nằm trong dung dịch mà tồn tại dưới dạng kết tủa, chất rắn.

 

+ TN 5: Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag.

→ Dung dịch có muối Fe(NO3)3.

+ TN 6: Na2O + H2O → 2NaOH sau đó 2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4.

→ Dung dịch có Na2SO4.


Câu 31:

Dung dịch X chứa x mol NaOH và y mol Na2ZnO2; dung dịch Y chứa z mol Ba(OH)2 và t mol Ba(AlO2)2 (trong đó x < 2z). Tiến hành 2 thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch X;

- Thí nghiệm 2: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Y.

Kết quả 2 thí nghiệm trên được biểu diễn trên đồ thị sau:

Giá trị của y và t lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án B

TN1 : Nhỏ từ từ HCl vào hỗn hợp x mol NaOH và y mol Na2ZnO2 ta thấy tới 0,1 mol HCl mới thấy xuất hiện kết tủa. Do vậy 0,1 mol HCl này dùng để trung hoà NaOH  → x = 0,1.

Khi dùng 0,3 mol HCl thì thu được 0,05 mol kết tủa Zn(OH)2và đồ thị đang đi xuống tức đang hoà tan kết tủa.

Để toạ thành kết tủa lúc đồ thị đi lên thì cần 0,1 +0,05.2=0,2 mol HCl.

TN2 : Cho HCl vào z mol Ba(OH)2 và t mol Ba(AlO2)2.

Khi dùng tới 0,3 mol HCl mới chỉ xuất hiện 0,05 mol kết tủa Al(OH)3 trong lúc đang tạo kết tủa.

Do vậy

Khi dùng 0,3 hay 0,5 mol đều thu được 0,05 mol kết tủa 


Câu 32:

Rót từ từ dung dịch X chứa a mol Na2CO3 và 2a mol NaHCO3 vào dung dịch chứa 1,5a mol HCl thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch Y. Cho lượng khí CO2 ở trên từ từ cho đến hết vào dung dịch chứa b mol Ba(OH)2 ta có đồ thị sau:

Khối lượng chất tan trong dung dịch Y là

Xem đáp án

Đáp án B

Cho 1,6b mol CO2 vào b mol Ba(OH)2 thu được 0,09 mol kết tủa BaCO3.

Rót từ từ dung dịch X vào HCl thì các muối trong X phản ứng theo tỉ lệ mol:

Vậy dung dịch Y chứa 0,2 mol Na2CO3 dư, 0,4 mol NaHCO3 dư và NaCl 0,48 mol

mCT=82,88g


Câu 33:

Tiến hành thí nghiệm về phản ứng màu biure theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho 0,5 ml lòng trắng trứng vào ống nghiệm.

Bước 2: Cho tiếp 1 – 2 ml nước cất, lắc ống nghiệm.

Bước 3: Thêm 1 – 2 ml dung dịch NaOH 30% (đặc), 1 – 2 giọt CuSO4 2% rồi lắc ống nghiệm.

Phát biểu nào sau đây sai? 

Xem đáp án

Đáp án C

Mục đích của NaOH là môi trường và hòa tan peptit


Câu 34:

Hòa tan hoàn toàn hau chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V lít Z, đun nóng thu được n1 mol khí.

Thí nghiệm 2: Cho dung dịch H2SO4 dư vào V lít Z, thu được n2 mol khí không màu, hóa nâu ngoài không khí, là sản phẩm khử duy nhất.

Thí nghiệm 3: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào V lít Z, thu được n1 mol kết tủa.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 = 6n2. Hai chất X, Y lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án A

Thí nghiệm 1 và 2 thu được cùng 1 số mol nên loại NH4Cl và AlCl3.

Thí nghiệm 2 có sinh ra khí NO nên loại NH4NO3 và FeCl3.

Vì n1 = 6n2 → Chọn (NH4)2SO4 và Fe(NO3)2.

(NH4)2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O

Fe(NO3)2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaNO3.

9Fe(NO3)2 + 6H2SO4 → 2Fe2(SO4)3 + 3NO + 5Fe(NO3)3 + 6H2O.

(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2NH3 + 2H2O

Fe(NO­3)2 + Ba(OH)2 → Fe(OH)2 + Ba(NO3)2.


Câu 35:

Tiến hành điện phân dung dịch CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường dòng điện không đổi, ta có kết quả ghi theo bảng sau

Giá trị của t là:

Xem đáp án

Đáp án A

Tại thời gian 3088 thì ne=x suy ra tại 6176 là 2x.

Do khối lượng catot tăng tỉ lệ theo thời gian nên lúc 6176s thì Cu2+ chưa bị điện phân hết.

Tại thời gian 6176 khối lượng dung dịch giảm không tăng theo tỉ lệ theo thời gian nên lúc này Cl- đã bị điện phân hết và có sinh khí O2

Tại 3088s:

Tại 6176s ta thu được ở catot là 0,16 mol Cu, ở anot là khí Cl2 và O2.

Giải được số mol Cl2 và O2 là 0,1 và 0,03 mol.

Tại t giây ở ta thu được 0,2 mol Cu, 0,1 mol Cl2, O2 và H2 có thể có.

Bảo toàn e và khối lượng dung dịch giảm giải được số mol O2 và H2 là 0,065 và 0,03 mol


Câu 36:

Cho 27,68 gam hỗn hợp gồm MgO và Al2o3 trong dung dịch chứa x mol H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 1M đến dư vào X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:

Giá trị của x là:

Xem đáp án

Đáp án B

Tại thời điểm: m(kết tủa) = const  → Mg(OH)2 và BaSO4.

→ n(kết tủa) = b + (1,5a + b + 0,5a) = 0,94

Tại thời điểm đó, n(Ba(OH)2) = 1,1 → n(OH-) = 2,2 → 4a + 2b + c = 2,2

Khối lượng chất rắn ban đầu: 40b + 51a = 27,68

→ a = 0,48 và b = 0,08 và c = 0,12 → x = n(SO42-) = 0,86


Bắt đầu thi ngay