TỔNG HỢP KIẾN THỨC VỀ ESTE, CHẤT BÉO, CACBOHIĐRAT, AMIN, AMINO AXIT, PEPTIT (P1)
-
23964 lượt thi
-
43 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D.
Este là dẫn xuất của axit cacboxylic khi thay thế nhóm -OH bằng nhóm -OR (R là gốc hiđrocacbon).
Câu 3:
Phát biểu nào sau đây không đúng ?
Đáp án A.
Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.
Câu 4:
Este X có CTPT HCOOC6H5. Phát biểu nào sau đây về X không đúng?
Đáp án D.
Để điều chế phenyl fomat ta cho anhidric fomic tác dụng với phenol..
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án D.
Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước, nhưng hòa tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực.
Câu 7:
Phát biểu nào sau đây sai ?
Đáp án C.
Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là muối của axit béo và glixerol.
Câu 8:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án A.
Este CH3OOCCH=CH2 có tên là metyl acrylat
Câu 9:
Phát biểu nào sau đây sai ?
Đáp án B.
Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là muối Na,K của axit béo và glixerol.
Câu 10:
Phát biểu đúng là :
Đáp án C.
Phản ứng thủy phân este (tạo bởi axit cacboxylic và ancol) trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
Câu 11:
Nhận xét nào sau đây không đúng?
Đáp án A.
Metyl axetat ko là đồng phân của axit axetic.
Câu 12:
Nhận định nào dưới đây về vinyl axetat là sai?
Đáp án D.
Thủy phân vinyl axetat trong môi trường axit thu được axi axeic và andehit
Câu 13:
Khẳng định nào sau đây là đúng?
Đáp án A.
Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.
Câu 14:
Cho các este: vinyl axetat, etyl axetat, isoamyl axetat, phenyl axetat, anlyl axetat, vinyl benzoat. Số este có thể điều chế trực tiếp bằng phản ứng của axit và ancol tương ứng (có H2SO4 đặc làm xúc tác) là
Đáp án B.
3. etyl axetat, isoamyl axetat, anlyl axetat.
Câu 15:
Mệnh đề không đúng là :
Đáp án C.
CH3CH2COOCH=CH2 ko cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3.
Câu 16:
Phát biểu đúng là :
Đáp án C.
Phản ứng thủy phân este của ancol trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
Câu 17:
Cho các phát biểu sau về chất béo:
(a) Chất béo rắn thường không tan trong nước và nặng hơn nước.
(b) Dầu thực vật là một loại chất béo trong đó có chứa chủ yếu các gốc axit béo không no.
(c) Dầu thực vật và dầu bôi trơn đều không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch axit.
(d) Các chất béo đều tan trong dung dịch kiềm đun nóng.
Số phát biểu đúng là
Đáp án B.
2.
(b) Dầu thực vật là một loại chất béo trong đó có chứa chủ yếu các gốc axit béo không no.
(d) Các chất béo đều tan trong dung dịch kiềm đun nóng.
Câu 18:
Cho các phát biểu sau:
(1) Xà phòng hóa hoàn toàn chất béo thu được muối của axit béo và ancol.
(2) Phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic với ancol (xúc tác H2SO4 đặc) là phản ứng thuận nghịch.
(3) Ở nhiệt độ thường, chất béo tồn tại ở trạng thái lỏng (như tristearin...) hoặc rắn (như triolein...).
(4) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau.
(5) Các axit béo đều là các axit cacboxylic đơn chức, có mạch cacbon dài, không phân nhánh.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án A.
3.
(2) Phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic với ancol (xúc tác H2SO4 đặc) là phản ứng thuận nghịch.
(4) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau.
(5) Các axit béo đều là các axit cacboxylic đơn chức, có mạch cacbon dài, không phân nhánh.
Câu 19:
Điều nào sau đây không đúng khi nói về chất béo?
Đáp án D.
Mỡ bôi trơn bao gồm 2 thành phần chính đó là dầu khoáng và chất làm đặc, ngoài ra mỡ còn có một số thành phần khác. Còn dầu ăn là chất béo
Câu 20:
Nhận định đúng về chất béo là
Đáp án D.
Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo no hoặc không no.
Câu 21:
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực.
(b) Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
(d) Tristearin có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ nóng chảy của triolein.
Số phát biểu đúng là
Đáp án D.
3.
(a) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực.
(b) Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.
(d) Tristearin có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ nóng chảy của triolein.
Câu 22:
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa.
(d) Các este đều được điều chế từ axit cacboxylic và ancol.
(e) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.
(f) Tất cả các peptit có phản ứng màu với Cu(OH)2/OH-.
(g) Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
Đáp án A.
4.
(a) Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa.
(g) Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.
Câu 24:
Có các nhận định sau:
(1) Lipit là một loại chất béo.
(2) Lipit gồm chất béo, sáp, sterit, photpholipit,…
(3) Chất béo là các chất lỏng.
(4) Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường.
(5) Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
(6) Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật.
Các nhận định đúng là
Đáp án C.
(2), (4), (6).
Câu 25:
Chọn phát biểu đúng:
Đáp án B.
Axit oleic có công thức là cis–CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7-COOH.
Câu 26:
Chọn câu phát biểu đúng về chất béo :
(1) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
(2) Chất béo rắn thường không tan trong nước và nặng hơn nước.
(3) Dầu thực vật là một loại chất béo trong đó có chứa chủ yếu các gốc axit béo không no.
(4) Các loại dầu thực vật và đầu bôi trơn đều không tan trong nước nhưng tan trong các dung dịch axit.
(5) Các chất béo đều tan trong các dung dịch kiềm khi đun nóng
Đáp án D.
(1), (3), (5).
Câu 28:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án D.
Trong phản ứng este hóa giữa CH3COOH với CH3OH, H2O tạo nên từ –OH trong nhóm –COOH của axit và H trong nhóm –OH của ancol.
Câu 29:
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là:
(C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.
Số phát biểu đúng là
Đáp án C.
(d) Sai do tristearin là (C17H35COO)3C3H5 và triolein là (C17H33COO)3C3H5.
⇒ các ý còn lại đều đúng
Câu 30:
Tiến hành thí nghiệm (như hình vẽ) : Cho 1 ml ancol etylic, 1 ml axit axetic nguyên chất và 1 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm. Lắc đều, đồng thời đun cách thủy 5 - 6 phút trong nồi nước nóng 65 - 70oC. Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hòa.
Hiện tượng xảy ra là :
Đáp án D.
Câu 31:
Khi nghiên cứu tính chất hoá học của este người ta tiến hành làm thí nghiệm như sau: Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống 2 ml etyl axetat, sau đó thêm vào ống thứ nhất 1 ml dd H2SO4 20%, vào ống thứ hai 1 ml dd NaOH 30%. Sau đó lắc đều cả 2 ống nghiệm, lắp ống sinh hàn đồng thời đun cách thuỷ trong khoảng 5 phút. Hiện tượng trong 2 ống nghiệm là:
Đáp án C.
Hiện tượng quan sát được là "Ở cả 2 ống nghiệm chất lỏng trở nên đồng nhất". Este không tan trong nước và nhẹ hơn nước nên tách lớp nổi váng ở phía trên. Nhưng trong môi trường axit hoặc kiềm, este bị thủy phân tạo thành những chất dễ tan trong nước, vì thế dung dịch trở nên đồng nhất
Câu 32:
Cho các phát biểu sau:
(a) Este tạo bởi ancol no, đơn chức và axit không no, đơn chức (có 1 liên kết đôi C=C) có công thức phân tử chung là CnH2n-2O2 (n≥4) .
(b) Benzyl axetat là một este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là C6H5CH2COOCH3.
(c) Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử cacbon, mạch cacbon dài và không phân nhánh.
(d) Chất béo là các chất lỏng.
(e) Chất béo chứa các gốc không no của axit béo thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và được gọi là dầu.
(f) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án A.
3.
(a) (c) (e)
Câu 33:
Khi thủy phân đến cùng xenlulozơ và tinh bột, ta đều thu được các phân tử glucozơ. Thí nghiệm đó chứng tỏ điều gì?
Đáp án C.
Xenlulozơ và tinh bột đều bao gồm các gốc glucozơ liên kết với nhau.
Câu 34:
Chọn mệnh đề đúng khi nói về cacbohiđrat:
Đáp án C.
Trong tinh bột thì amilopectin chiếm khoảng 70 – 90% khối lượng.
Câu 35:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án B.
Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
Câu 36:
Nhận xét nào sau đây không đúng:
Đáp án C.
Polisaccarit là nhóm cacbohiđrat khi thuỷ phân trong môi trường axit sẽ cho nhiều monosaccarit.
Câu 37:
Phát biểu nào sau đây không đúng ?
Đáp án A.
glucozơ và fructozơ đều có phản ứng tráng bạc.
Câu 38:
Glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người lớn. Chất này được điều chế bằng cách :
Đáp án A.
thủy phân tinh bột nhờ xúc tác axit clohiđric.
Câu 39:
Phương trình : , là phản ứng hoá học chính của quá trình nào sau đây ?
Đáp án D.
quá trình quang hợp.
Câu 40:
Ứng dụng nào sau đây không phải của glucozơ?
Đáp án B.
Nhiên liệu cho động cơ đốt trong.
Câu 41:
Phát biểu nào sau đây là đúng ?
Đáp án C.
Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
Câu 42:
Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl?
Đáp án B.
Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2.
Câu 43:
Cho các nhận xét sau:
(1) Có thể tạo được tối đa 2 đipeptit từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp Ala và Gly.
(2) Khác với axit axetic, amino axit có thể phản ứng với axit HCl và tham gia phản ứng trùng ngưng.
(3) Giống với axit axetic, amino axit có thể tác dụng với bazơ tạo ra muối và nước.
(4) Axit axetic và axit α-aminoglutaric có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
(5) Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Phe-Tyr-Gly-Lys-Gly-Phe-Tyr có thể thu được 6 tripeptit có chứa Gly.
(6) Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu tím.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
Đáp án D.
5.
(2) (3) (4) (5) (6)