Bộ 15 đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa có đáp án chi tiết (Đề 1)
-
6220 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.
Tên gọi của este CH3COOCH3 là
Đáp án đúng là: C
Etyl fomat: HCOOC2H5
Metyl fomat: HCOOCH3
Metyl axetat: CH3COOCH3
Etyl axetat: CH3COOC2H5
Câu 2:
Kim loại nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch FeSO4 vừa phản ứng với dung dịch HCl ?
Đáp án đúng là: A
Kim loại Zn vừa phản ứng với dung dịch FeSO4 vừa phản ứng với dung dịch HCl:
Zn + FeSO4 → ZnSO4 + Fe
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Còn lại Fe phản ứng với HCl nhưng không phản ứng với FeSO4
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Ag và Cu không phản ứng với chất nào.
Câu 3:
Đáp án đúng là: D
Các chất trên đều là amino axit. Ala, Gly, Val đều có 1 nhóm −NH2 và 1 nhóm –COOH nên môi trường trung tính, không làm đổi màu quỳ tím
Lysin có 2 nhóm −NH2 và 1 nhóm –COOH nên làm đổi quỳ thành màu xanh (môi trường bazơ)
Câu 4:
Glucozơ thuộc loại
Đáp án đúng là: B
Cacbohidrat được chia làm 3 loại:
– Polisaccarit: tinh bột và xenlulozơ.
– Đisaccarit: saccarozơ và mantozơ.
– Monosaccarit: glucozơ và frucotơ
Câu 5:
Chất nào sau đây không chứa nguyên tố nitơ:
Đáp án đúng là: D
Chỉ có xenlulozơ không chứa nguyên tố nitơ.
Câu 6:
Đáp án đúng là: D
Đường mía là thương phẩm chứa saccarozơ.
Câu 7:
Có tất cả bao nhiêu đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2?
Đáp án đúng là: C
Các đồng phân Este: HCOO-CH2-CH2-CH3,
HCOO-CH(CH3)2, CH3-COO-CH2-CH3, CH3-CH2-COO-CH3
Câu 8:
Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
Đáp án đúng là: B
NaOH: Qùy tím thành xanh
H2NCH2COOH: Không đổi màu quỳ tím
HCl: Qùy tím thành đỏ
CH3NH2: Qùy tím thành xanh
Câu 9:
Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là
Đáp án đúng là: D
Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là Cu(OH)2/OH-: Cu(OH)2/OH- tạo màu tím, Gly-Ala không tạo màu tím (đipeptit không có phản ứng màu biurê)
Câu 10:
Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt cá mè) là hỗn hợp các amin (nhiều nhất là trimetylamin), và một số chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu, có thể dùng dung dịch nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Dùng giấm ăn để khử mùi tanh vì giấm ăn tạo muối tan với các amin, dễ bị rửa trôi, ví dụ:
(CH3)3N + CH3COOH → CH3COONH(CH3)3
Câu 11:
Trường hợp không xảy ra phản ứng là:
Đáp án đúng là: A
A. Ag + dung dịch CuSO4: Không phản ứng, do cặp Cu2+/Cu đứng trước cặp Ag+/Ag
B. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
C. Cu + Fe2(SO4)3 → 2FeSO4 + CuSO4
D. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Câu 12:
Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn đều thu được 3 aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin?
Đáp án đúng là: C
Có 6 tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn đều thu được 3 aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin, gồm:
Gly-Ala-Phe
Gly-Phe-Ala
Ala-Gly-Phe
Ala-Phe-Gly
Phe-Ala-Gly
Phe-Gly-Ala
Câu 13:
Dãy các chất nào sau đây đều bị thủy phân trong môi trường axit?
Đáp án đúng là: A
Dãy các chất: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều bị thủy phân trong môi trường axit.
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
nH2O + (C6H10O5)n nC6H12O6
Các dãy còn lại có glucozơ, PE, PVC không bị thủy phân trong môi trường axit.
Câu 14:
Khi cho bột sắt dư vào dung dịch hỗn hợp các muối Pb(NO3)2, AgNO3, Cu(NO3)2 thì Fe sẽ khử các ion kim loại theo thứ tự lần lượt là:
Đáp án đúng là: B
Ion kim loại có tính oxi hóa mạnh hơn sẽ bị khử trước
→ Thứ tự bị khử là Ag+, Cu2+, Pb2+
Câu 15:
Ở điều kiện thường, X là chất rắn màu trắng vô định hình. Thủy phân hoàn toàn X trong môi trường axit chỉ thu được glucozơ. Tên gọi của X là:
Đáp án đúng là: C
Ở điều kiện thường, X là chất rắn màu trắng vô định hình. Thủy phân hoàn toàn X trong môi trường axit chỉ thu được glucozơ → X là tinh bột:
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6
Câu 16:
Những kim loại nào sau đây có thể được điều chế từ oxit, bằng phương pháp nhiệt luyện nhờ chất khử CO?
Đáp án đúng là: B
Các kim loại đứng sau Al có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện nhờ chất khử CO
→ Chọn Fe, Mn, Ni
Câu 17:
Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
Đáp án đúng là: D
Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là CH3COONa và C2H5OH.
CH3COOC2H5 + NaOH C2H5OH + CH3COONa
Câu 18:
Cho glixerin trioleat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là
Đáp án đúng là: B
Glixerin trioleat (hay triolein), (C17H33COO)3C3H5 thuộc loại este không no nên có phản ứng với dung dịch Br2, dung dịch NaOH.
2(C17H33COO)3C3H5 + Br2 → 2(C17H33COO)3C3H5Br
(C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H33COONa + C3H5(OH)3
Câu 19:
Hãy cho biết có bao nhiêu cấu tạo amin bậc 1 có chứa vòng benzen và có công thức phân tử là C7H9N?
Đáp án đúng là: B
Có 4 amin thỏa mãn:
CH3-C6H4-NH2 (o, m, p), C6H5-CH2-NH2
Câu 20:
Trong số các polime sau: Tơ tằm (1), sợi bông (2), len (3), tơ enang (4), tơ visco (5), nilon 6,6 (6), tơ axetat (7). Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là:
Đáp án đúng là: C
Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là: (2), (5), (7)
Câu 21:
Cho dung dịch X gồm a mol CuSO4 và b mol FeSO4. Thêm 2c mol Mg vào dung dịch X, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 2 muối. Mối liên hệ giữa c với a, b là
Đáp án đúng là: D
Dung dịch chứa 2 muối là MgSO4 và FeSO4.
CuSO4 đã phản ứng hết → a ≤ 2c
FeSO4 chưa phản ứng hoặc đã phản ứng nhưng còn dư → 2c < a + b
Vậy a ≤ 2c < (a + b)
Câu 22:
Khi điện phân dung dịch muối bạc nitrat trong 10 phút đã thu được 1,08 gam bạc ở catot. Cường độ dòng điện (A) là:
Đáp án đúng là: C
mAg = → I = 1,6A
Câu 23:
Cho 0,93 gam anilin tác dụng với 140 ml dung dịch nước Br2 3% (có khối lượng riêng 1,3 g/ml), sau khi kết thúc phản ứng thì thu được bao nhiêu gam 2,4,6-tribromanilin?
Đáp án đúng là: B
mol
C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3NH2 + 3HBr
→ = 0,01 mol → m = 3,3 gam
Câu 24:
Nhúng một thanh nhôm nặng 50 gam vào 400ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân nặng 51,38 gam. Khối lượng Cu thoát ra là:
Đáp án đúng là:C
Δm = mCu – mAl pư = 3x.64 – 2x.27 = 51,38 – 50
→ x = 0,01 mol
→ mCu thoát ra = 3x.64 = 1,92 gam
Câu 25:
Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một este X, thu được 10,08 lít khí CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Công thức phân tử của X là
Đáp án đúng là:C
mol → Este no, đơn chức, mạch hở.
Số C = → X là C3H6O2.
Câu 26:
Từ 3,48 gam một oxit của kim loại R (RxOy) cần dùng 1,344 lít H2 (đktc). Toàn bộ kim loại tạo thành được cho tan hết trong dung dịch HCl thu được 1,008 lít H2 (đktc) và m gam muối. Giá trị của m là:
Đáp án đúng là: A
→ mR = moxit – mO = 2,52 gam
Với HCl: mol → nCl-(muối) = 0,045.2 = 0,09 mol
→ mmuối = (muối) = 5,715 gam
Câu 27:
Cho 15,00 gam glyxin vào 300 ml dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch KOH 2M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Đáp án đúng là: B
Dung dịch Y chứa:
NH2-CH2-COO- : 0,2 mol
K+: 0,5 mol
Bảo toàn điện tích → nCl- = 0,3 mol
→ mrắn = 44,95 gam
Câu 28:
Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là
Đáp án đúng là: D
Δm = = -3,4 gam
→ mol
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
0,075 ← 0,15
→ gam
Câu 29:
Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Chất |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
X |
Quỳ tím |
Quỳ tím chuyển màu hồng |
Y |
Dung dịch AgNO3/NH3 |
Kết tủa Ag |
Z |
Nước brom |
Tạo kết tủa trắng |
Các chất X, Y, Z lần lượt là:
Đáp án đúng là: C
HCOOC2H5 + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O 2Ag + 2NH4NO3 + NH4OCOOC2H5
C6H5NH2 + 3Br2 C6H2Br3NH2 + 3HBr
Câu 30:
Phát biểu không đúng là:
Đáp án đúng là: D
D sai vì len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt và bị thủy phân bởi môi trường axit và kiềm.
Câu 31:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án đúng là: A
Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.
Câu 32:
Cho m gam bột Fe vào cốc đựng 50 ml dung dịch Cu(NO3)2 2M và Pb(NO3)2 1M. Lắc cốc để phản ứng xảy hoàn toàn thu được chất rắn nặng 8,47 gam. Giá trị của m là
Đáp án đúng là: D
mol; mol
mCu = 0,1.64 < 8,47 < mCu + mPb = 0,1.64 + 0,05.207
→ Cu2+ bị khử hết, Pb2+ bị khử một phần
mol
→ nFe = 0,1 + 0,01 = 0,11 mol
→ mFe = 6,16 gam
Câu 33:
Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 2,9 mol O2, thu được 2,04 mol CO2 và 1,96 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa khối lượng muối là
Đáp án đúng là: D
Bảo toàn khối lượng → mX = 32,24 gam
Bảo toàn O:
→ nX = 0,04 mol
→ nNaOH = 3nX = 0,12 mol và nC3H5(OH)3 = nX = 0,04 mol
Bảo toàn khối lượng → m muối = 33,36 gam
Câu 34:
Hỗn hợp E gồm muối vô cơ X (CH8N2O3) và đipeptit Y (C4H8N2O3). Cho E tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được khí Z. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí T và chất hữu cơ Q. Nhận định nào sau đây sai?
Đáp án đúng là: B
Y là Gly-Gly → A đúng
E + NaOH và HCl đều tạo khí nên X là (NH4)2CO3. → D đúng
Z là NH3và T là CO2. → C đúng
Q là NH3Cl-CH2-COOH→ B sai
Câu 35:
Cho các dung dịch: metylamin, etylamin; đimetylamin; trimetylamin, amoniac, anilin, điphenylamin, phenol, có bao nhiêu dung dịch vừa không làm đổi màu quì tím hóa xanh vừa không làm hồng phenolphtalein?
Đáp án đúng là: D
Các dung dịch vừa không làm đổi màu quì tím hóa xanh vừa không làm hồng phenolphtalein có môi trường axit, trung tính hoặc bazơ nhưng rất yếu, gồm:
anilin (C6H5NH2), điphenylamin (C6H5-NH-C6H5), phenol (C6H5OH)
Câu 36:
Cho các phát biểu sau:
a. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
b. Muối phenylamoni clorua tan trong nước.
c. Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí.
d. Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Val có 4 nguyên tử oxi.
e. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.
f. Anilin làm đổi màu dung dịch phenolphtalein.
g. Thủy phân hoàn toàn anbumin thu được hỗn hợp α-amino axit.
Số phát biểu đúng là?
Đáp án đúng là: B
(a) Sai, đipeptit không có phản ứng màu biurê.
(b) Đúng
(c) Đúng
(d) Đúng (C10H19N3O4)
(e) Sai, các amin đều độc.
(g) Sai, anilin có tính bazơ nhưng rất yếu.
(h) Đúng
Câu 37:
Cho các phát biểu sau về cacbohydrat:
a. Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn, có vị ngọt, dễ tan trong nước.
b. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
c. Dung dịch glucozơ, saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.
d. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp tinh bột và saccarozơ chỉ thu được một loại monosaccarit.
e. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng dung dịch AgNO3/NH3.
f. Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 tạo sorbitol.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án đúng là: C
(1) Đúng
(2) Đúng
(3) Đúng
(4) Sai, tinh bột chỉ tạo glucozơ nhưng saccarozơ tạo glucozơ và fructozơ.
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
nH2O+(C6H10O5)n nC6H12O6
(5) Sai, cả hai đều tráng gương.
(6) Sai, saccarozơ không phản ứng.
Câu 38:
Có hai amin bậc một X và Y, X là đồng đẳng của anilin còn Y là đồng đẳng của metylamin. Đốt cháy hoàn toàn 6,42 gam X thu được 672 ml khí N2 (đktc) và đốt cháy hoàn toàn Y cho hỗn hợp khí trong đó tỉ lệ thể tích VCO2 : VH2O = 2 : 3. Công thức phân tử của X, Y lần lượt là:
Đáp án đúng là: D
mol
→ MX = 107 → Chọn X là CH3C6H4NH2
Y dạng CnH2n+3N → C : H = → n = 3
→ Chọn Y là CH3CH2CH2NH2.
Câu 39:
Xà phòng hoá hoàn toàn m gam một este no, đơn chức, mạch hở E bằng 26 gam dung dịch MOH 28% (M là kim loại kiềm). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 24,72 gam chất lỏng X và 10,08 gam chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và 8,97 gam muối cacbonat khan. Mặt khác, cho X tác dụng với Na dư, thu được 12,768 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng muối trong Y có giá trị gần nhất với:
Đáp án đúng là: B
Trong dung dịch MOH có: mMOH = 7,28 gam và = 18,72 gam
Bảo toàn M:
→ M = 39 → M là Kali (K)
Chất lỏng gồm có ancol AOH (a mol) và H2O (1,04)
→
→ AOH là C3H7OH
nKOH ban đầu = 0,13 mol
Chất rắn gồm RCOOK (0,1 mol) và KOH dư (0,03 mol)
m rắn = 10,08 gam → R = 1
%HCOOK = 83,33%
Câu 40:
Trong phòng thí nghiệm, etyl axetat được điều chế theo các bước:
Bước 1: Cho 1 ml ancol etylic,1 ml axit axetic nguyên chất và 1 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều, đồng thời đun cách thủy trong nồi nước nóng 65°C – 70°C.
Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hòa.
a. Có thể thay dung dịch axit sunfuric đặc bằng dung dịch axit sunfuric loãng.
b. Có thể thực hiện thí nghiệm bằng cách đun sôi hỗn hợp.
c. Để kiểm soát nhiệt độ trong quá trình đun nóng có thể dùng nhiệt kế.
d. Có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch KCl bão hòa.
e. Có thể dung dung dịch axit axetic 5% và ancol etylic 10° để thực hiện phản ứng
este hóa.
f. Để tăng hiệu suất phản ứng có thể thêm dung dịch NaOH loãng vào ống nghiệm.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án đúng là: B
(a) Sai, dùng H2SO4 loãng phản ứng sẽ không xảy ra.
(b) Sai, nếu nhiệt độ quá cao sẽ làm các nguyên liệu bay hơi, đồng thời thúc đẩy sự
tạo thành sản phẩm phụ.
(c) Đúng, dùng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ và điều chỉnh nguồn cung cấp nhiệt cho
phù hợp.
(d) Đúng
(e) Sai, dùng axit, ancol loãng phản ứng sẽ khó xảy ra.
(f) Sai.