Tổng hợp đề thi thử THPTQG 2019 - chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục
Tổng hợp đề thi thử THPTQG 2019 - chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục (Đề số 2)
-
5535 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hoà. Khí X là
Chọn D
Câu 2:
Cho 3 kim loại thuộc chu kỳ 3:11Na, 12Mg, 13Al. Tính khử của chúng giảm theo thứ tự là
Chọn A
Câu 5:
Kim loại nào dưới đây trong thực tế được điều chế bằng cả 3 phương pháp: thủy luyện, nhiệt luyện và điện phân?
Chọn C
Câu 11:
Ba hiđrocacbon X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng phân tử của X. Các chất X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng
Chọn B
Câu 12:
Mùa đông, các gia đình ở nông thôn thường hay sử dụng than tổ ong để sưởi ấm. Tuy nhiên, có một thói quen xấu là mọi người thường đóng kín cửa để cho ấm hơn. Điều này có nguy hại rất lớn đến sức khỏe, như gây khó thở, tức ngực, nặng hơn nữa là gây hôn mê, buồn nôn thậm chí dẫn đến tử vong. Khí là nguyên nhân chính gây nên tính độc trên là
Chọn C
Câu 14:
Este X có công thức phân tử là C3H10O2 . Thủy phân X trong NaOH thu được ancol Y. Đề hiđrat hóa ancol Y thu được hỗn hợp 3 anken. Vậy tên gọi của X là
Chọn A
Câu 15:
Cho các dung dung dịch sau: (1): natri cacbonat; (2): sắt (III) clorua; (3): axit sunfuric loãng; (4): axit axetic; (5): natri phenolat; (6): phenyl amoni clorua; (7): đimetyl amoni clorua. Dung dịch metylamin tác dụng được với các dung dịch
Chọn B
Câu 16:
Cho các dung dịch sau: (1) glucozơ; (2) mantozơ; (3) saccarozơ; (4) axit axetic; (5) glixerol; (6) axetanđehit. Số dung dịch hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là
Chọn C
Câu 18:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4
(2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4
(3) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Na2SiO3
(4) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2
(5) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3
(6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
Chọn C
Câu 19:
Hỗn hợp rắn A gồm Ca(HCO3)2, CaCO3, NaHCO3, Na2CO3. Nung A đến khối lượng không đổi được chất rắn B. Thành phần của chất rắn B gồm
Chọn B
Câu 20:
Cho dung dịch muối X đến dư vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Biết Z tan hết trong dung dịch HNO3 (loãng, dư) và giải phóng một khí không màu hóa nâu trong không khí. X và Y lần lượt là
Chọn D
Câu 21:
Cho các phát biểu sau:
a, Do có liên kết hiđro, nhiệt độ sôi của axit axetic cao hơn metyl fomat
b, Phản ứng xà phòng hóa tristearin trong dung dịch NaOH đun nóng là phản ứng thuận nghịch.
c, Axit fomic là axit yếu nhất trong dãy đồng đẳng của nó.
d, Dung dịch 37-40% fomanđehit trong nước (fomalin) dùng để ngâm xác động vật, thuộc da.
e, Trong công nghiệp axetanđehit chủ yếu được dùng để sản xuất axit axetic.
g, Trong công nghiệp dược phẩm, glucozơ được dùng để pha chế thuốc.
Số phát biểu đúng là
Các phát biểu đúng là
a, Do có liên kết hiđro, nhiệt độ sôi của axit axetic cao hơn metyl fomat
d, Dung dịch 37-40% fomanđehit trong nước (fomalin) dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, ...
e, Trong công nghiệp axetanđehit chủ yếu được dùng để sản xuất axit axetic.
Có 3 phát biểu đúng
Chọn C
Câu 22:
Cho các phát biểu sau:
a, Alanin và anilin đều là những chất tan tốt trong nước.
b, Miozin và albumin đều là những protein có dạng hình cầu.
c, Tristearin và tripanmitin đều là những chất rắn ở điều kiện thường.
d, Saccarozơ và glucozơ đều có khả năng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh thẫm.
e, Phenol và anilin đều tạo kết tủa trắng với dung dịch Br2.
g, Axit glutamic và lysin đều làm đổi màu quỳ tím.
Số phát biểu đúng là
Chọn A
Câu 24:
Cho m gam 1 khối Al hình cầu có bán kính R vào 1,05 lít dung dịch H2SO4 0,1M. Biết rằng sau phản ứng (hoàn toàn) ta được một quả cầu có bán kính R/2. Giá trị của m là
Chọn A
Câu 25:
Cho m gam Fe vào 100 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,10M và AgNO3 0,20M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch chứa hai ion kim loại và chất rắn có khối lượng là (m + 1,60) gam. Giá trị của m là
Chọn D
Câu 26:
Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là
Chọn D
Câu 27:
Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là
Chọn C
Câu 28:
Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm KNO3 và Fe(NO3)2. Hỗn hợp khí thu được đem dẫn vào bình chứa 2 lit H2O thì không thấy khí thoát ra khỏi bình. Dung dịch thu được có giá trị pH = 1 và chỉ chứa một chất tan duy nhất, coi thể tích dung dịch không thay đổi. Giá trị m là
Chọn B
Câu 29:
Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ thu được 0,6 mol hỗn hợp khí và hơi. Cho 9,2 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thì số mol HCl phản ứng là
Đặt công thức của amin là: CnH2n+2+aNa
PTHH : CnH2n+2+aNa → nCO2 + (n+1+a/2)H2O + a/2N2
Ta có: n(hỗn hợp khí hơi) = 0,12*(n + n+1+a/2 + a/2) = 0,6
→ 2n+a = 4
Mà amin đa chức nên chỉ có n = 1; a = 2 (thỏa mãn)
Vậy công thức của amin là : CH6N2 (oharn ứng với HCl theo tỷ lệ 1 :2)
Vậy n(HCl phản ứng) = 0,4 mol → Đáp án A.
Câu 30:
Thực hiện phản ứng crackinh hoàn toàn một ankan thu được 6,72 lít hỗn hợp X (đktc) chỉ gồm một ankan và một anken. Cho hỗn hợp X qua dung dịch brom thấy brom mất màu và khối lượng bình brom tăng thêm 4,2 gam. Khí Y thoát ra khỏi bình đựng dung dịch brom có thể tích 4,48 lít (đktc). Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 26,4 gam CO2. Tên gọi của ankan ban đầu là
Do cracking hoàn toàn nên tạo số mol anken và ankan bằng nhau là 0,15 mol.
Ta thấy Brom mất màu anken có thể dư.
Ta có số mol anken tham gia phản ứng cộng =nx – ny = 0,3 – 0,2 =0,1 .
Dựa vào khối lượng tăng ta tính được M của anken =42 => C3H6
Y có số nguyên tử C=3 => C3H8
=> ankan ban đầu là hexan
Chọn C
Câu 31:
Dung dịch X gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 có cùng nồng độ mol. Lấy một lượng hỗn hợp gồm 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe cho vào 100 ml dung dịch X tới khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y chứa 3 kim loại. Cho Y vào dung dịch HCl dư giải phóng 0,07 gam khí. Nồng độ mol của 2 muối đã cho là
Chất rắn Y chứa 3 kim loại là Ag, Cu, Fe dư.
Y + HCl → 0,035 mol H2 nên n(Fe trong Y) = 0,035 mol
→ n(Fe phản ứng) = 0,05 – 0,035 = 0,015 mol
Đặt n(AgNO3) = x ; n(Cu(NO3)2) = x
Áp dụng ĐLBT mol e : n(AgNO3) + 2n(Cu(NO3)2) = n(Al) + n(Fe phản ứng)
→ x = 0,04 mol
→ CM(AgNO3) = CM(Cu(NO3)2) = 0,4M → Đáp án B
Câu 32:
Cho 17,80 gam bột Fe vào 400 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,40M và H2SO4 0,50M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m và V là
n(Cu2+) = 0,016 mol; n(H+) = 0,4 mol; n(NO3-) = 0,32 mol
Vì sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp kim loại → Fe dư
PTHH:
3Fe + 8H+ + 2NO3‑ → 2Fe2+ + 2NO + 4H2O
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
n(Fe phản ứng) = 3/8*0,4 + 0,16 = 0,31 mol; n(NO_ = 2/8*0,4 = 0,1
→ V = 22,4 lít
m = m(Fe dư) + m(Cu) = (17,8 – 0,31*56) = 0,16*64 = 10,68 gam
→ Đáp án B
Câu 33:
Rót từ từ dung dịch chứa x mol HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm y mol Na2CO3 và y mol K2CO3 thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và dung dịch chứa 138,825 gam chất tan. Tỉ lệ x:y là
Ta có phản ứng
H+ + CO32- → HCO3-
H+ + HCO3- → CO2 + H2O
Ta có hệ phương trình
(1) : x – 2y = 0,15
(2) 36,5x + (106 + 138)y = 138,825 + 0,15*(44 + 18)
Giải (1) và (2) → x = 1,05 và y = 0,45 → x : y = 7 : 3 → Đáp án B
Câu 34:
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm metan, propilen, propin, axetilen, a-butilen, p- butilen và propan thì thu được hỗn hợp CO2 và hơi nước trong đó số mol CO2 lớn hơn số mol nước là 0,02 mol. Mặt khác, cũng 0,1 mol hỗn hợp X có thể làm mất màu tối đa m gam dung dịch Br2 20%. Giá trị của m là
Đặt công thức chung của X là CnH2n+2-2k
PTHH :
(1) CnH2n+2-2k → nCO2 + (n+1-k)H2O
(2) CnH2n+2-2k +kBr2 → CnH2n+2-2kBr2
Ta có : n(CO2) – n(H2O) = 0,1n – 0,1(n+1-k) = 0,02 → 0,1k – 0,1 = 0,02 → k = 1,2
Mặt khác : n(Br2 phản ứng) = 0,1k = 0,12 (mol) → m(dung dịch Br2 phản ứng) = 96 gam → Đáp án A
Câu 35:
Sục CO2 vào 200 gam dung dịch Ca(OH)2. Mối quan hệ giữa số mol CO2 và số mol kết tủa tạo thành được biểu diễn trên đồ thị sau:
Nồng độ % chất tan trong dung dịch sau phản ứng là
PTHH : (1) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
(2) CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
Theo đồ thị :
+) Khi n(CO2) = 0,8 mol → n(kết tủa max) = n(Ca(OH)2) = 0,8 mol
+) Khi n(CO2) = 1,2 mol → n(CaCO3 bị hòa tan) = n(Ca(HCO3)2) = 1,2 – 0,8 = 0,4 mol
→ n(CaCO3 chưa bị hòa tan) = 0,8 – 0,4 = 0,4 mol
Ta có : khối lượng dung dịch sau phản ứng = m(CO2 phản ứng) + m(dung dịch Ca(OH)2) – m(CaCO3)
= 1,2*44 + 200 – 0,4*100 = 212,8 gam
→ C%(Ca(HCO3)2) = 30,45% → Đáp án A
Câu 36:
Cho hỗn hợp A gồm ba oxit của sắt là Fe2O3, Fe3O4 và FeO với số mol bằng nhau. Lấy m1 gam A cho vào một ống sứ chịu nhiệt, nung nóng rồi cho một luồng khí CO đi qua ống. CO phản ứng hết, toàn bộ khí CO2 ra khỏi ống được hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được m2 gam kết tủa trắng. Chất còn lại trong ống sứ sau phản ứng có khối lượng là 19,20 gam gồm Fe, FeO và Fe3O4. Cho hỗn hợp này tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư, đun nóng thì thu được 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, đo ở đktc). Giá trị m1, m2 và số mol của HNO3 phản ứng lần lượt là
Quy đổi A chỉ gồm Fe3O4 + CO → 19,2 gam (Fe : x mol + O : y mol) + CO2
19,2 gam (Fe : x mol + O : y mol) + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
Ta có hệ phương trình
(1) 56x + 16y = 19,2
(2) ĐLBT mol e : 3x = 2y + 0,1*3
→ x = 0,27 ; y = 0,255 → n(Fe3O4) = 0,09 mol → m1 = 20,880 gam
→ n(CO2) = n(CaCO3) = 0,09*4 – 0,255 = 0,105 → m2 = 20,685 gam
n(HNO3) = 0,27*3 + 0,1 = 0,91 mol → Đáp án D.
Câu 37:
Chia một lượng hỗn hợp X gồm 2 axit hữu cơ (no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng liên tiếp) và ancol etylic thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 cho phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 3,92 lít H2 (đktc).
- Phần 2 đem đốt cháy hoàn toàn rồi cho toàn bộ sản phẩm sục vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình đựng tăng 56,7 gam và có 177,3 gam kết tủa.
Công thức của axit có phân tử khối lớn hơn và thành phần % về khối lượng của nó trong hỗn hợp X là
Xét 1/2 hỗn hợp X có : CnH2nO2 : a (mol) ; C2H5OH : b (mol) → a + b = 2n(H2) = 0,35 (mol)
n(CO2) = n(BaCO3) = 0,9 = an + 2b
m(CO2) + m(H2O) = 56,7 gam → m(H2O) = 56,7 – 0,9*44 = 17,1 → n(H2O) = 0,95
n(C2H5OH) = b = n(H2O) – n(CO2) = 0,95 – 0,9 = 0,05 → a = 0,3 → n =2,67
→ Hai axit là : C2H4O2 : x mol và C3H6O2 : y mol
Ta có hpt :
(1) x + y = 0,3
(2) 2x + 3y = 0,9 – 0,05*2 = 0,8
Giải (1) và (2) → x = 0,1 và y = 0,2
→ %C3H6O2 = 64,07% → Đáp án D
Câu 38:
Đốt cháy hết a mol X là trieste của glixerol và axit đơn chức, mạch hở thu được b mol CO2 và c mol H2O (biết b - c = 4a). Hiđro hóa m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc) thu được 39 gam este Y. Nếu đun nóng m gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH tới phản ứng hoàn toàn rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
Ta có b-c = 4a → Trong X có 5 liên kết π trong đó có 3 liên kết π ở gốc COO và 2 liên kết π ở gốc hiđrocacbon C=C
Như vậy để hiđro hóa hoàn toàn 1 mol X cần dùng 2 mol H2 → n(X) = 0,3 : 2 = 0,15 mol
Áp dụng ĐLBT khối lượng → m(X) = 39 – 0,3*2 = 38,4 gam
Khi tham gia phản ứng thủy phân → n(C3H5(OH)3) = n(X) = 0,15 mol
Áp dụng ĐLBT khối lượng → m(chất rắn) = m(X) + m(NaOH) – m(C3H5(OH)3)
→ m(chất rắn) = 38,4 + 0,7*40 – 0,15*92 = 52,6 gam → Đáp án A
Câu 39:
Chất hữu cơ X có công thức phân tử C10H8O4, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức. Biết 1 mol X tác dụng vừa đủ với 3 mol NaOH tạo thành dung dịch Y gồm 2 muối (trong đó có một muối có KLPT < 100 đvC), một anđehit no, đơn chức, mạch hở và H2O. Cho dung dịch Y phản ứng hết với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với
X tác dụng với NaOH tỷ lệ 1 : 3 tạo muối và anđehit → X là este 2 chức, có 1 chức nối trực tiếp với vòng benzen. Mà dung dịch tạo 2 muối trong đó có 1 muối M < 100 → Axit tạo este đơn chức.
→ X : HCOOC6H4COOCH=CH2 + NaOH → HCOONa + NaOC6H4COONa + CH3CHO
Y + AgNO3 /NH3 → 4Ag
→ m = 432 gam → Đáp án B
Câu 40:
Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp E gồm đipeptit X, tripeptit Y và tetrapeptit Z (X, Y, Z đều mạch hở) bằng dung dịch NaOH vừa đủ tới phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 0,5 mol muối của glyxin; 0,4 mol muối của alanin và 0,2 mol muối của valin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy thu được qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thì thấy khối lượng của bình tăng 78,28 gam. Giá trị của m gần nhất với
n(NaOH) = n(muối) = 0,5 + 0,4 + 0,2 = 1,1 (mol)
E + NaOH → C2H4O2NNa (0,5 mol) + C3H6O2NNa (0,4 mol) + C5H10O2NNa (0,2 mol) + H2O (0,4 mol)
m(E) = 83,9 gam
Áp dụng ĐLBT nguyên tố trong E : n(C) = 3,2 mol ; n(H) = 6,1 mol
→ E + O2 → CO2 (3,2 mol) + H2O (3,05 mol)
→ m = 83,9*[78,28 : (3,2*44 + 3,05*18)] = 33,56 → Đáp án C