IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Hóa học Bộ 15 đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa có đáp án chi tiết

Bộ 15 đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa có đáp án chi tiết

Bộ 15 đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa có đáp án chi tiết (Đề 11)

  • 6333 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Polime nào sau đây được sử dụng làm chất dẻo?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Chất dẻo: Polietilen, poli(vinyl clorua)

Tơ: Poliacrilonitrin, nilon-6,6, nilon-6

Cao su: Polibutađien

Polime thiên nhiên: Amilozơ


Câu 2:

Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi trường axit thu được glucozơ. Tên gọi của X là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

X là xenlulozơ.

(C6H10O5)n (xenlulozơ) + nH2O → nC6H12O6 (glucozơ)


Câu 3:

Chất X có công thức cấu tạo CH3COOCH3. Tên gọi của X là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Metyl axetat: CH3COOCH3

Metyl acrylat: CH2=CHCOOCH3.

Propyl fomat: HCOOC3H7

Etyl axetat: CH3COOC2H5


Câu 4:

Thủy phân tristearin trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và muối X. Công thức của X là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → C3H5(OH)3 + 3C17H35COONa (muối X)


Câu 5:

Trong số các kim loại Na, Mg, Al, Fe, kim loại có tính khử mạnh nhất là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

K   Na  Mg   Al   Zn   Fe   Ni   Sn   Pb    H+  Cu   Ag  Hg    Pt  Au

Tính khử giảm dần.

Vậy trong dãy Na, Mg, Al, Fe kim loại có tính khử mạnh nhất là Na.


Câu 6:

Kim loại Al không tan trong dung dịch nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Các kim loại Al, Cr, Fe bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3, H2SO4 đặc nguội.


Câu 7:

Phản ứng nào sau đây là phản ứng cộng?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

C2H4 + HCl → C2H5Cl


Câu 8:

Cặp dung dịch phản ứng với nhau tạo ra kết tủa là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

A. Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

B. Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + 2NaCl

C. 2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O

D. NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O


Câu 9:

Sắt có số oxi hoá +3 trong hợp chất nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Sắt có số oxi hoá +3: Fe2(SO4)3

Sắt có số oxi hoá +2: FeCl2, Fe(NO3)2, FeO


Câu 10:

Crom(VI) oxit (CrO3) có màu

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Crom(VI) oxit có màu đỏ thẫm


Câu 12:

Dung dịch nào sau đây làm cho quỳ tím chuyển sang màu hồng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Qùy tím hóa xanh: Đimetylamin

Qùy tím hóa hồng: Axit glutamic

Không đổi màu quỳ tím: Anilin


Câu 13:

Nhỏ nước brom vào dung dịch chất hữu cơ X, lắc nhẹ, thấy kết tủa trắng xuất hiện. X có tác dụng với Na giải phóng khí. Tên gọi của X

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

X là phenol:

C6H5OH + Br2 → 2,4,6-C6H2Br3-OH + HBr

2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa + H2


Câu 14:

Thủy phân este nào sau đây cho sản phẩm đều không có phản ứng tráng bạc?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

A. CH3COOCH3 + H2O CH3COOH + CH3OH

B. HCOOCH3 + H2O HCOOH + CH3OH

C. CH3COOCH=CH2 + H2O → CH3COOH + CH3CHO

D. HCOOCH=CH2 + H2O → HCOOH + CH3CHO

Các chất in đậm có tráng gương.


Câu 15:

Cho các polime gồm: tơ tằm, tơ visco, tơ axetat, tơ lapsan (poli(etylen-terephtalat). Số polime thuộc loại polime nhân tạo là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Tơ visco, tơ axetat thuộc loại polime nhân tạo, điều chế từ polime thiên nhiên là xenlulozơ.


Câu 16:

Trong khí thải công nghiệp thường có chứa các khí CO2 và SO2. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ các chất khí đó trong hệ thống xử lý khí thải?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Có thể dùng Ca(OH)2 để loại bỏ khí thải:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O


Câu 17:

Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

A đúng vì Na là kim loại kiềm nên tan hết trong nước.

Na + H2O → NaOH + 12H2


Câu 18:

Số nguyên tử hiđro trong một phân tử saccarozơ là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Saccarozơ: C12H22O11


Câu 19:

Khi thủy phân pentapeptit X (Gly-Ala-Val-Ala-Gly) thì thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm chứa Gly mà dung dịch của nó có phản ứng màu biure?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Tripeptit trở lên sẽ có phản ứng màu biurê → Các sản phẩm chứa Gly mà dung dịch của nó có phản ứng màu biure là:

Gly-Ala-Val

Gly-Ala-Val-Ala Val-Ala-Gly

Ala-Val-Ala-Gly


Câu 20:

Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Phương pháp nhiệt luyện là phương pháp dùng các chất khử như CO, H2, Al để khử các oxit của kim loại thành kim loại tương ứng.

Phương pháp này dùng để điều chế các kim loại từ Zn trở về sau trong dãy điện hóa học của kim loại.

Phương pháp nhiệt luyện dùng để điều chế các kim loại có tính khử trung bình yếu → Fe được điều chế bằng phương pháp này.


Câu 21:

Axit amino axetic (H2NCH2COOH) không phản ứng được với dung dịch
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Axit amino axetic (H2NCH2COOH) không phản ứng được với dung dịch NaCl, còn lại: H2NCH2COOH + HCl → ClH3N-CH2-COOH

H2NCH2COOH + HNO3 → NO3H3N-CH2-COOH

H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O


Câu 22:

Canxi cacbonat được dùng trong sản xuất vôi, thủy tinh, xi măng. Canxi cacbonat là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Canxi oxit: CaO

Canxi clorua: CaCl2

Canxi hiđroxit: Ca(OH)2

Canxi cacbonat: CaCO3


Câu 23:

Đốt cháy hoàn toàn amin X (no, hai chức, mạch hở), thu được 0,2 mol CO2 và 0,1 mol N2. Công thức phân tử của X là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

X hai chức nên nXnN2= 0,1 mol

→ Số C = nCO2nX=2                  

→ X là C2H8N2


Câu 24:

Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Hấp thu toàn bộ khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 108,35 gam kết tủa. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ba(OH)2 dư →nCO2 =nBaCO3=0,55mol

C6H10O5  C6H12O6  2CO2 + 2C2H5OH

      162             2m            0,55

 

H = 81% → m =162.0,552.81%= 55 gam


Câu 25:

Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,05M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

nFe = 0,04 >nCuSO4= 0,01 nên Cu2+ bị khử hết, Fe còn dư

→ m rắn = 2,24 – 0,01.56 + 0,01.64 = 2,32 gam


Câu 26:

Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch KOH và dung dịch brom nhưng không tác dụng với dung dịch KHCO3. Tên gọi của X là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

X là vinyl axetat (CH3COOCH=CH2)

CH3COOCH=CH2 + KOH → CH3COOK + CH3CHO

CH3COOCH=CH2 + Br2 → CH3COOCHBr-CH2Br

CH3COOCH=CH2 không tác dụng với KHCO3.


Câu 27:

Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, (NH4)2CO3, NaHCO3, Na2SO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Các chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là: Al, Al(OH)3, (NH4)2CO3, NaHCO3.

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

2Al(OH)3 + 6HCl → 2AlCl3 + 6H2O

(NH4)2CO3 + 2HCl → 2NH4Cl + CO2 + H2O

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

(NH4)2CO3 + 2NaOH → Na2CO3 + 2NH3 + 2H2O

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O


Câu 28:

Có ba dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M; Al2(SO4)3 1M; AlCl3 1M được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), (3). Tiến hành các thí nghiệm sau:

TN1: Trộn V ml dung dịch (1) với V ml dung dịch (2) và 3V ml dung dịch NaOH 1M thu được a mol kết tủa.

TN2: Trộn V ml dung dịch (1) với V ml dung dịch (3) và 3V ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 5a mol kết tủa.

TN3: Trộn V ml dung dịch (2) với V ml dung dịch (3) và 4V ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được b mol kết tủa.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. So sánh nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

1 mol H2SO4 + 1 mol Al2(SO4)3 + 3 mol NaOH → 13

1 mol H2SO4 + 1 mol Al2(SO4)3 + 3 mol Ba(OH)2 →  133mol ↓

→ Loại

1 mol H2SO4 + 1 mol AlCl3 + 3 mol NaOH →  13mol ↓ 1 mol H2SO4 + 1 mol AlCl3 + 3 mol Ba(OH)2 → 1 mol ↓

→ Loại

1 mol AlCl3 + 1 mol Al2(SO4)3 + 3 mol NaOH → 1 mol ↓

1 mol AlCl3 + 1 mol Al2(SO4)3 + 3 mol Ba(OH)2 → 5 mol ↓

→ Nhận, vậy (1) là AlCl3, (2) là Al2(SO4)3, (3) là H2SO4

1 mol Al2(SO4)3 + 1 mol H2SO4 + 4 mol Ba(OH)2 → 6 mol ↓

→ b = 6a


Câu 29:

Thực hiện 5 thí nghiệm sau:

a. Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.

b. Cho dung dịch NH4HCO3 vào dung dịch Ba(OH)2.

c. Đun nóng nước cứng tạm thời.

d. Cho kim loại Al vào dung dịch NaOH dư.

e. Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được cả kết tủa và chất khí là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

(a) 2KHSO4 + Ba(HCO3)2 → BaSO4 + K2SO4 + CO2 + H2O

(b) NH4HCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + NH3 + 2H2O

(c) M(HCO3)2 → MCO3 + CO2 + H2O (M là Mg, Ca)

(d) 2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2

(e) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4


Câu 30:

Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

A. Đúng, do không có môi trường điện li nên không có ăn mòn điện hóa

B. Đúng, Zn là cực âm và bị ăn mòn, vỏ tàu là cực dương, được bảo vệ.

C. Sai, CO không khử được Al2O3, chỉ khử được các oxit sau kim loại sau Al.

D. Đúng, Na2CO3 là muối của axit yếu H2CO3.


Câu 31:

Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol NaOH và b mol Na2CO3, thu được 100ml dung dịch X, cho từ từ 100ml dung dịch X vào 320ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thu được dung dịch Y và 4,48 lít CO2 (đktc). Cho toàn bộ Y phản ứng hết với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 59,1 gam kết tủa. Giá trị của a

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

nHCl = 0,32 molnCO2= 0,2 mol

Dễ thấy nCO2 < nHCl < 2nCO2→ X chứa CO32- và HCO3-.

Đặt u, v là số mol CO32- và HCO3- đã phản ứng với H+

nH+ = 2u + v = 0,32

nCO2= u + v = 0,2

→ u = 0,12 và v = 0,08 → Tỉ lệ 3 : 2

nC(X) = nCO2+nBaCO3= 0,5

→ X chứa CO32- (0,3), HCO3- (0,2) và Na+.

Bảo toàn điện tích → a + 2b = 0,3.2 + 0,2

Bảo toàn C → 0,25 + b = 0,3 + 0,2

→ a = 0,3 mol; b = 0,25 mol


Câu 32:

Cho các phát biểu sau:

a. Dầu chuối (chất tạo hương liệu mùi chuối chín) có chứa isoamyl axetat.

b. Nhỏ dung dịch I2 vào lát cắt của củ khoai lang thì xuất hiện màu xanh tím.

c. Trong thành phần hóa học của giấy viết có xenlulozơ.

d. Dùng giấm ăn, chanh có thể xử lý mùi tanh trong cá (do amin gây ra).

e. Trong phân tử xenlulozơ, mỗi gốc glucozơ có 5 nhóm OH.

f. Mì chính (bột ngọt) là muối natri của axit axetic.

Số phát biểu đúng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

(a) Đúng, este isoamyl axetat có mùi chuối chín.

(b) Đúng, khoai lang chứa nhiều tinh bột

(c) Đúng

(d) Đúng, giấm hoặc chanh chứa axit hữu cơ, tác dụng với amin tạo muối tan, dễ bị rửa trôi.

(e) Sai, mỗi gốc glucozơ có 3OH

(g) Sai, bột ngọt là mui mononatri glutamat.


Câu 33:

Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, phân tử đều có chứa 2 liên kết π, Z là ancol hai chức có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T cần 14,28 lít O2 (đktc), thu được 22,55 gam CO2 và 9,9 gam H2O. Mặt khác m gam E tác dụng với tối đa 8 gam Br2 trong dung dịch. Phần trăm khối lượng của T trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

nBr2= 0,05 mol

Quy đổi E thành C2H3COOH (0,05), C3H6(OH)2 (a), CH2 (b) và H2O (c)

nO2= 0,05.3 + 4a + 1,5b = 0,6375

nCO2= 0,05.3 + 3a + b = 0,5125

nH2O = 0,05.2 + 4a + b + c = 0,55

→ a = 0,1125; b = 0,025; c = -0,025

→ mE = 12,05 gam

b < a nên ancol không có thêm CH2.

nT =c2= 0,0125 → Các axit sau khi quy đổi phải có số mol lớn hơn 0,0125

→ C2H3COOH (0,025) và C3H5COOH (0,025)

T là (C2H3COO)(C3H5COO)C3H6 (0,0125)

→ %T = 20,54%


Câu 34:

Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm MgO, CuO và Fe2O3 bằng dung dịch HCl, thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được (m + 1,44) gam kết tủa. Biết trong X nguyên tố oxi chiếm 26,67% khối lượng. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đặt nO(X) = x, bảo toàn điện tích → nOH- trong ↓ = 2x

→ m – 16x + 17.2x = m + 1,44 → x = 0,08 mol

→ m =16x26,67%= 4,8 gam


Câu 35:

Cho các phát biểu sau:

1. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3 có xuất hiện kết tủa màu trắng.

2. Cho một lượng nhỏ Ba vào dung dịch Na2CO3 thấy có khí và kết tủa xuất hiện.

3. Hỗn hợp Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol 3 : 2) hòa tan hết vào nước dư.

4. Để hàn gần đường ray bị nứt, gãy, người ta dùng hỗn hợp tecmit.

5. Nhúng thanh đồng vào dung dịch HCl xảy ra ăn mòn điện hóa.

Số phát biểu đúng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

(1) Đúng: 3AgNO3 + FeCl3 → Fe(NO3)3 + 3AgCl

(2) Đúng: Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

Ba(OH)2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaOH

(3) Đúng: Na2O + H2O → 2NaOH

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

(4) Đúng

(5) Sai, không có cặp điện cực nên không có ăn mòn điện hóa.


Câu 36:

Phát biểu nào dưới đây là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Anilin C6H5NH2 không làm đổi màu quỳ tím


Câu 37:

Cho X có công thức phân tử C4H6O4 và chứa hai chức este. Cho các sơ đồ phản ứng sau:

1. X + 2NaOH → X1 + X2 + X3

2. X1 + HCl → X4 + NaCl

3. X2 + HCl → X5 + NaCl.

4. X3 + CuO → X6 + Cu + H2O

Biết phân tử khối X3 < X4 < X5. Trong số các phát biểu sau:

a. X3 tác dụng với Na giải phóng khi H2.

b. X4 và X6 là các hợp chất hữu cơ đơn chức.

c. Phân tử X5 có 2 nguyên tử oxi.

d. X có phản ứng tráng bạc.

e. Đốt cháy 1 mol X1 cần 0,5 mol O2 (hiệu suất 100%).

Số phát biểu đúng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

(2)(3) → X1, X2 đều là các muối

(4) → X3 là một ancol đơn. Vậy: X là HCOO-CH2-COO-CH3

X1 là HCOONa; X4 là HCOOH

X2 là HO-CH2-COONa; X5 là HO-CH2-COOH

X3 là CH3OH, X6 là HCHO

(a) Đúng: CH3OH + Na → CH3ONa + H2

(b) Đúng

(c) Sai, X5 có 3 oxi

(d) Đúng, do X có HCOO- (hay -O-CHO)

(e) Đúng:

2HCOONa + O2 → Na2CO3 + CO2 + H2O


Câu 38:

Hòa tan hết 8,56 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeCO3 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa NaHSO4 và 0,14 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO2 và NO (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 3). Dung dịch Y hòa tan tối đa 6,08 gam bột Cu, thấy thoát ra 0,04 mol khí NO. Nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được 54,09 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và NO là sản phẩm khử duy nhất của cả quá trình Phần trăm khối lượng của đơn chất Fe trong hỗn hợp X

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

nCu = 0,095 mol, bảo toàn electron: 2nCu = nFe3+ + 3nNO

→ nFe3+ = 0,07 mol => nFeOH3= 0,07

nSO42= nBaSO4=54,09  0,07.107233=0,2mol

nH+ dư = 4nNO = 0,16 mol

Y chứa Fe3+ (0,07), H+ (0,16), Na+(0,2), SO42- (0,2)

Bảo toàn điện tích → nNO3= 0,17 mol

Bảo toàn H

nH2O = 0,09 mol

Bảo toàn khối lượng → Z gồm nCO2= 0,01 và nNO = 0,03

nFeCO3= 0,01 mol

Bảo toàn N →nFeNO32= 0,03 mol

nH+ = 0,2 + 0,14 = 4nNO tổng + 2nCO2 + 2nO

→ nO = 0,02 mol nFe3O4= 0,005 mol

Bảo toàn Fe → nFe = 0,015 → %Fe = 9,81%


Câu 39:

Đốt cháy hoàn toàn 0,34 mol hỗn hợp X gồm etilen và 2 amin (no, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) trong oxi dư, thu được 14,112 lít CO2, 2,016 lít N2 và 14,58 gam H2O, các khí đo ở đktc. Khối lượng của amin có phân tử khối lớn hơn trong 0,34 mol hỗn hợp X là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

nCO2= 0,63 mol; nH2O= 0,81 mol; nN2= 0,09 mol

CnH2n+2+xNx = ?CH2 + H2 + xNH

C2H4 = 2CH2

nNH = 2nN2 = 0,18 mol

nCH2 = nCO2 = 0,63 mol

Bảo toàn H → nAmin = nH2 = 0,09 mol

→ x =0,180,09= 2 và nAmin = 0,09 → nC2H4= 0,25 mol

Bảo toàn C → n =  139  

→ Amin gồm CH6N2 (0,05) và C2H8N2 (0,04)

mC2H8N2= 2,40 gam


Câu 40:

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%. Lắc nhẹ rồi gạn bỏ lớp dung dịch giữ lấy kết tủa Cu(OH)2

Bước 2: Thêm 3 ml dung dịch glucozơ 10% vào ống nghiệm thứ nhất. 3 ml dung dịch lòng trắng trứng vào ống nghiệm thứ hai.

Bước 3: Lắc đều cả hai ống nghiệm. Cho các phát biểu sau:

a. Sau bước 1, cả hai ống nghiệm đều chưa kết tủa màu xanh.

b. Sau bước 3, ống nghiệm thứ nhất kết tủa bị hòa tan, tạo dung dịch màu xanh lam

c. Sau bước 3, ống nghiệm thứ hai kết tủa bị hòa lan, tạo dung dịch màu tím

d. Phản ứng trong hai ống nghiệp đều xảy ra trong môi trường kiềm.

e. Để phản ứng trong hai ống nghiệm nhanh hơn cần rửa kết tủa sau bước 1 bằng nước cất nhiều lần.

Số phát biểu đúng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

(a) Sai, sau bước 1 đã tạo Cu(OH)2 màu xanh

(b) Đúng, glucozơ thể hiện tính chất của 1 ancol đa chức

(c) Đúng, có phản ứng màu biurê

(d) Đúng

(e) Sai, không được rửa kết tủa, vì phải giữ lại một lượng kiềm dư còn bám ở kết tủa cho các phản ứng ở bước sau.


Bắt đầu thi ngay