Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 Hóa học có lời giải (Đề số 4)
-
22594 lượt thi
-
38 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chất nào sau đây không có tính chất lưỡng tính?
Đáp án B
AlCl3 không có tính chất lưỡng tính.
Câu 2:
Nhiệt phân Fe(OH)2 trong chân không đến khi khối lượng chất rắn không thay đổi, thu được
Đáp án C
Nhiệt phân Fe(OH)2 trong chân không (⇒ không có không khí) sẽ có phản ứng:
Fe(OH)2 → FeO + H2O.
Câu 6:
Ion kim loại X khi vào cơ thể sẽ gây nguy hiểm với sự phát triển cả về trí tuệ và thể chất con người. Ở các làng nghề tái chế ăc qui cũ, nhiều người bị ung thư, trẻ em chậm phát triển trí tuệ, còi cọc vì nhiễm độc ion kim loại này. Kim loại X là
Đáp án C
Câu 12:
Thí nghiệm nào dưới đây không chứng minh được glucozơ có tính chất của ancol đa chức và tính chất của anđehit?
Đáp án C
Khử glucozơ bằng H2 (xúc tác Ni, to) và phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng
là các thí nghiệm chứng minh glucozơ có tính chất của anđehit.
Cho dung dịch glucozơ phản ứng Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là thí nghiệm
chứng minh glucozơ có tính chất của ancol đa chức.
Câu 13:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl. (b) Cho Al2O3 vào dung dịch HCl loãng dư.
(c) Cho Cu vào dung dịch HCl đặc (nóng), dư. (d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là
Đáp án C
(a) AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3.
(b) Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O.
(c) Cu + HCl → không phản ứng nhưng thu được chất rắn là Cu ban đầu.
(d) Ba(OH)2 + 2KHCO3 → BaCO3↓ + K2CO3 + 2H2O.
Vậy có 3 thí nghiệm thu được chất rắn.
Câu 14:
Phản ứng nào sau đây là phản ứng nhiệt nhôm?
Đáp án C
Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng hóa học của kim loại nhôm khử oxit kim loại ở nhiệt độ cao.
Câu 15:
Lên men 45 kg glucozơ với hiệu suất là 80%, thu được V lít ancol etylic (D = 0,8 g/ml). Giá trị của V là
Đáp án B
C6H12O6 → 2CO2 + 2C2H5OH.
nC6H12O6 = 0,25 (kmol) ⇒ nC2H5OH = 2nC6H12O6.H% = 2.0,25.0,8 = 0,4 (kmol).
mC6H12O6 = 18,4 kg ⇒ VC6H12O6 = = 23 lít.
Câu 16:
Phát biểu nào sau đây sai ?
Đáp án B
Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là muối của axit béo và glixerol ⇒ B sai.
Câu 17:
Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ bên. Hiện tượng xảy ra trong bình đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 là
Đáp án D
CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2.
CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → CAg≡CAg↓vàng + 2NH4NO3.
Câu 18:
Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức X bằng O2, thu được 1,12 lít N2, 8,96 lít CO2 (các khí đo ở đktc) và 8,1 gam H2O. Công thức phân tử của X là
Đáp án D
X (C, H, N) + O2 → 0,4 mol CO2 + 0,45 mol H2O + 0,05 mol N2.
nX = 2nN2 = 0,1 mol ⇒ số C = 4; số H = 9.
Vậy X là C4H9N. Chọn D.
Câu 19:
Thủy phân este mạch hở X có công thức phân tử C4H6O2, thu được sản phẩm có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo thu gọn phù hợp của X là
Đáp án D
Các công thức cấu tạo thu gọn của X phù hợp đề bài là:
HCOOCH=CH2CH3; HCOOCH2CH=CH2; HCOOC(CH3)=CH2; CH3COOCH=CH2.
Vậy có tất cả 4 chất.
Câu 21:
Để hòa tan hoàn toàn 12,2 gam hỗn hợp MgO và Al2O3 cần vừa đủ 350 ml dung dịch H2SO4 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam muối. Giá trị của m là
Đáp án D
12,2 gam (MgO, Al2O3) + 0,35 mol H2SO4 → muối (MgSO4, Al2(SO4)3) + H2O.
nH2O = nH2SO4 = 0,35 mol.
BTKL: mMgO + mAl2O3 + mH2SO4 = mmuối + mH2O.
⇔ 12,2 + 0,35.98 = m + 0,35.18 ⇒ m = 40,2.
Câu 22:
Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 8 gam NaOH, thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan có trong dung dịch X là
Đáp án A
nCO2 = 0,1 mol; nNaOH = 0,2 mol.
= 2 ⇒ CO2 phản ứng vừa đủ với NaOH và tạo muối Na2CO3:
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O.
nNa2CO3 = nCO2 = 0,1 mol ⇒ mNa2CO3 = 10,6 gam.
Câu 23:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho bột Mg dư vào dung dịch FeCl3.
(b) Đốt cháy Fe trong khí Cl2 dư.
(c) Cho bột Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư.
(d) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được muối Fe(II) là
Đáp án D
(a) Mg + 2FeCl3 → MgCl2 + 2FeCl2.
Sau đó, do Mg dư nên sau đó: Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe.
(b) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3.
(c) 2Fe3O4 + 10H2SO4đặc, dư → 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O.
(d) Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag.
Do AgNO3 dư nên sau đó: Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag.
Vậy không có thí nghiệm nào thu được muối Fe(II) sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu 24:
Cho kim loại M và các chất X, Y, Z thỏa mãn sơ đồ phản ứng sau:
Các chất X và Z lần lượt là
Đáp án A
Kim loại M là Al, các phương trình phản ứng tương ứng xảy ra theo sơ đồ là:
Câu 25:
Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
Cho biết: X là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C9H8O4; X1, X2, X3, X4, X5 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phân tử khối của X5 là
X3 là axit terephatalic từ phản ứng (b): X1 là muối C6H4(COONa)2.
Quay lại phản ứng (a):
.
Bảo toàn C, H, O X2 có công thức phân tử là CH4O cấu tạo CH3OH (ancol metylic).
Theo đó, phản ứng (d):
phân tử khối của X3 là 194.
Câu 26:
Cho các phát biểu sau:
(a) Đipeptit Gly-Ala có phản ứng màu biure
(b) Dung dịch axit glutamic đổi màu quỳ tím thành xanh
(c) Metyl fomat và glucozơ có cùng công thức đơn giản nhất
(d) Metylamin có lực bazơ mạnh hơn amoniac
(e) Saccarozo có phản ứng thủy phân trong môi trường axit
(g) Metyl metacrylat làm mất màu dung dịch brom
Số phát biểu đúng là
Đáp án B
Đipeptit không có phản ứng màu biure → (a) sai.
Dung dịch axit glutamic đổi màu quỳ tím thành đỏ → (b) sai.
Metyl fomat (C2H4O2) và glucozơ (C6H12O6) có cùng công thức đơn giản nhất là CH2O → (c) đúng.
(d) đúng.
(e) đúng.
Metyl metacrylat CH2=C(CH3)COOCH3 làm mất màu dung dịch brom → (g) đúng.
Có 4 phát biểu đúng. Chọn B.
Câu 27:
Cho 13,44 lit (đktc) hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 qua bình đựng Ni (nung nóng) thu được hỗn hợp Y (chỉ chứa ba hidrocacbon) có tỉ khối so với H2 là 14,4. Biết Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
Đáp án B
X (C2H2, H2) → Y (C2H2, C2H4, C2H6). Giả sử 1 mol C2H2 phản ứng với n mol H2 tạo ra Y có CT chung là C2H2+2n:
C2H2 + nH2 → C2H2+2n.
MY = 28,8 ⇔ 24 + 2 + 2n = 28,8 ⇔ n = 1,4.
C2H2 + 1,4H2 → C2H4,8.
Xét hh X: nH2 = 1,4 nc2H2 (X). Mà nH2 + nc2H2 (X) = 0,6 mol ⇒ nc2H2 (X) = 0,25 mol ⇒ nC24,8 = 0,25 mol.
Trong 1 phân tử C2H4,8 thì số π = = 0,6. Vậy trong 0,25 mol C2H4,8 có 0,25.0,6 = 0,15 mol π ⇒ a = 0,15.
Câu 28:
Cho 25,2 gam Fe tác dụng với Cl2, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn X vào nước thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được 67,8 gam muối khan. Thành phần phần trăm về khối lượng mỗi chất trong X là:
Đáp án A
Rắn X có 2 khả năng: X chỉ chứa FeCl3 hoặc X chứa FeCl3 và Fe dư.
nFe = 0,45 mol.
Nếu X chỉ chứa FeCl3 thì Y cũng chỉ chứa FeCl3; nFeCl3 = nFe = 0,45 mol ⇒ mmuối khan = mFeCl3 = 73,125 g ≠ 67,8 g ⇒ X chứa FeCl3 và Fe dư.
Hòa X vào nước: Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2 ⇒ Y chứa FeCl3 (a mol) và FeCl2 (b mol).
Ta có: a + b = nFe = 0,45 và 162,5a + 127b = 67,8.
Giải ra a = 0,3 và b = 0,15. Vậy nFe dư (X) = nFeCl2 = 0,05 mol.
mFe dư (X) = 2,8 gam; nFeCl3(X) = nFeCl3(Y) + nFeCl2 = 0,4 mol ⇒ mFeCl3(X) = 65 g.
Tính ra %mFe = 4,13% và %mFeCl3 = 95,87%.
Câu 29:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CO2 dư vào dung dịch BaCl2.
(b) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.
(c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(d) Cho hỗn hợp Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư.
(e) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Cr2(SO4)3.
(g) Cho hỗn hợp bột Cu và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
Đáp án B
Tiến hành các thí nghiệm các phương trình hóa học tương ứng xảy ra là:
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, có đúng 3 thí nghiệm thu được kết tủa.
Câu 30:
Cho m gam triglixerit X tạo bởi axit stearic và axit oleic tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng, thu được dung dịch Y chứa 109,68 gam hỗn hợp muối. Biết Y làm mất màu vừa hết 0,24 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
Đáp án A
nC17H33COONa = nBr2 = 0,24 mol
→ mC17H35COONa = 109,68 - 0,24 x 304 = 36,72 gam
→ nC17H35COONa = 36,72 : 306 = 0,12 mol.
Vì nC17H33COONa = 2 x nC17H35COONa
→ X là (C17H33COO)2(C17H35COO)C3H5
→ m = 0,12 x 886 = 106,32 gam → Chọn A.
Câu 31:
Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch gồm Al2(SO4)3 và AlCl3. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào số mol Ba(OH)2 (x mol) được biểu diễn bằng đồ thị bên, khối lượng kết tủa cực đại là m gam. Giá trị của m là
Đáp án C
Đoạn OA biểu diễn tỉ lệ phản ứng;
Đoạn AB biểu diễn tỉ lệ phản ứng
Đoạn BC biểu diễn tỉ lệ phản ứng
· Còn lại, đoạn CD biểu diễn kết tủa BaSO4 không đổi khi tăng số mol Ba(OH)2 lên.
Tại điểm A từ 0,03 mol Ba(OH)2 suy ra có 0,01 mol Al2(SO4)3. Giả sử có 2a mol AlCl3.
Tại điểm C: 0,08 mol Ba(OH)2 đi hết về 0,03 mol BaSO4 + 3a mol BaCl2 + (a + 0,01) mol Ba(AlO2)2.
có phương trình: 0,03 + 3a + (a +0,01) = 0,08 suy ra a = 0,01 mol
Giá trị của m = m¯ tại B = 8,55 + 2a ´ 78 = 10,11 gam
Câu 32:
Hỗn hợp X gồm Al, K, K2O và BaO (trong đó oxi chiếm 10% khối lượng của X). Hòa tan hoàn toàn m gam X vào nước dư, thu được dung dịch Y và 0,056 mol khí H2. Cho từ từ đến hết dung dịch chứa 0,04 mol H2SO4 và 0,02 mol HCl vào Y, thu được 4,98 gam hỗn hợp kết tủa và dung dịch Z chỉ chứa 6,182 gam hỗn hợp các muối clorua và muối sunfat trung hòa. Giá trị của m là
Đáp án D
► nOH– sinh ra = 2nH2 sinh ra do K + 2nO || Lại có: 2Al + 2OH– + 2H2O → AlO2– + 3H2.
⇒ nOH–/Y = nOH– sinh ra – nAl = 2nH2 sinh ra do K + 2nO – nAl || Mà nH2 sinh ra do K = nH2 – nH2 sinh ra do Al
= nH2 – 1,5nAl ||⇒ nOH–/Y = 2nH2 + 2nO – 4nAl ||● Đặt nAl = x thì nOH–/Y = (0,112 + 0,0125m – 4x) mol.
nAl(OH)3 = [4nAlO2– – (nH+ – nOH–)] ÷ 3 = {4x – [0,1 – (0,112 + 0,0125m – 4x)]} ÷ 3 = (m ÷ 240 + 0,004) mol.
⇒ m = 6,182 + 4,98 – 0,04 × 96 – 0,02 × 35,5 – 17 × 3 × (m ÷ 240 + 0,004) + 0,1m ⇒ m = 5,76(g)
Câu 33:
Cho m gam hỗn hợp X gồm ba etse đều đơn chức tác dụng tối đa với 400 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng và 34,4 gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 3,584 lít khí CO2 (đktc) và 4,68 gam H2O. Giá trị của m là
Đáp án A
☆ Giải đốt ancol hỗn hợp ancol Y + O2 –––to–→ 0,16 mol CO2 + 0,26 mol H2O.
X gồm các este đơn chức nên ancol Y cũng đơn chức, lại có nH2O > nCO2 nên Y là ancol no.
Theo đó, tương quan đốt: nY = nH2O – nCO2 = 0,1 mol ⇒ Ctrung bình = 1,6.
đại diện cho Y là 0,1 mol ancol dạng C1,6H5,2O ⇒ mY = 4,04 gam.
☆ Giải thủy phân m gam X + 0,4 mol NaOH → 34,4 gam Z + 4,04 gam Y + ? gam H2O.
Chú ý rằng, các este đều đơn chức mà nNaOH > nancol ⇒ có một este của phenol.
⇒ netse của phenol = (0,4 – 0,1) ÷ 2 = 0,15 mol ⇒ nH2O = 0,15 mol ⇒ ? = 2,7 gam.
Theo đó, bảo toàn khối lượng có: m = 34,4 + 4,04 + 2,7 – 0,4 × 40 = 25,14 gam.
Câu 34:
Hỗn hợp X gồm ba peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 3. Thủy phân hoàn toàn m gam X, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 14,24 gam alanin và 8,19 gam valin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của ba peptit trong X nhỏ hơn 13. Giá trị của m là
Đáp án D
X gồm 3 peptit Aa, Bb, Cc với tỉ lệ mol tương ứng 1 : 1 : 3.
(kí hiệu Aa nghĩa là peptit A gồm có a mắt xích, được tạo từ a α–amino axit)
☆ biến đổi peptit: 1Aa + 1Bb + 3Cc → 1.(Aa)1(Bb)1(Cc)3 (ghép mạch) + 4H2O.
thủy phân: (Aa)1(Bb)1(Cc)3 + H2O → 0,16 mol Ala + 0,07 mol Val.
⇒ phương trình: 1.(Aa)1(Bb)1(Cc)3 + (23k – 1)H2O → 16k.Ala + 7k.Val. (k nguyên dương).
⇒ a + b + 3c = 23k. Lại có (a – 1) + (b – 1) + (c – 1) ≤ 12 ⇒ a + b + c ≤ 15.
⇒ 23k = a + b + 3c < 3(a + b + c) ≤ 45 ⇒ k < 1,96 ⇒ k = 1 thỏa mãn.
⇒ Phương trình thủy phân: 1Aa + 1Bb + 3Cc + 18H2O → 16Ala + 7Val.
⇒ m = 14,24 + 8,19 – 0,18 × 18 = 19,19 gam
Câu 35:
Hòa tan hết 31,36 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, Fe, Fe3O4 và FeCO3 vào dung dịch chứa H2SO4 và NaNO3, thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Y (gồm CO2, NO, N2, H2) có khối lượng 5,14 và dung dịch Z chỉ chứa muối trung hòa. Dung dịch Z phản ứng tối đa với 1,285 mol NaOH, thu dược 46,54 gam kết tủa và 0,56 lít khí (đktc). Nếu cho Z tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thì thu được 166,595 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X là
Đáp án A
Sơ đồ quá trình phản ứng và xử lí:
166,595 gam kết tủa là 0,715 mol BaSO4 → có nH2SO4 = ∑nSO42– = 0,715 mol.
0,56 lít khí là 0,025 mol NH4+. Dùng YTHH 02: Natri đi về đâu? 0,715 mol Na2SO4
⇒ nNa+ trong Z = 0,715 × 2 – 1,285 = 0,145 mol → có 0,145 mol NaNO3.
trong Z: 0,145 mol Na+; 0,025 mol NH4+ ⇒ ∑nSO42– kết hợp cation Mg2+, Fe?+ = 1,26 mol.
⇒ 46,54 gam kết tủa gồm: Mg, Fe và 1,26 mol OH ⇒ ∑mMg, Fe = 25,12 gam.
⇝ BTKL cả sơ đồ có mH2O = 11,07 gam ⇒ nH2O = 0,615 mol.
⇒ bảo toàn nguyên tố H có nH2 trong Y = 0,05 mol.
Y gồm CO2, N2, NO và 0,05 mol; tổng 0,2 mol; nặng 5,14 gam.
bảo toàn N có thêm giả thiết nNO + 2nN2 = 0,12 mol ⇒ giải hệ số mol 3 khí còn lại:
nNO = 0,1 mol; nN2 = 0,01 mol; nCO2 = 0,04 mol ⇝ có 0,04 mol FeCO3.
từ đó có: nFe3O4 = (31,36 – 25,12 – 0,04 × 60) ÷ 16 ÷ 4 = 0,06 mol.
⇒ %mFe3O4 trong X = 0,06 × 232 ÷ 31,36 × 100% ≈ 44,39%
Câu 36:
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl:
Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 và không cần đun nóng hỗn hợp phản ứng bằng đèn cồn.
(b) Bình (1) và bình (2) lần lượt đựng dung dịch NaCl và dung dịch H2SO4 đặc với mục đích thu được khí Cl2 khô.
(c) Bông tẩm dung dịch NaOH có tác dụng chính là hấp thụ khí HCl.
(d) Trong thí nghiệm trên xảy ra sự khử axit HCl.
Số phát biểu đúng là
Đáp án A
Giải thích sơ đồ thí nghiệm điều chế khí clo sạch trong phòng thí nghiệm:
Phản ứng: .
Vì dung dịch HCl dùng là đặc nên dễ bay hơi, tách ra khỏi dung dịch tạo khí HCl, H2O khi đun nóng cũng dễ bay hơi nên sản phẩm phản ứng ngoài khí Cl2 thu được còn có lẫn khí HCl và H2O. Vì lẫn khí HCl và H2O nên để thu khí sạch cần bố trí thêm 2 bình (1) và (2) để giữ chúng lại.
Bình (1) dùng dung dịch NaCl nhằm giữ lại khí HCl, đồng thời cũng hạn chế khả năng tan của khí Cl2.
Khí thoát ra bình (2) là Cl2 có lẫn H2O nên bình (2) chứa H2SO4 đặc để giữ H2O lại.
khí Cl2 thoát ra khỏi bình (2) được thu ở bình tam giác được nút bằng bông tẩm dung dịch NaOH.
Vì phản ứng: 2NaOH + Cl2 NaCl + NaClO nên tránh trường hợp khí Cl2 đầy bình thoát ra ngoài.
Xem xét các phát biểu:
(a) đúng. Với MnO2 thì cần đun nóng, còn KMnO4 thì có thể đun nóng hoặc không đun.
(b) sai. Vì nếu đổi thì lúc qua bình (1), khí Cl2 thoát ra có thể lẫn khí H2O không rửa sạch nữa.
(c) sai. Vì bình (2) không giữ được khí HCl.
(d) đúng.
(e) sai. Vì chất rắn NaCl không giữ được khí HCl, bình (2) cũng không nên khí Cl2 thu ,không sạch.
có tất cả (2) phát biểu đúng.
Câu 37:
Tiến hành thí nghiệm theo các bước như hình vẽ dưới đây:
Bước 1: Lấy một sợi dây điện (loại lõi 1 sợi đồng, đường kính sợi đồng khoảng 0,5 mm) gọt bỏ vỏ nhựa, cuốn thành hình lò xo dài 5cm và có đoạn dài để tay cầm (1).
Bước 2: Đốt nóng phần lò xo trên ngọn lửa đèn cồn (2), ban đầu ngọn lửa nhuốm màu xanh lá mạ sau đó ngọn lửa trở lại bình thường.
Bước 3: Nhúng nhanh phần lò xo vào ống nghiệm đựng clorofom CHCl3 (3) và lại đốt phần lò xo trên ngọn lửa đèn cồn (4).
Trong các phát biểu sau:
(a) Nếu ở bước 1 thay sợi dây đồng bằng sợi dây sắt thì ở bước 2 ngọn lửa ban đầu cũng nhuốm màu xanh lá mạ.
(b) Ở bước 3, ngọn lửa ở giai đoạn đầu cũng nhuốm màu xanh lá mạ.
(c) Nếu ở bước 3 thay clorofom bằng hexan thì ngọn lửa sẽ không nhuốm màu xanh lá mạ.
(d) Nguyên nhân chính làm cho ngọn lửa ở bước 2 nhuốm màu xanh lá mạ là do có phản ứng oxi hóa etanol (bị bay hơi khi đèn cồn cháy) với CuO (bao phủ trên lõi đồng) tạo ra anđehit axetic.
Số phát biểu đúng là
Đáp án B
☆ Giải thích cho cả 2 thí nghiệm: khi gọt vỏ dây điện, vẫn còn 1 ít lớp vỏ bám vào sợi dây đồng,
thành phần có nhựa PVC (poli(vinyl clorua)); khi nhúng dây đồng vào dung dịch clorofom
thì rõ có CHCl3 bám vào sợi dây. PVC hay clorofom là những hợp chất hữu cơ chứa Cl trong phân tử
nên đốt cháy sẽ có tạo thành khí HCl, sau đó tác dụng với CuO cho ra muối CuCl2.
CuCl2 là chất dễ bay hơi, dễ phân hủy hơn so với CuO nên khi bị nung nóng
thì tạo thành các nguyên tử Cu khuếch tán vào ngọn lửa làm cho ngọn lửa có màu xanh lá mạ.
Khi hết CuCl2 thì màu xanh lá mạ cũng hết. Theo đó:
(a) sai vì ngọn lửa màu xanh lá mạ là do Cu, nếu thay bằng sắt sẽ không có màu này nữa.
(b) đúng và (d) sai như giải thích ở trên.
(c) đúng vì hexen là C6H12 không chứa nguyên tố Cl trong phân tử.
→ Chỉ có 2 phát biểu đúng.
Câu 38:
Điện phân dung dịch X gồm Cu(NO3)2 và NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2,5A. Sau t giây, thu được 7,68 gam kim loại ở catot, dung dịch Y (vẫn còn màu xanh) và hỗn hợp khí ở anot có tỉ khối so với H2 bằng 25,75. Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian 12352 giây thì tổng số mol khí thu được ở hai điện cực là 0,11 mol. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Số mol ion Cu2+ trong Y là
Đáp án B
☆ Xét thời gian điện phân là t giây:
Từ tỉ khối khí bên anot so với với H2 → gồm O2 và Cl2 với số mol bằng nhau.
dung dịch Y vẫn còn màu xanh chứng tỏ vẫn dư Cu2+ trong Y.
⇒ 7,68 gam kim loại thu được là 0,12 mol Cu → ∑ne trao đổi = 0,12 × 2 = 0,24 mol.
⇒ 4nO2 + 2nCl2 = 0,24 ⇒ nO2 = nCl2 = 0,04 mol.
☆ xét thời gian điện phân là 12352 giây
→ Áp dụng công thức định luật Farađay có ∑ne trao đổi = It ÷ 96500 = 0,32 mol.
Bên anot: ra hết Cl2 là 0,04 mol ⇒ nO2 = (0,32 – 0,04 × 2) ÷ 4 = 0,06 mol.
Mà giả thiết ∑nkhí 2 cực = 0,11 mol ⇒ nH2 bên catot = 0,01 mol.
Catot thu được H2 chứng tỏ Cu2+ bị điện phân hết ⇒ ∑nCu2+ = (0,32 – 0,01 × 2) ÷ 2 = 0,15 mol.
Quay lại thời gian sau điện phân t giây, nCu2+ trong Y = 0,15 – 0,12 = 0,03 mol