Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Hóa học Bộ 15 đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa có đáp án chi tiết

Bộ 15 đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa có đáp án chi tiết

Bộ 15 đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa có đáp án chi tiết (Đề 3)

  • 6210 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.

Chất vừa làm dung dịch quỳ tím hóa đỏ vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

HCOOH vừa làm dung dịch quỳ tím hóa đỏ (do có nhóm -COOH) vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc (do có dạng HCOO-)


Câu 2:

Quặng pirit sắt có công thức hóa học là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Fe2O3: thành phần chính của quặng hematit đỏ và hematit nâu

FeS2: thành phần chính của quặng pirit

Fe3O4: thành phần chính của quặng manhetit

FeCO3: thành phần chính của quặng xiđerit


Câu 3:

Sắt có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Sắt có số oxi hóa +3 trong Fe(OH)3.

Sắt có số oxi hóa +2 trong FeSO4.

Sắt có số oxi hóa +2 trong FeO.

Sắt có số oxi hóa +2 trong Fe(OH)2.


Câu 4:

Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Al(OH)3 có tính lưỡng tính vì vừa có khả năng nhận proton (tính axit) vừa nhường proton (tính bazơ):

Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O

Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O


Câu 5:

Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Na là kim loại thuộc nhóm IA

Al là kim loại thuộc nhóm IIIA

Fe là kim loại thuộc nhóm VIIIB

Ca là kim loại thuộc nhóm IIA


Câu 6:

Chất nào dưới đây không tác dụng được với Cu(OH)2?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Triolein là este đa chức nên không tác dụng được với Cu(OH)2.


Câu 7:

Etyl fomat là tên gọi của este có công thức cấu tạo nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

A. HCOOC2H5 etyl fomat         

B. CH3COOC2H5 etyl axetat     

C. HCOOCH3 metyl fomat       

D. C2H5COOCH3 metyl propionat


Câu 8:

Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất là Os


Câu 9:

Chất nào sau đây nhiệt phân thu được oxit bazơ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

A, D. CaCl2 và Na2CO3 không bị nhiệt phân

B. MgCO3 → MgO + H2O

C. 2KHCO3 → K2CO3 + CO2 + H2O


Câu 10:

Trieste của glixerol với axit béo có công thức C17H35COOH có tên gọi là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

(C17H35COO)3C3H5: tristearin

(C17H33COO)3C3H5: triolein

(C15H31COO)3C3H5: tripanmitin


Câu 11:

Kim loại nào sau đây có tính khử yếu hơn kim loại Cu?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

K   Na  Mg   Al   Zn   Fe   Ni   Sn   Pb    H+   Cu   Ag   Hg    Pt   Au

Tính khử giảm dần Ag đứng sau Cu nên có tính khử yếu hơn Cu.


Câu 12:

Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ có thể được điều chế bằng phương pháp nhiệt điện phân nóng chảy?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Phương pháp điện phân nóng chảy dùng để điều chế các kim loại từ nhôm trở về trước.

VD: K, Na, Mg


Câu 13:

Ô nhiễm không khí có thể tạo ra mưa axit, gây ra tác hại rất lớn với môi trường. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây nên mưa axit?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong thành phần các chất đốt tự nhiên như than đá và dầu mỏ có chứa một lượng lớn lưu huỳnh, còn trong không khí lại chứa nhiều nitơ. Quá trình đốt sản sinh ra các khí độc hại như: lưu huỳnh đioxit (SO2) và nitơ đioxit (NO2). Các khí này hòa tan với hơi nước trong không khí tạo thành các axit sunfuric (H2SO4) và axit nitric (HNO3). Khi trời mưa, các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit.


Câu 14:

Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X ở thể lỏng. Kim loại X là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X ở thể lỏng. Kim loại X là Hg.


Câu 15:

Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

A. Không phản ứng, cặp này cùng tồn tại.

B. 2NH4NO3 + Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 + 2NH3↑ + 2H2O

C. 2KOH + MgSO4 → Mg(OH)2↓ + K2SO4

D. NaHCO3 + HNO3 → NaNO3 + CO2↑ + H2O


Câu 16:

Chất nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng hỗn hợp C2H4(OH)2 và p-C6H4(COOH)2


Câu 17:

 trạng thái  rn,  khí  cacbonic  to  thành  một  khối  trng  gọi  là nước đá khô.  Nước  đá  khô không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm. Công thức khí cacbonic là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Nước đá khô chính là CO2 ở trạng thái rắn.


Câu 18:

Lên men m1 gam glucozơ (hiệu suất 100%) thu được m2 gam ancol etylic và 89,6 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m2

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

→ nC2H5OH= nCO2= 4  mol    

→ m2 = 184 gam


Câu 19:

Cho dãy gồm các chất: glyxin, alanin, valin, axit glutamic và lysin. Số chất trong dãy không làm dung dịch quỳ tím đổi màu là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Các chất glyxin, alanin, valin không làm dung dịch quỳ tím đổi màu vì phân tử có 1NH2 bằng 1COOH

Còn lại, axit glutamic làm quỳ tím hóa đỏ (2COOH + 1NH2) và lysin làm quỳ tím hóa xanh (1COOH + 2NH2)


Câu 20:

Anilin (C6H5NH2) không có tính chất nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Anilin (C6H5NH2) có tính bazơ nhưng rất yếu nên không có tính chất: Làm đổi màu dung dịch quỳ tím và dung dịch phenolphtalein.


Câu 21:

Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa học?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

A. Không xảy ra ăn mòn điện hóa do chỉ có 1 điện cực là Cu:

Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4

B. Có xảy ra ăn mòn điện hóa, cặp điện cực Fe-Cu: Fe + CuCl2 → Cu + FeCl2

C. Không xảy ra ăn mòn điện hóa do chỉ có 1 điện cực là Mg:

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

D. Không xảy ra ăn mòn điện hóa do không có môi trường điện ly.


Câu 22:

Cho dãy các chất: etyl format, saccarozơ, glyxin, ala-val, alanin. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Có 4 chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là: etyl fomat, glyxin, ala-val, alanin.

HCOOC2H5 + NaOH t°  HCOONa + C2H5OH

NH2CH2COOH + NaOH → NH2CH2COONa + H2O

Gly-Ala + 2NaOH → GlyNa + AlaNa + 2H2O

CH3-CH(NH2)-COOH + NaOH → CH3-CH(NH2)-COONa + H2O


Câu 23:

Thủy phân hoàn toàn 13,2 gam este đơn chức X trong dung dịch NaOH (vừa đủ) đun nóng thu được dung dịch chứa 12,3 gam muối của axit cacboxylic và 6,9 gam ancol. Tên gọi của X là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Bảo toàn khối lượng → nNaOH = 0,15 mol

M muối12,30,15=82

→ CH3COONa

Mancol6,90,15=46  → C2H5OH

→ Este là CH3COOC2H5 (etyl axetat)


Câu 24:

Thí nghiệm nào sau đây không sinh ra chất rắn?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

A. Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4

B. 2NaOH + Ca(HCO3)2 → CaCO3 + Na2CO3 + H2O

C. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4

D. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag


Câu 25:

Dùng Al dư khử hoàn toàn 4 gam Fe2O3 thành Fe ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

nFe2O3=0,025 mol

Fe2O3 + 2Al→ 2Fe + Al2O3

0,025            → 0,04

mFe = 0,04.56 = 2,8 gam


Câu 26:

Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: KMnO4, Cl2, NaOH, Na2CO3, CuSO4, Cu và KNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với X là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Dung dịch X chứa Fe3+, Fe2+, H+, SO42-.

Có 6 chất (trừ CuSO4) phản ứng được với X theo thứ tự:

X + Cu: Cu + 2Fe3+2Fe2+ + Cu2+

X + KNO3: 3Fe2+ + 4H+ + NO3-3Fe3+ + NO + 2H2O

X + KMnO4: 5Fe2+ + 8H+ + MnO4-5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O

X + Na2CO3: 2H+ + CO32- → CO2 + H2O;

Fe2+ + CO32- → FeCO3

X + Cl2: Fe2+ + Cl2 → Fe3+ + 2Cl-

X + NaOH: H+ + OH- → H2O


Câu 27:

Cho 1 mol triglixerit X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1 mol glixerol, 1 mol natri panmitat và 2 mol natri oleat. Phát biểu nào sau đây sai?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

X là (C15H31COO)(C17H33COO)2C3H5

A. Đúng, 2 đồng phân có gốc panmitat nằm ngoài và nằm giữa.

B. Đúng, mỗi gốc oleic có 1C=C

C. Đúng, 2C=C và 3C=O

D. Sai, X là C55H102O6.


Câu 28:

Thực hiện chuỗi phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):

(1) X (C7H10O6) + 3NaOH → X1 + X2 + X3 +H2O

(2) X1 + NaOH → C2H6 + Na2CO3

(3) X2 + H2SO4 → Y + Na2SO4

(4) Y + 2CH3OH → C4H6O4 + 2H2O

Biết X là hợp chất hữu cơ mạch hở và X tác dụng được với Na. Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

(2) → X1 là C2H5COONa

(3)(4) → X2 là (COONa)2, Y là (COOH)2

(1) tạo H2O nên X có 1COOH

X là: C2H5-COO-CH2-CH2-OOC-COOH

→ X3 là C2H4(OH)2

Phát biểu D sai.


Câu 29:

Cho dãy gồm các polime: tơ nilon-6, tơ axetat, cao su thiên nhiên, poli(vinyl clorua), cao su buna. Số polime thuộc loại bán tổng hợp trong dãy

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Chỉ có 1 polime thuộc loại bán tổng hợp trong dãy là tơ axetat (được tạo ra từ xenlulozơ).


Câu 30:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm hai amin (đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng) và hai anken cần vừa đủ 0,2775 mol O2, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 11,43 gam. Giá trị lớn nhất của m là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B                   

Bảo toàn O →2nCO2+ nH2O= 2nO2

nCO2  = 0,18 mol và nH2O  = 0,195 mol

 nH2O > nCO2  nên amin no hoặc có 1 nối đôi. Để m lớn nhất thì mN phải lớn nhất, khi đó amin có 1 nối đôi:

nN = nAmin =nH2O nCO20,5 = 0,03 mol

→ m max = mC + mH + mN = 2,97 gam


Câu 31:

Peptit mạch hở X có công thức là H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH(CH3)-COOH. Thủy phản hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

X là Gly-Ala-Ala

nX = 0,1 mol; nNaOH = 0,4 mol → NaOH còn dư và nH2O=0,1mol

Bảo toàn khối lượng:

m rắn = mX + mNaOHmH2O  = 35,90 gam


Câu 32:

Cho các kết luận sau:

(a) Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.

(b) Xenlulozơ và tinh bột đều thuộc loại polisaccarit.

(c) Saccarozơ bị thủy phân chỉ cho ra sản phẩm là glucozơ.

(d) Glucozơ, saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam.

(e) Glucozơ không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

Số kết luận đúng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

(a) Đúng, có cùng CTPT là C6H12O6

(b) Đúng, đều có dạng (C6H10O5)n

(c) Sai, tạo glucozơ và fructozơ.

(d) Đúng, đều có tính chất của ancol đa chức.

(e) Sai, glucozơ có tráng gương


Câu 33:

Cho các thí nghiệm sau:

(a) Cho bột Al vào dung dịch NaOH loãng

(b) Cho Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl

(c) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng

(d) Nhỏ dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl2

(e) Để vật làm bằng gang lâu ngày trong không khí ẩm

(g) Nung nóng Fe(NO3)3 trong bình khí trơ.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa-khử

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

(a) 3Al + 3H2O + 3NaOH → 3NaAlO2 + 2H2

(b) Fe2+ + H+ + NO3- → Fe3+ + NO + H2O

(c) Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O

(d) Ag+ + Cl- → AgCl

Ag+ + Fe2+ → Fe3+ + Ag

(e) Có ăn mòn điện hóa (có oxi hóa khử)

(g) 6Fe(NO3)33Fe2O3 + 18NO2 + 2O2


Câu 34:

Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol KOH và b mol K2CO3, thu được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho từ từ phần một vào 120 ml dung dịch HNO3 1M, thu được 2,016 lít CO2 (đktc). Cho phần hai phản ứng hết với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Giá trị của a là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Phần 1: nH+ = 0,12 molnCO2 = 0,09 mol

Dễ thấy nH+ < 2nCO2  nên mỗi phần X chứa CO32- (u) và HCO3- (v).

 nCO32nHCO3phản ứng lần lượt là ku và kv

nH+ = 2ku + kv = 0,12

 nCO2= ku + kv = 0,09

→ ku = 0,03 và kv = 0,06

→ 2u – v = 0 (1)

Phần 2:

nBaCO3= u + v = 0,15 (2)

 (1)(2) → u = 0,05 và v = 0,1

Vậy X chứa CO32- (2u = 0,1) và HCO3- (2v = 0,2),

Bảo toàn điện tích → nK+ = 0,4

Bảo toàn K → a + 2b = 0,4

Bảo toàn C → 0,15 + b = 0,1 + 0,2

→ a = 0,1 mol và b = 0,15 mol


Câu 35:

Đốt cháy 2,15 gam hỗn hợp gồm Zn, Al và Mg trong khí oxi dư, thu được 3,43 gam hỗn hợp X. Toàn bộ X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,25M và H2SO4 0,125M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

nO =3,432,1516=0,08

  nH2O=0,08                                                        

nHCl = 0,25V và nH2SO4=0,125V                              

→ nH+ = 0,5V

Bảo toàn H → 0,5V = 0,08.2

→ V = 0,32 lít = 320 ml


Câu 36:

Cho m gam hỗn hợp Ba và Na tác dụng với O2 một thời gian, thu được 18,63 gam hỗn hợp chất rắn X. Cho X tan hoàn toàn trong nước thu được dung dịch Y và 3,584 lít H2 (đktc). Để trung hoà Y cần 310 ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

nH2SO4=0,31

→ nOH- = nH+ = 0,62 mol

nOH- = 2 + 2nO → nO = 0,15 mol

→ m = mX – mO = 16,23 gam


Câu 37:

Hỗn hợp E gồm triglixerit X, axit panmitic và axit stearic. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 2,06 mol O2, thu được H2O và 1,44 mol CO2. Mặt khác, m gam E phản ứng tối đa với dung dịch chứa 0,05 mol KOH và 0,03 mol NaOH thu được a gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic. Giá trị của a là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

nKOH + nNaOH = 0,08

Quy đổi E thành HCOOH (0,08), CH2 (x), C3H5(OH)3 (y) và H2O (-3y)

nO2= 0,08.0,5 + 1,5x + 3,5y = 2,06

nCO2= 0,08 + x + 3y = 1,44

→ x = 1,3; y = 0,02

Muối gồm HCOO- (0,08), CH2 (x), K+ (0,05), Na+ (0,03)

→ m muối = 24,44 gam


Câu 38:

Hòa tan hoàn toàn 8,66 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 bằng dung dịch chứa hỗn hợp gồm 0,52 mol HCl và 0,04 mol HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch Y và 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm NO và H2 có tỉ khối hơi đối với H2 là 10,8. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc

kết tủa nung trong không khí đến đến khối lượng không đổi thu được 10,4 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Fe(NO3)2 trong X

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Hỗn hợp khí gồm NO (0,035) và H2 (0,015)

Đặt a, b, c là số mol Mg, Fe3O4, Fe(NO3)2.

Đặt x là số mol NH4+

mX = 24a + 232b + 180c = 8,66 (1)

nH+ = 0,52 + 0,04 = 0,035.4 + 0,015.2 + 2.4b + 10x (2)

Bảo toàn N: 0,04 + 2c = x + 0,035 (3)

m rắn =   160(3b+c)2+40a=10,4(4)                          

Giải hệ trên được: a = 0,2; b = 0,005; c = 0,015; x = 0,035

→ %Fe(NO3)2 = 31,18%


Câu 39:

X, Y là hai axit hữu cơ mạch hở, Z là ancol no, T là este hai chức mạch hở tạo bởi X, Y, Z. Đun 29,145 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với 300 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được ancol Z và hỗn hợp F chứa 2 muối có số mol bằng nhau. Cho Z vào bình chứa Na thấy bình tăng 14,43 gam và thu được 4,368 lit H2 (đktc). Đốt hoàn toàn hỗn hợp F cần 11,76 lít O2 (đktc) thu được CO2, Na2CO3 và 5,4 gam H2O. Phần trăm khối lượng của T trong E

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

nH2=0,195  nR(OH)n=0,39n                                 

m tăng =  R + 17n.0,39n0,195.2=14,43               

→ R = 21n → n = 2; R = 42 là nghiệm phù hợp

Z là C3H6(OH)2 (0,195 mol)

Z hai chức nên X, Y đơn chức.

Quy đổi E thành:

RCOOH: 0,3 mol

C3H6(OH)2: 0,195 mol

H2O: -x mol

Khi đốt muối RCOONa (0,3 mol):

nO2= 0,525;  nH2O= 0,3;  nNa2CO3= 0,15 mol

Bảo toàn O →  nCO2= 0,45

Số H =0,3.20,3=2

Hai muối cùng số mol nên 1H và 3H (Do muối đơn chức nên H phải lẻ)

Số C =nCO2+nNa2CO3nmuoi=2

→ C1 và C3

Vậy muối gồm HCOONa (0,15) và CH2=CH-COONa (0,15)

mE = 0,15.46 + 0,15.72 + 0,195.76 – 18x = 29,145

→ x = 0,1875 mol

T = X + Y + Z – 2H2O nên

nT =x2=332                               

→ %T = 50,82%


Câu 40:

Tiến hành thí nghiệm điều chế xà phòng theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho vào bát sứ hỗn hợp gồm: 1 ml chất béo lỏng (dầu ăn) và 3 ml dung dịch NaOH 40%.

Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp (liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh) khoảng 8-10 phút, thêm vài giọt nước cất vào bát sứ trong quá trình đun sôi để giữ thể tích hỗn hợp không đổi.

Bước 3: Cho vào hỗn hợp 4-5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ, sau đó để nguội. Cho các phát biểu nào sau đây:

Ở bước 1, có thể thay thế dầu ăn bằng mỡ động vật

Ở bước 2, nếu không liên tục khuấy đều phản ứng sẽ xảy ra rất chậm.

Ở bước 3, thêm dung dịch NaCl bão hòa vào để độ tan của xà phòng giảm, đồng thời tăng tỷ trọng của hỗn hợp sản phẩm giúp xà phòng nổi lên trên mặt.

Sản phẩm thu được là xà phòng sau bước 3 cho vào dung dịch NaHCO3 sẽ xuất hiện khí bay lên. Số phát biểu đúng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

(a) Đúng, dầu ăn hay mỡ động vật đều là chất béo, đều là nguyên liệu để sản xuất xà phòng.

(b) Đúng, chất béo không tan trong nước nên phải liên tục khuấy đều thì chất béo mới được trộn đều với dung dịch kiềm, tạo điều kiện cho phản ứng xà phòng hóa xảy ra.

(c) Đúng

(d) Sai, xà phòng (ví dụ C17H33COONa) không tác dụng với NaHCO3


Bắt đầu thi ngay