IMG-LOGO

Đề thi thử THPTQG Hóa Học chuẩn cấu trúc bộ giáo dục có lời giải chi tiết (Đề số 11)

  • 11871 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

C3H5(OOC-C17H33)3 có tên gọi là

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

GHI NHỚ

Có 4 loại axit béo quan trọng là:

Panmitic: C15H31COOH

Stearic: C17H35COOH

Oleic: C17H33COOH

Linoleic: C17H31COOH


Câu 3:

Cho các chất glucozơ, saccarozơ, mantozơ, xenlulozơ. Các chất trong đó đều có phản ứng tráng gương và phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh là

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

MỞ RỘNG

+ Glucozơ, fructozơ không bị thủy phân.

+ Glucozơ, fructozơ, mantozơ có phản ling tráng bạc

+ Glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ đều phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.


Câu 4:

Các đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O (đều là dẫn xuất của benzen), có tính chất: tách nước thu được sản phẩm có thể trùng hợp tạo polime, không tác dụng được với dung dịch NaOH. Số lượng đồng phân thoả mãn tính chất trên là

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Các chất thỏa mãn là: C6H5-CH(OH)-CH3 và C6H5-CH2-CH2OH.

CHÚ Ý THÊM

Để xác định nhanh số đồng phân cần nhớ quy tắc 1 - 2 - 4 - 8

Với –CH3, -C2H5 có 1 đồng phân.

Với –C3H7 có 2 đồng phân.

Với –C4H9 có 4 đồng phân.

Với –C5H11 có 8 đồng phân.


Câu 5:

Để điều chế phenyl axetat, người ta dùng phản ứng (xúc tác coi như đủ)

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

MỞ RỘNG

Để điều chế este của phenol người ta không dùng axit mà dùng anhidrit axit hoặc clorua axit.


Câu 7:

Cho 0,01 mol một aminoaxit X tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 0,25M. Mặt khác, 1,5 gam X tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch KOH 0,5M. Tên gọi của X là

Xem đáp án

GHI NHỚ

+ Gly là C2H5NO2

+ Ala là C3H7NO2

+ Val là C5H11NO2

+ Glu là C5H9NO4

+ Lys là C6H14N2O2


Câu 9:

Nhựa rezit là một loại nhựa không nóng chảy. Để tạo thành nhựa rezit, người ta đun nóng tới nhiệt độ khoảng 150°C hỗn hợp thu được khi trộn các chất phụ gia cần thiết với

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

MỞ RỘNG

Poli (phenol-fomandehit) (PPF) có 3 dạng là: Nhựa novolac; nhựa rezol; nhựa rezit (bakelit).

Nhựa novolac và nhựa rezol đều có mạch không phân nhánh còn nhựa bakelit có cấu trúc mạng lưới không gian.


Câu 10:

Hai chất nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch NaOH loãng?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Phương trình phản ứng:

ClH3NCH2COOC2H5 + 2NaOH → H2NCH2COONa + NaCl + H2O + C2H5OH

H2NCH2COOC2H5NaOH → H2NCH2COONa+C2H5OH


Câu 11:

Khi thủy phân anlyl metacrylat trong dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được sản phẩm là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

CHÚ Ý

Một số ancol không bền như:

RCH (OH)2 → RCHO

RCH=CH2OH → RCHO

RC(OH)3 → RCOOH


Câu 12:

Không khí trong phòng thí nghiệm nhiễm độc khí clo, người ta dùng cách nào sau đây để xử lí:

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

CHÚ Ý

Để loại bỏ khí Cl2 trong trường hợp này tốt nhất dùng NH3 vì NH3 rất dễ dàng phản ứng với khí Cl2 tạo thành HCl sau đó HCl phản ứng ngay với NH3 để tạo ra muối NH4Cl (không độc)


Câu 13:

Khi cho một mẩu kim loại Kali vào nước thì

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

CHÚ Ý

Kim loại kiềm phản ứng rất mạnh với nước tuy nhiên chúng là những kim loại nhẹ (nổi trên mặt nước) khi bỏ vào nước.


Câu 15:

Vật liệu bằng nhôm khá bền trong không khí là do

Xem đáp án

Chọn đáp án C.


Câu 20:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

MỞ RỘNG

+ Thạch cao nung

(CaSO4.H2O) thường được dùng đúc tượng, đúc các mẫu chi tiết tinh vi dùng làm trang trí nội thất, làm phấn viết bảng, bó bột khi gãy xương,...

+ Thạch cao sống

(CaSO4.2H2O) dùng sản xuất xi măng.


Câu 23:

Cho vào một bình kín dung tích không đổi a mol Cl2 và 1 mol H2 thì áp suất của bình là 2,5 atm. Nung nóng bình cho phản ứng xảy ra với hiệu suất đạt 80%. Đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì áp suất của bình là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

+ Áp suất tỷ lệ với số mol p1p2=n1n2 

+ Ta dễ thấy dù phản ứng xảy ra với hiệu suất bao nhiêu thì số mol khí cũng không đổi p=const=2,5atm


Câu 24:

Mentol là hợp chất hữu cơ có nhiều trong tinh dầu bạc hà. Được dùng trong công nghiệp làm kẹo, thuốc đánh răng, chế thuốc có CTCT như hình vẽ bên cạnh. CTPT của mentol là

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

CHÚ Ý

+ Với CTCT thu gọn nhất thì mỗi nút là một nguyên tử C.

+ Với mentol có 10 nút nên có 10 nguyên tử cacbon. Chứa vòng no nên ta có thể xem như nó có 1π do đó công thức phân tử là C10H20O


Câu 25:

Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, C2H2, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương với AgNO3/NH3 dư là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Các chất tham gia phản ứng tráng guơng phải có nhóm chức -CHO gồm:

HCHO; HCOOH; HCOOCH3

 Ị CHÚ Ý C2H2 có phản ứng với AgNCh/NH3 nhưng đó I không phải phản ứng tráng gương


Câu 26:

Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng xảy ra là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

CHÚ Ý

Nếu thay CO2 bằng HCl thì lúc đầu có kết tủa sau đó nếu HCl dư thì kết tủa sẽ tan dần đến hết.


Câu 30:

Cho dãy gồm các chất: Na, O2, Cu(OH)2, Cu, C2H5OH, C6H5NH2. Số chất tác dụng được với axit axetic (trong điều kiện thích hợp) là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Số chất thỏa mãn là: Na, O2, Cu(OH)2, C2H5OH, C6H5NH2

CH3COOH + Na → CH3COONa + H2

CH3COOH + 2O2 chay 2CO2 + 2H2O

2CH3COOH + Cu(OH)2 → (CH3COO)2Cu + 2H2O

CH3COOH + CH3CH2OH H2SO4đ CH3COOC2H5 +H2O

CH3COOH + C6H5NH2 → CH3COONH3C6H5


Câu 31:

Sục V lít CO2 ở (đktc) vào 300ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và Ba(OH)2 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và m gam kết tủa. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch X thu được kết tủa. Trong các giá trị sau của V, giá trị nào thoả mãn?

Xem đáp án

CHÚ Ý

Với bài toán sục khí CO2 vào dung dịch kiềm. Nếu quá trình tạo muối có sinh ra  dưới dạng muối tan và kết tủa. Ví dụ như BaCO3 và Na2CO3 thì khi tiếp tục sục khí CO2 vào thì Na2CO3 sẽ phản ứng với CO2 trước. Khi hết Na2CO3 rồi thì kết tủa BaCCO3 mới bị hòa tan.


Câu 33:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3

(2) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2

(3) Dần khí H2 dư qua bột CuO nung nóng

(4) Cho Na vào dung dịch CuSO4

(5) Nhiệt phân AgNO3

(6) Đốt FeS2 trong không khí

(7) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ

(8) Nung nóng hỗn hợp bột Al và FeO trong chân không.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là

Xem đáp án

MỞ RỘNG THÊM

+ Trong phản ứng khử oxit kim loại thì H2 có thể khử các oxit của các kim loại từ Zn trở xuống. Lưu ý C có tác dụng với CaO ở nhiệt độ cao nhung đó không phải phản ứng khử oxit kim loại.

+ Cho kim loại tác dụng với lượng dư dung dịch chứa muối Fe3+ thì không thu được Fe và thu được Fe2+ (trừ các kim loại tác dụng được với nước và Ag)

+ Điện phân dung dịch nếu anot bằng kim loại thì anot sẽ bị tan.

+ Các kim loại như Ag, Au, Hg không phản ứng với oxi.


Câu 34:

Có các phát biểu sau:

(1). Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm luôn thu được glixerol.

(2). Triolein làm mất màu nước brom.

(3). Chất béo không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

(4). Benzyl axetat là este có mùi chuối chín.

(5). Đốt cháy etyl axetat thu được số mol nước bằng số mol khí cacbonic.

(6). Anđehit vừa có tính oxh vừa có tính khử.

(7). Các peptit đều có phản ứng màu biure.

(8). Tơ capron là tơ bán tổng hợp.

(9). Muối mononatri của axit glutamic được dùng làm bột ngọt.

Số phát biểu đúng

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Các phát biểu đúng là: 1 – 2 – 3 – 5 – 6 – 9

(4). Sai Benzyl axetat là este có mùi hoa nhài.

(7). Sai các đipeptit không có phản ứng màu biure.

(8). Sai tơ capron là tơ tổng hợp.

CHÚ Ý

+ Polime tổng hợp là polime do con người tạo ra từ nguyên liệu là các monome.

+ Còn polime bán tổng hợp cũng là polime do con người tạo ra nhưng nguyên liệu là các polime như: Tơ visco; tơ axetat; cao su lưu hóa...


Câu 35:

Hỗn hợp X gồm hai peptit mạch hở và một este thuần chức (mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần 1,045 mol O2 thu được N2, nước và 0,86 mol CO2. Đun lượng X trên với 280 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được glixerol và m gam hỗn hợp Z gồm bốn muối của (một axit thuộc dãy đồng đẳng của axit fomic, alanin, glixin và valin). Giá trị của m là:

Xem đáp án

CHÚ Ý

+ Bài toán này chúng ta tư duy dồn chất bằng cách bơm H2O vào hỗn hợp X để thu được các aminoaxit, mục đích là để sử dụng được công thức đốt cháy. Do công thức đốt cháy không dùng cho đốt cháy peptit. + Nếu đốt cháy peptit thì chúng ta dùng công thức NAP.332

 


Câu 39:

Hỗn hợp E chứa hai este thuần, mạch hở, đều hai chức . Đun nóng 18,76 gam E với dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chứa hai ancol và hỗn hợp rắn G có khối lượng 21,16 gam gồm 2 muối của hai axit cacboxylic. Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 8,512 lít (đktc) khí oxi thu được 8,64 gam H2O. Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng G trên thì thu được a mol CO2. Giá trị a?

Xem đáp án

GIẢI THÍCH THÊM

Với este mạch hở ta luôn có số mol kiềm (NaOH hoặc KOH) bằng số mol nhóm COO và OH trong các ancol chính là OH trong kiềm. Do đó, ở bài toán này chúng ta thấy có mối liên hệ logic rất hay và nó quyết định việc giải bài toán này nhanh hay chậm là ở việc có xử lý được mối liên hệ này không.

+ Với ancol vì số mol C = số mol OH nên chắc chắn các ancol phải là ancol no.


Câu 40:

Hòa tan hết 20,12 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Fe3O4, Mg(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,98 mol HCl (dư) thu được dung dịch Y và 1,56 gam khí T gồm NO, N2O, H2 (0,04 mol). Cho Y vào dung dịch chứa 1 mol NaOH (đun nóng nhẹ) thấy có 0,02 mol khí thoát ra và 25,66 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng chỉ chứa hai muối của natri (NaCl và NaAlO2). Số mol HCl dư (có trong Y là)?

Xem đáp án

LƯU Ý

+ Với các bài toán liên quan tới tính oxi hóa của NO3- trong môi trường H+ thì khi có khí H2 bay ra → toàn bộ N trong NO3- phải chuyển hết vào các sản phẩm khử.

+ Liên qua tới Fe thì khi có khí H2 thoát ra dung dịch vẫn có thể chứa hỗn hợp muối Fe2+ và Fe3+


Bắt đầu thi ngay