Tuyển tập đề thi thử THPTQG môn Hóa Học cực hay có lời giải (Đề số 6)
-
15843 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Cho dãy các chất sau: (1) phenyl axetat, (2) metyl amoni clorua, (3) axit glutamic, (4) glyxylalanin. Số chất trong dãy khi tác dụng với NaOH đun nóng thì số mol NaOH gấp đôi số mol chất đó là?
Đáp án C
(1) phenyl axetat, (3) axit glutamic, (4) glyxylalanin
Câu 5:
Hòa tan hỗn hợp X gồm FeO, ZnO, PbO, CuO bằng dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch Y. Trung hòa Y bằng NaOH thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch Na2S cho tới dư vào dung dịch Z được kết tủa T. Số lượng chất có trong T là
Đáp án B
Câu 7:
Nhúng thanh Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol muối sunfat trung hòa của một kim loại M, sau phản ứng hoàn toàn lấy thanh Mg ra thấy khối lượng thanh Mg tăng 4,0 gam. Phản trăm khối lượng của M trong oxit cao nhất là
Đáp án D. 80%
Câu 9:
Thủy phân este X trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được natri axetat và metanol. X là
Đáp án C. CH3COOCH3
Câu 12:
Phương pháp nào sau đây không sử dụng để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu?
Đáp án B. Đun sôi nước
Câu 13:
Cho hỗn hợp rắn gồm Na2O, BaO, NaHCO3, Al2O3 và NH4Cl có cùng số mol vào nước dư. Kết thúc các phản ứng thu được dung dịch X. Dung dịch X chứa các chất tan là
Đáp án C. NaCl, NaAlO2
Câu 14:
Cho các chất sau: NH2-C2H4-COOCH3, Al, Al(OH)3, KHSO4, CH3COONH4, NH2-CH2-COOH, NaHCO3, Pb(OH)2, Sn(OH)2, NaHS. Số chất có tính lưỡng tính là
Đáp án B
Al(OH)3, CH3COONH4, NH2-CH2-COOH, NaHCO3, Pb(OH)2, Sn(OH)2, NaHS.
Câu 15:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án D. Cr2O3 và SiO2 đều tan được trong dụng dịch kiềm đặc, nóng dư
Câu 17:
Thủy phân pentapeptit X thu được các đipeptit Ala-Gly, Glu-Gly và tripeptit Gly-Ala-Glu. Cấu trúc của peptit X là
Đáp án D. Ala-Gly-Ala-Glu-Gly
Câu 18:
Cho CrO3 vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch X. Dung dịch X có màu
Đáp án A. vàng
Câu 19:
Để giảm độ chua của đất, bên cạnh việc sử dụng vôi, người ta có thể sử dụng một loại phân bón. Phân bón nào sau đây cỏ khả năng làm giảm độ chua của đất?
Đáp án A. Ca3(PO4)2 (lân tự nhiên)
Câu 20:
Khi thủy phân đến cùng protein đơn giản sẽ thu được hỗn hợp các
Đáp án A. α-amino axit
Câu 21:
Tơ nào sau đây thuộc loại được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
Đáp án D. Tơ nitron
Câu 22:
Thủy phân hoàn toàn este X mạch hở có công thức phân tử là C7H12O4 trong dung dịch NaOH thu được một muối natri cacboxylat và một ancol, hơn kém nhau 1 nguyên tử C. Số đồng phân cấu tạo của X là
Đáp án C
Câu 23:
Este X vừa tham gia được phản ứng tráng gương, vừa tham gia phản ứng trùng hợp. Chất hữu cơ Y khi thủy phân trong môi trường kiềm thu được ancol Z. Ancol Z hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Công thức cấu tạo của các chất X, Y lần lượt là
Đáp án B.
HCOO-CH=CH2 và HCOOCH2-CH(OH)-CH3
Câu 24:
Cho ba dung dịch, mỗi dung dịch chứa một chất tan tương ứng là X, Y, Z và có cùng nồng độ mol/l. Trộn V lít dung dịch X với V lít dung dịch Y, thu được dung dịch E chứa một chất tan. Cho dung dịch E tác dụng với 2V lít dung dịch Z, thu được dung dịch F chứa một chất tan. Các chất X, Y, Z lần lượt là
Đáp án D. H3PO4, Na2HPO4, Na3PO4
Câu 25:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho a mol NO2 vào dung dịch chứa a mol NaOH.
(b) Cho a mol HCl vào dung dịch chứa a mol Na3PO4.
(c) Cho Fe3O4 tan vừa hết vào dung dịch chứa H2SO4 loãng.
(d) Cho a mol P2O5 vào dung dịch chứa 3a mol KOH.
(e) Cho Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl loãng, dư, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất).
(f) Cho K2Cr2O7 vào dung dịch HCl đặc, đun nóng.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối có số mol bằng nhau là
Đáp án C
(a) Cho a mol NO2 vào dung dịch chứa a mol NaOH.
(b) Cho a mol HCl vào dung dịch chứa a mol Na3PO4.
(c) Cho Fe3O4 tan vừa hết vào dung dịch chứa H2SO4 loãng.
(d) Cho a mol P2O5 vào dung dịch chứa 3a mol KOH.
(f) Cho K2Cr2O7 vào dung dịch HCl đặc, đun nóng.
Câu 26:
Hợp chất hữu cơ X có công thức C8H14O4. Thực hiện 4 thí nghiệm tương ứng có các phương trình hóa học như sau:
(a) X + 2NaOH " X1 + X2 + H2O
(b) X1 + H2SO4 " X3 + Na2SO4
(c) nX3 + nX4 " nilon-6,6 + 2nH2O
(d) 2X2 + X3 " X5 + 2H2O
Phân tử khối của X5 là:
Đáp án D. 202
Câu 28:
Cho các phát biểu sau:
(a) Sobitol và glucozơ là hợp chất hữu cơ đa chức.
(b) Oxi hóa không hoàn toàn etilen là phương pháp hiện đại để sản xuất anđehit axetic.
(c) Ancol isopropylic có cùng bậc với đimetylamin.
(d) Để làm sạch lọ đựng anilin thì rửa bằng dung dịch HCl sau đó rửa lại bằng nước.
(e) Khả năng thế H trong vòng benzen của phenol cao hơn benzen.
(f) Các polime sử dụng làm chất dẻo đều được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp.
Số nhận định đúng là
Đáp án D
(b) Oxi hóa không hoàn toàn etilen là phương pháp hiện đại để sản xuất anđehit axetic.
(c) Ancol isopropylic có cùng bậc với đimetylamin.
(d) Để làm sạch lọ đựng anilin thì rửa bằng dung dịch HCl sau đó rửa lại bằng nước.
(e) Khả năng thế H trong vòng benzen của phenol cao hơn benzen.
Câu 30:
X, Y, Z là các hợp chất hữu cơ mạch hở có cùng công thức phân tử C4H6O4. X, Y, Z đều tác dụng với NaOH trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1 : 2.
+ X tác dụng với NaHCO3 thu được số mol khí gấp đôi số mol X phản ứng.
+ Y tác dụng với NaHCO3 theo tỉ lệ mol 1 : 1 nhưng không có phản ứng tráng gương.
+ Z có phản ứng tráng gương và không tác dụng với NaHCO3.
Công thức cấu tạo của X, Y, Z tương ứng là
Đáp án A. HOOC-CH2-CH2-COOH, HOOC-COO-CH2-CH3, HCOO-CH2-COO-CH3
Câu 32:
Cho khí CO dư đi qua ống sứ chứa Fe2O3 và MgO nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X. Cho X vào dung dịch FeCl3 và CuCl2, thu được chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Z chứa 3 chất tan. Dãy gồm các chất nào sau đây khi tác dụng với Z đều có xảy ra phản ứng oxi hóa khử?
Đáp án B. AgNO3, Cl2, KNO3.