229 Bài tập thí nghiệm từ đề thi đại học cực hay có lời giải
229 Bài tập thí nghiệm từ đề thi đại học cực hay có lời giải(P6)
-
2731 lượt thi
-
35 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong phòng thí nghiệm, bộ dụng cụ vẽ dưới đây có thể dùng điều chế bao nhiêu khí trong số các khí sau: Cl2, NH3, SO2, CO2, H2, C2H4 (các điều kiện phản ứng có đủ)
Đáp án D
Để điều chế được khí C theo bộ dụng cụ vẽ trên thì khí C phải thỏa mãn 2 điều kiện:
nặng hơn không khí và không tác dụng với N2, O2 (thành phần chủ yếu của không khí).
Vậy có Cl2, SO2 và CO2 thỏa mãn.
Các phương trình điều chế:
MnO2 r + 4HCl dd → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
Na2SO3 r + H2SO4 dd → Na2SO4 + SO2 + H2O.
CaCO3 r + 2HCl dd → CaCl2 + CO2 + H2O.
Câu 2:
Thí nghiệm nào sau đây chứng minh axetilen có phản ứng thế nguyên tử H bởi ion kim loại?
Đáp án D
Câu 3:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CO2 dư vào dung dịch BaCl2.
(b) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.
(c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(d) Cho hỗn hợp Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư.
(e) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Cr2(SO4)3.
(g) Cho hỗn hợp bột Cu và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
Chọn đáp án B.
Hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế etyl axetat (phản ứng este hóa):
Câu 4:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2; (b) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2;
(c) Cho Si vào dung dịch KOH; (d) Cho P2O5 tác dụng với H2O;
(e) Đốt nóng dây Mg trong khí CO2; (g) Đốt cháy NH3 trong không khí.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là
Chọn đáp án D.
Các thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là (a); (c); (e) và (g)
Câu 5:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ). (b) Điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ).
(c) Cho mẩu Na vào dung dịch AlCl3. (d) Cho Cu vào dung dịch AgNO3.
(e) Cho Ag vào dung dịch HCl. (g) Cho Cu vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và HCl.
Số thí nghiệm thu được chất khí là
Chọn đáp án A.
Các phương trình phản ứng xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm như sau:
→ có 4 thí nghiệm thu được chất khí là (a), (b), (c) và (g).
Câu 6:
Trong phòng thí nghiệm có 4 lọ hóa chất có dán nhãn tên hóa chất là: etyl axetat, ancol etylic, axit axetic và metyl fomat và 4 tờ đề can có ghi sẵn nhiệt độ sôi là: 77°C; 32°C; 117,9°C; 78,3°C. Có một số phương án điền các giá trị nhiệt độ sôi tương ứng như được trình bày trong bảng sau:
Phương án đúng là
Chọn đáp án D.
Các chất ancol etylic (C2H5OH), axit axetic (CH3COOH) và metyl fomat (HCOOCH3) có cùng số C nên thứ tự nhiệt độ sôi theo thứ tự giảm dần là axit > ancol > este (*) → đủ để chọn được đáp án D đúng.
« Lưu ý: etyl axetat > metyl fomat do là este có phẩn tử khối lớn hơn. Việc sắp xếp thứ tự etyl axetat vào (*) với chương trình THPT là không đủ để đề xuất.
Câu 7:
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm thử tính chất của toluen ở nhiệt độ thường:
Phát biểu nào sau đây đúng về kết quả quan sát thí nghiệm?
Chọn đáp án B. r
Phân tích tính chất hóa học của toluen (C6H5CH3) va xem xét các phát biểu:
Q A sai vì benzen không phản ứng được với dung dịch thuốc tím (KMnO4) nên ống (2) vẫn có màu tím.
þ B đúng vì benzene là dung môi hữu cơ có thể hòa tan được brom, iot, lưu huỳnh, cao su, chất béo,…
Q C sai vì benzen không phản ứng được với dung dịch Br2 ở điều kiện thường.
Q D sai vì như đã phân tích ở phát biểu A, benzen không phản ứng được với dung dịch (KMnO4).
Câu 8:
Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, z, T (trong dung dịch) thu được các kết quả như sau:
Biết T là chất hữu cơ mạch hở. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
Chọn đáp án B. r
w Y có phản ứng tráng bạc và với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam Y là glucozơ hoặc fructozơ:
Fructozơ Glucozơ Amoni gluconat + 2Ag
w T làm quỳ tím hóa xanh, T có phản ứng màu biureT là Lys-GIy-AIa hoặc Lys-Val-Ala.
(là tripeptit có đúng 2 nhóm đipeptit, Lys có 2 nhóm NH2 nên tổng T có 3 nhóm COOH, 4 nhóm NH2).
w Z chắc chắn là saccarozơ rồi.
w X làm quỳ tím hóa xanh nên X là etylamin chọn đáp án B.
Câu 9:
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống 2-3 giọt etyl axetat, sau đó thêm vào ống nghiệm thứ nhất 3 ml dung dịch H2SO4 1M, ống nghiệm thứ hai 3 ml NaOH 3M, ống nghiệm thứ ba 3 ml nước cất. Bước 2: Lắc đều, sau đó đun cách thủy 3 ống nghiệm trong nồi nước nóng 75 trong 5 phút.
Bước 3: Làm lạnh các ống nghiệm về nhiệt độ thường.
Cho các phát biểu sau:
(a)Sau bước 3, chất lỏng ở ba ống nghiệm đều phân thành hai lớp.
(b)Sau bước 3, chất lỏng ở ba ống nghiệm đều trở thành đồng nhất.
(c) Sau bước 3, có hai ống nghiệm chất lỏng trở thành đồng nhất và ở ống nghiệm còn lại chất lỏng phân thành hai lớp.
(d) Sau bước 1, có hai ống nghiệm chất lỏng phân thành hai lớp và ở ống nghiệm còn lại chất lỏng trở thành đồng nhất.
(e) Sau bước 1, chất lỏng ở cả ba ống nghiệm đều phân thành hai lớp.
(g) Ở bước 2,có một ống nghiệm xảy ra phản ứng thủy phân este.
Số phát biểu đúng là
Chọn đáp án A. r
Este etyl axetat là chất lỏng, không tan trong nước hay các dung môi phân cực như dung dịch H2SO4, dung dịch NaOH nên sau bước 1, chất lỏng trong cả 3 ống nghiệm đều phân thành hai lớp.
phát biểu (d) sai, phát biểu (e) đúng.
Ở bước 2, xảy ra phản ứng thủy phân este ở hai ống nghiệm chứa axit và kiềm:
Ở ống nghiệm còn lại, phản ứng este hóa không xảy ra Phát biểu (g) sai.
Kết thúc bước 3, như phân tích trên thì ống nghiệm chỉ có nước cất và etyl axetat thì chất lỏng vẫn phân hai lớp; ống nghiệm chứa axit H2SO4 do phản ứng xảy ra thuận nghịch, sau phản ứng vẫn còn este dư nên chất lỏng cũng phân lớp; chỉ có ống nghiệm chứa kiềm thu được muối CH3COONa nên thu được dung địch đồng nhất có 2 ống nghiệm chất lỏng phân lớp, 1 ống nghiệm đồng nhất.
Các phát biểu (a), (b). (c) đều sai.
Theo đó, chỉ có duy nhất một phát biểu đúng.
Câu 10:
Cho hình vẽ mô tả quá trình điều chế metan trong phòng thí nghiệm:
Phát biểu nào sau đây sai?
Chọn đáp án C.
Xét và phân tích các phát biểu:
R A. đúng. Phản ứng:
Có thể thay bằng cặp:
R B. đúng. Khí metan (CH4) tan rất ít trong nước nên được thu bằng cách dời (đẩy) nước.
Q C. sai. Điều kiện phản ứng cần đun nóng thì phản ứng mới xảy ra và như ta biết, vôi tôi (CaO) được thêm vào nhằm mục đích bảo vệ ống nghiệm, tránh nóng quá gây vỡ.
R D. đúng. Phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên được gọi là phản ứng vôi tôi-xút (CaO - NaOH).
Câu 11:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH.
(b) Cho dung dịch K2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
(c) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3.
(d) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2CO3.
(e) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là
Chọn đáp án C.
Có 3 thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học và phương trình tương ứng là:
Câu 12:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2
(b) Cho Na2O vào H2O.
(c) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch NaHCO3.
(d) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ có màng ngăn.
Số thí nghiệm có NaOH tạo ra là
Chọn đáp án C.
Cả 4 thí nghiệm đều có NaOH tạo ra và phương trình tương ứng là:
Câu 13:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(b) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
(c) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).
(d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch MgCl2.
(e) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.
(g) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư.
Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?
Chọn đáp án B.
Các phản ứng hóa học tương ứng xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm là:
Theo đó, có tất cả 4 thí nghiệm thu được kết tủa khi kết thúc các phản ứng.
Câu 14:
Tiến hành thí nghiệm với các chất hữu cơ X, Y, Z, T đều trong dung dịch. Kết quả được ghi ở bảng sau:
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
Chọn đáp án B.
• X + Br2/H2O " kết tủa trắng nên thỏa mãn X là phenol hoặc anilin: (loại được đáp án D).
• Glucozơ; saccarozơ và glixerol đều có khả năng + Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
Còn lòng trắng trứng + Cu(OH)2 có phản ứng màu biure " màu tím (loại được đáp án C).
Chỉ còn đáp án A và B. Giả thiết còn lại là T có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
T ở đáp án A và B đều là este " phải là dạng akyl fomat mới thỏa mãn:
Vậy, đáp án thỏa mãn là B, tương ứng X, Y, Z, T là anilin, glucozo, glixerol, etyl fomat.
Câu 15:
Cho hình vẽ sau:
Hình vẽ trên mô tả thí nghiệm chứng minh:
Chọn đáp án A
Hình vẽ trên mô tả thí nghiệm chứng minh tính chất của ancol đa chức.
Glixerol hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam, còn etanol không có tính chất này
Câu 16:
Cho vào ống nghiệm 1ml dung dịch lòng trắng trứng 10%, thêm tiếp 1ml dung dịch NaOH 30% và 1 gọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm, hiện tượng quan sát được là
Chọn đáp án C
Thí nghiệm được tiến hành là thí nghiệm về phản ứng màu biure của protein.
Kết tủa xanh lam Cu(OH)2 (tạo ra từ phản ứng CuSO4 + NaOH) đã phản ứng với 2 nhóm peptit (CO-NH) trong anbumin (dung dịch lòng trắng trứng) cho sản phẩm có màu tím
Câu 17:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nhiệt phân hoàn toàn Cu(NO3)2; (b) Đốt cháy NH3 trong không khí;
(c) Cho Si vào dung dịch KOH; (d) Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
Chọn đáp án D
Thực hiện các thí nghiệm, các phản ứng hóa học xảy ra:
(a) 2Cu(NO3)2 2CuO + 4NO2 + O2
(b) 4NH3 + 3O2 2N2 + 6H2O
(c) Si + 2KOH + H2O K2SiO3 + 2H2
(d) H2O + C CO + H2O ǁ 2H2O + C CO2 + 2H2 (thu được hỗn hợp khí than ướt)
cả 4 thí nghiệm đều tạo ra đơn chất.
Câu 18:
Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bằng sau:
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
Chọn đáp án B
* Dấu hiệu rõ nhất là chỉ có phenol + Br2 thu được két tủa trắng → T là phenol:
Câu 19:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Na2SiO3.
(b) Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
(c) Cho dung dịch Na3PO4 đến dư vào dung dịch AgNO3.
(d) Cho dung dịch HNO3 đến dư vào dung dịch NaAlO2.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là
Chọn đáp án C.
Các phản ứng hóa học xảy ra tương ứng khi tiến hành các thí nghiệm là:
(a) CO2 + H2O + Na2SiO3 H2SiO3↓ + Na2CO3.
(b) 3NH3 + 3H2O + AlCl3 Al(OH)3↓ + 3NH4Cl.
(c) Na3PO4 + 3AgNO3 Ag3PO4 + 3NaNO3.
(d) 4HNO3 + NaAlO2 Al(NO3)3 + NaNO3 + 2H2O.
→ thỏa mãn yêu cầu, có 3 thí nghiệm thu được kết tủa khi kết thúc phản ứng.
Câu 20:
Tiến hành thí nghiệm theo các bước như hình vẽ dưới đây:
Bước 1: Lấy một sợi dây điện (loại lõi 1 sợi đồng, đường kính sợi đồng khoảng 0,5 mm) gọt bỏ vỏ nhựa, cuốn thành hình lò xo dài 5cm và có đoạn dài để tay cầm (1).
Bước 2: Đốt nóng phần lò xo trên ngọn lửa đèn cồn (2), ban đầu ngọn lửa nhuốm màu xanh lá mạ sau đó ngọn lửa trở lại bình thường.
Bước 3: Nhúng nhanh phần lò xo vào ống nghiệm đựng clorofom CHCl3 (3) và lại đốt phần lò xo trên ngọn lửa đèn cồn (4).
Trong các phát biểu sau:
(a) Nếu ở bước 1 thay sợi dây đồng bằng sợi dây sắt thì ở bước 2 ngọn lửa ban đầu cũng nhuốm màu xanh lá mạ.
(b) Ở bước 3, ngọn lửa ở giai đoạn đầu cũng nhuốm màu xanh lá mạ.
(c) Nếu ở bước 3 thay clorofom bằng hexan thì ngọn lửa sẽ không nhuốm màu xanh lá mạ.
(d) Nguyên nhân chính làm cho ngọn lửa ở bước 2 nhuốm màu xanh lá mạ là do có phản ứng oxi hóa etanol (bị bay hơi khi đèn cồn cháy) với CuO (bao phủ trên lõi đồng) tạo ra anđehit axetic.
Số phát biểu đúng là
Chọn đáp án B.
« Giải thích cho cả 2 thí nghiệm: khi gọt vỏ dây điện, vẫn còn 1 ít lớp vỏ bám vào sợi dây đồng, thành phần có nhựa PVC (poli(vinyl clorua)); khi nhúng dây đồng vào dung dịch clorofom thì rõ có CHCl3 bám vào sợi dây. PVC hay clorofom là những hợp chất hữu cơ chứa Cl trong phân tử nên đốt cháy sẽ có tạo thành khí HCl, sau đó tác dụng với CuO cho ra muối CuCl2. CuCl2 là chất dễ bay hơi, dễ phân hủy hơn so với CuO nên khi bị nung nóng thì tạo thành các nguyên tử Cu khuếch tán vào ngọn lửa làm cho ngọn lửa có màu xanh lá mạ. Khi hết CuCl2 thì màu xanh lá mạ cũng hết. Theo đó:
(a) sai vì ngọn lửa màu xanh lá mạ là do Cu, nếu thay bằng sắt sẽ không có màu này nữa.
(b) đúng và (d) sai như giải thích ở trên.
(c) đúng vì hexen là C6H12 không chứa nguyên tố Cl trong phân tử.
Chỉ có 2 phát biểu đúng
Câu 21:
Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ bên. Hiện tượng xảy ra trong bình đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 là
Chọn đáp án C
Phản ứng: CaC2 + 2H2O Ca(OH)2 +C2H2 (điều chế khí axetilen từ đất đèn).
Sau đó, HC + 2AgNO3 + 2NH3AgCCAg Chọn đáp án C
Câu 22:
Tiến hành các thí nghiệm sau
(a)Cho Mg vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3 dư;
(b)Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3;
(c)Dẫn khí H2 dư qua ống sứ chứa bột CuO nung nóng;
(d)Cho kim loại K vào lượng dư dung dịch CuSO4;
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
Chọn đáp án B
Các phản ứng hóa học xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm tương ứng:
ý (a) Mg + Fe2(SO4)3 dùng dư MgSO4 + 2FeSO4.
þ (b) Fe(NO3)2 + AgNO3Fe(NO3)3 + Ag
þ (c) H2 + CuO CuO + H2O
ý (d) đầu tiên: K + H2O KOH + ½ H2sau đó: 2KOH + CuSO4 Cu(OH)2↓ + K2SO4.
Thỏa mãn yêu cầu thu được kim loại có 2 thí nghiệm mà thôi.
Câu 23:
Cho các hỗn hợp (tỉ lệ mol các chất tương ứng) và thực hiện các thí nghiệm sau:
(a)Hỗn hợp gồm Al2O3 và Na (1 : 2) cho vào nước dư;
(b)Hỗn hợp gồm Fe2(SO4)3 và Cu (1 : 1) cho vào nước dư;
(c)Hỗn hợp gồm Cu và Fe2O3 (2 : 1) cho vào dung dịch HCl dư;
(d)Hỗn hợp gồm BaO và Na2SO4 (1 : 1) cho vào nước dư;
(e)Hỗn hợp gồm Al4C3 và CaC2 (1 : 2) vào nước dư;
(f)Hỗn hợp gồm BaCl2 và NaHCO3 (1 : 1) cho vào dung dịch NaOH dư;
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm hỗn hợp chất rắn tan hoàn toàn và chỉ tạo thành dung dịch trong suốt là
Chọn đáp án C
Với các tỉ lệ tương ứng, các phản ứng xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm là:
þ (a) 2Na + 2H2O 2NaOH + H2↑ sau đó: 2NaOH + 1Al2O3 2NaAlO2 + H2O
þ (b) 1Fe2(SO4)3 + 1Cu CuSO4 + 2FeSO4
ý (c) 1Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O sau đó: 1Cu + 2FeCl3 CuCl2 + 2FeCl2
(sau phản ứng, vẫn còn kim loại Cu dư, nếu dùng tỉ lệ 1 : 1 thì hỗn hợp mới tan vừa hết).
ý (d) 1BaO + H2O Ba(OH)2sau đó: Ba(OH)2 + 1Na2SO4 BaSO4↓ + H2O
þ (e) 1Al4C3 + 12H2O 4Al(OH)3 + 3CH4↑2CaC2 + 4H2O 2Ca(OH)2 +2C2H2↑
Sau đó : 2Ca(OH)2 + 4Al(OH)3 2Ca(AlO2)2 + 8H2O
ý (g) 1NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O sau đó: 1BaCl2 + Na2CO3 BaCO3↓ + 2NaCl
Thỏa mãn yêu cầu, chỉ có 3 thí nghiệm tạo thành dung dịch trong suốt.
Câu 24:
Trong phòng thí nghiệm, khí Z (làm mất màu dung dịch thuốc tím) được điều chế từ chất rắn X, dung dịch Y đặc, đun nóng và thu vào bình tam giác như hình vẽ sau:
Các chất X, Y, Z lần lượt là
Chọn đáp án B. r
Trong các chất khí Z mà 4 phương án đưa ra thì chỉ có khí SO2 thỏa mãn làm mất màu dung dịch thuốc tím mà thôi. Theo đó, tương ứng các chất X, Y, Z là Cu, H2SO4, SO2. Thật vậy, các phản ứng xảy ra:
•
Khí SO2 sinh ra có lẫn hơi nước được dẫn qua dung dịch H2SO4 đặc (có tính háo nước) → nước bị giữ lại, SO2 khô được dẫn qua bình chứa. Khí SO2 nặng hơn không khí, sẽ đầy dần và bao giờ bông tẩm KMnO4 mất màu tím thì dừng thí nghiệm vì lúc đấy bình đã đầy khí SO2 rồi:
Phản ứng:
Câu 25:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư. (b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng. (d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(e) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ. (g) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
Chọn đáp án D. r
Các phản ứng hóa học xảy ra tương ứng khi tiến hành các thí nghiệm là:
→ Sau khi kết thức các phản ứng, chỉ có 2 thí nghiệm thu được kim loại.
Câu 26:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch HCl dư vào ống nghiệm chứa dung dịch NaAlO2.
(b) Dẫn khí CO2 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch NaAlO2.
(c) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3.
(d) Cho dung dịch NH3 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH.
(e) Cho dung dịch AlCl3 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
Chọn đáp án D. r
Các phản ứng xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm (với điều kiện tương úng) l
Theo đó, cuối cùng khi kết thúc các phản ứng có 4 thí nghiệm thu được kết tủa.
Câu 27:
Kết quả thí nghiệm cả các dung dịch X, Y, Z, T với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
Chọn đáp án A. r
Dung dịch nước brom phản ứng vừa đủ với phenol hoặc anilin ở điều kiện thường đều cho kết tủa trắng:
→ Loại đáp án B và C Từ đáp án A và D → biết X là etylamin (nghiệm lại đúng).
Còn Y + dung dịch I2 xuất hiện màu xanh tím → Y là hồ tinh bột do phân tử có cấu tạo mạch ở dạng xoắn có lỗ rỗng (giống như lò xo):
→ các phân tử iot có thể chui vào và bị hấp phụ, tạo “hợp chất” màu xanh tím đặc trưng.
Còn lại Z là lòng trắng trứng, phản ứng màu biure với Cu(OH)2 → xuất hiện màu tím.
Câu 28:
Cho hình vẽ của bộ dụng cụ chưng cất thường:
Ý nghĩa các chữ cái trong hình vẽ trên là
Chọn đáp án B
Hình vẽ của bộ dụng cụ chưng cất thường:
→ Tương ứng các chữ cái trong hình vẽ trên là:
a – Đèn cồn; b – Bình cầu có nhánh; c – Nhiệt kế; d – Sinh hàn; e – Bình hứng (eclen).
Câu 29:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho P2O5 vào nước; (b) Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào nước;
(c) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3; (d) Cho P vào dung dịch HNO3 đặc, nóng.
Số thí nghiệm tạo ra axit là
Chọn đáp án D
Các phản ứng hóa học xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm:
(a) Cho P2O5 vào nước: P2O5 + 3H2O 2H3PO4.
(b) Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào nước: 4NO2 + O2 4HNO3.
(c) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3 : CO2 + Na2SiO3 Na2CO3 + H2SiO3↓.
(d) Cho P vào dung dịch HNO3 đặc, nóng: P + 5HNO3 H3PO4 + 5NO2 + H2O.
→ Cả 4 thí nghiệm đều tạo ra axit.
Câu 30:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2.
(b) Sục CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]).
(c) Cho nước vôi vào dung dịch NaHCO3.
(d) Cho dung dịch NaOH vào lượng dư dung dịch AlCl3.
(e) Đun nóng dung dịch chứa Ca(HCO3)2.
(g) Cho mẫu Na vào dung dịch CuSO4.
Số thí nghiệm thu được kết tủa sau phản ứng là
Chọn đáp án B
Các phương trình phản ứng xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm:
(a) CO2 + Ba(OH)2 BaCO3↓ + H2O þ
(b) CO2 + Na[Al(OH)4] Al(OH)3↓ + NaHCO3 þ
(c) Ca(OH)2 + 2NaHCO3 CaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O þ
(d) 4NaOH + AlCl3 NaAlO2 + 3NaCl + 2H2O ý
(e) Ca(HCO3)2 CaCO3↓ + CO2↑ + H2O þ
(g) Na + H2O NaOH + 1/2H2↑ sau đó: 2NaOH + CuSO4 Cu(OH)2↓ + Na2SO4 þ
→ có 5 thí nghiệm thỏa mãn thu được kết tủa sau phản ứng.
Câu 31:
Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y, Z, T và Q.
Các chất X, Y, Z, T và Q lần lượt là
Chọn đáp án C
Xử lý nhanh dạng “lý thuyết bảng” phức tạp kiểu này, chúng ta nên kết hợp quan sát 4 đáp án và xét những hiện tượng đặc biệt nhất trong bảng.
Ở phản ứng với nước brom, chỉ có X khác biệt nhất, tạo được kết tủa trắng → X là anilin hoặc phenol:
Ở phản ứng với AgNO3/NH3: chỉ có Y và Q tạo được kết tủa Ag↓.
Ở trên có thể loại B, D. Còn lại A và C với dữ kiện này (metanol không tráng bạc được) → chỉ có đáp án C thỏa mãn. Thật vậy, các phản ứng tương ứng xảy ra trong bảng các bạn có thể tham khảo như sau:
« Phản ứng hòa tan Cu(OH)2: đây là tính chất của ancol đa chức, có ít nhất 2 nhóm OH liền kề, khi tác dụng với Cu(OH)2 sẽ hòa tan và tạo dung dịch màu xanh lam đặc trưng:
Glixerol (Z):
Glucozơ (Y):
« Phản ứng tráng bạc: tác dụng với AgNO3 trong NH3 thu được kết tủa Ag↓.
Glucozơ (Y):
anđehit fomic (Q):
Câu 32:
Cho hình vẽ thiết bị chưng cất thường. Vai trò của nhiệt kế trong khi chưng cất là
Chọn đáp án D
Với cách đặt nhiệt kế như hình vẽ → dùng để đo nhiệt độ sôi của hỗn hợp chất trong bình cầu.
Câu 33:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3. (b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH.
(c) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2. (d) Cho bột Fe vào dung dịch FeCl3 dư.
(e) Cho NaHCO3 vào dung dịch CaCl2 đun nóng. (g) Cho Fe(NO3)2 vào dung dịch NaHSO4.
Số thí nghiệm có phản ứng hóa học xảy ra là
Chọn đáp án D
Cả 6 thí nghiệm khi tiến hành đều xảy ra phản ứng hóa học:
(a) Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2.
(b) CO2 + NaOH → NaHCO3.
(c) Na2CO3 + Ca(HCO3)2 → CaCO3 + 2NaHCO3.
(d) Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2.
(e) 2NaHCO3 + CaCl2 → CaCO3 + CO2 + 2NaCl + H2O.
(Chú ý ở đây khi đun nóng: 2 → + CO2 + H2O).
(g) Phương trình ion: 3Fe2+ + 4H+ + → 3Fe3+ + NO + 2H2O.
Câu 34:
Hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch X, Y, Z, T được ghi lại như sau:
Chất X, Y, Z, T lần lượt là
Chọn đáp án D
• metylamin có PH, làm quỳ tím hóa xanh → X là metylamin.
• Trong dãy 4 chất, chỉ có anilin tạo kết tủa khi phản ứng với nước brom → Y là anilin.
• axit glutamic có 2 nhóm -COOH, 1 nhóm -NH2 → Ph , làm quỳ tím hóa đỏ → là chất T
• Glyxin có số nhóm COOH bằng NH2 nên pH → 7, không làm đổi màu quỳ tím → còn lại là chất Z.
Vậy, các chất X, Y, Z, T lần lượt là metylamin, anilin, glyxin, axỉt glutamic
Câu 35:
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm về tính chất của photpho:
Cho các phát biểu sau:
(a) Khói trong thí nghiệm trên chỉ chứa hơi photpho trắng.
(b) Mục đích của thí nghiệm là chứng minh khả năng bốc cháy của photpho trắng dễ hơn photpho đỏ.
(c) Lá sắt đóng vai trò là chất xúc tác cho phản ứng hóa học giữa photpho trắng với photpho đỏ.
(d) Mục đích của thí nghiệm là chứng minh khả năng bay hơi của photpho trắng dễ hơn photpho đỏ.
(e) Nếu thay đổi vị trí của photpho đỏ và photpho trắng thì sẽ có khói xuất hiện từ photpho đỏ trước.
Số phát biểu đúng là
Chọn đáp án A
Xem xét các phát biểu:
ý (a) sai vì 4P + 5O2 2P2O5. Khỏi trắng là P2O5 chứ không phải photpho trắng bốc hơi.
þ (b) đúng, P trắng dễ bốc cháy hơn P đỏ nên tạo P2O5 khỏi trắng trước.
ý (c) sai. Vai trò của lá sắt là chất dẫn nhiệt cho phản ứng của P trắng và P đỏ với oxi không khí.
ý (d) sai. Thí nghiệm thực hiện là phản ứng của P với oxi, không phải khả năng bay hơi.
ý (e) sai. Như ở (c), sắt là chất dẫn nhiệt tốt nên hai phản ứng P trắng và P đỏ với oxi sẽ nhận được lượng nhiệt và thời điểm gần như là bằng nhau nên khi đổi vị trí thì P trắng vẫn xuất hiện khói trước.
Theo đó, chỉ có duy nhất 1 phát biểu đúng.