Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 Hóa học có lời giải (Đề số 1)
-
22595 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cặp kim loại nào sau đây đều không tan trong HNO3 đặc nguội?
Đáp án A
Trừ Au, Pt không tan trong HNO3 dù đặc, nóng thì
các kim loại Al, Fe và Cr bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội
Câu 2:
Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây?
Đáp án A
Quặng boxit là Al2O3.2H2O ⇒ dùng để sản xuất Al
Câu 4:
Số chất ứng với công thức phân tử C2H4O2 tác dụng được với đá vôi là
Đáp án A
Đá vôi là CaCO3 ⇒ phản ứng được với CaCO3 phải là đồng phân axit.
⇒ Ứng với công thức phân tử C2H4O2 thì chỉ có CH3COOH thỏa
Câu 5:
Để khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại
Đáp án A
Các kim loại kiềm và kiềm thổ (trử Be và Mg) khi cho vào dung dịch CuSO4
sẽ phản ứng với H2O trước ⇒ không khử được ion Cu2+ ⇒ loại B, C và D
Câu 6:
Sau Câu thực hành hóa học, trong một số chất thải ở dạng dung dịch chứa một số ion Hg2+, Pb2+,... để xử lý sơ bộ trước khi thải hóa chất này, có thể dùng
Đáp án D
Chọn D vì các ion trên tạo kết tủa với Ca(OH)2 và lọc kết tủa được.
Câu 7:
Muối nào sau đây thuộc loại muối axit.
Đáp án B
Nếu anion gốc axit của muối vẫn còn hidro có khả năng phân li ra ion H+
thì muối đó được gọi là muối axit
Câu 10:
Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn?
Đáp án D
A. Axit axetic là CH3-C(=O)-OH.
B. Ancol anlylic là CH2=CH-CH2-OH.
C. Anđehit axetic là CH3-C(=O)-H.
D. Ancol etylic là CH3-CH2-OH.
Câu 11:
Công thức của triolein là:
Đáp án C
Triolein là trieste của glixerol và axit oleic CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COOH
→ Triolein có CT là (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5
Câu 13:
Dung dịch X chứa 0,01 mol H2NCH2COOH; 0,03 mol HCOOC6H5 (phenyl fomat) và 0,02 mol ClH3N-CH2COOH. Để tác dụng hết với dung dịch X cần tối đa V ml dung dịch NaOH 0,5M, đun nóng thu được dung dịch Y. Giá trị của V là
Đáp án A
H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O.
HCOOC6H5 + 2NaOH → HCOONa + C6H5ONa + H2O.
ClH3NCH2CHOOH + 2NaOH → H2NCH2COONa + NaCl + H2O.
⇒ nNaOH = 0,01 + 0,03 × 2 + 0,02 × 2 = 0,11 mol
⇒ V = 0,11 ÷ 0,5 = 0,22 lít = 220 ml
Câu 14:
100ml dung dịch X có chứa Na2CO3 1M và NaHCO3 1,5M, nhỏ từ từ 200ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch X đến hết thu được a mol khí CO2. Giá trị a là
Đáp án B
Cho từ từ H+ vào X thì phản ứng xảy ra theo thứ tự:
H+ + CO32– → HCO3– || H+ + HCO3– → CO2 + H2O.
nCO32– = 0,1 mol; nHCO3– = 0,15 mol; nH+ = 0,2 mol.
► a = nCO2 = nH+ - nCO32– = 0,1 mol
Câu 15:
Cho các chất: ancol etylic, glixerol, etan và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là
Các chất thỏa mãn là glixerol và axit fomic ⇒ chọn A.
● Glixerol: 2C3H8O3 + Cu(OH)2 → (C6H14O3)2Cu + 2H2O.
● Axit fomic: 2HCOOH + Cu(OH)2 → (HCOO)2Cu + 2H2O.
Câu 16:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2
(b) Cho dung dịch Na3PO4 vào dung dịch AgNO3.
(c) Cho Si vào dung dịch NaOH đặc, nóng.
(d) Cho Si vào bình chứa khí F2.
(g) Cho P2O5 vào dung dịch NaOH.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
Đáp án B
(a) Fe(NO3)2 → Fe2+ + 2NO3– || HCl → H+ + Cl–.
⇒ xảy ra phản ứng: 3Fe2+ + 4H+ + NO3– → 3Fe3+ + NO + 2H2O.
(b) Na3PO4 + 3AgNO3 → 3NaNO3 + Ag3PO4↓.
(c) Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2↑.
(d) Si + 2F2 → SiF4.
(g) P2O5 + 6NaOH → 2Na3PO4 + 3H2O.
(Hoặc P2O5 + 4NaOH → 2Na2HPO4 + H2O
P2O5 + 2NaOH + H2O → 2NaH2PO4 tùy tỉ lệ)
⇒ cả 5 ý đều thỏa
Câu 17:
Cho hỗn hợp gồm 0,02 mol Al và 0,01 mol Fe vào 800 ml dung dịch gồm AgNO3 0,08 M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
Đáp án C
nAg+ = 0,064 mol; nCu2+ = 0,4 mol; nNO3– = 0,864 mol.
Ta có: Al3+/Al > Fe2+/Fe > Cu2+/Cu > Fe3+/Fe2+ > Ag+/Ag.
⇒ các cation trong dung dịch xuất hiện theo thứ tự:
Al3+ → Fe2+ → Cu2+ → Fe3+ → Ag+.
► Ghép lần lượt các ion vào để thỏa bảo toàn điện tích:
Ghép 0,02 mol Al3+ và 0,01 mol Fe2+ vẫn chưa đủ.
⇒ ghép thêm (0,864 - 0,02 × 3 - 0,01 × 2) ÷ 2 = 0,392 mol Cu2+.
||⇒ Rắn gồm 0,064 mol Ag và (0,4 - 0,392 = 0,008) mol Cu
► m = 0,064 × 108 + 0,008 × 64 = 7,424(g)
Câu 18:
Amino axit X trong phân tử có một nhóm -NH2, một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là
Đáp án B
-NH2 + HCl → -NH3Cl ||⇒ Bảo toàn khối lượng:
mHCl = 37,65 - 26,7 = 10,95(g) ⇒ nX = nHCl = 0,3 mol
► MX = 26,7 ÷ 0,3 = 89
Câu 19:
Cẩm tú cầu là loài hoa được trồng nhiều nhất tại Sa Pa hay Đà Lạt. Màu của loại hoa này có thể thay đổi tùy thuộc vào pH của thổ nhưỡng nên có thể điều chỉnh màu hoa thông qua việc điều chỉnh độ pH của đất trồng
Khi trồng loài hoa trên, nếu ta bón thêm 1 ít vôi (CaO) và chỉ tưới nước thì khi thu hoạch hoa sẽ
Đáp án D
Câu 20:
Trong các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào là tơ tổng hợp
► Tơ được chia làm 2 loại:
– Tơ thiên nhiên: sẵn có trong thiên nhiên.
– Tơ hóa học: chế tạo bằng phương pháp hóa học, gồm 2 nhóm:
+ Tơ tổng hợp chế tạo từ các polime tổng hợp.
+ Tơ bán tổng hợp hay tơ nhân tọa: xuất phát từ polime thiên nhiên
nhưng được chế biến thêm bằng phương pháp hóa học.
► Xét các tơ đề cho:
– Tơ thiên nhiên: tơ tằm.
– Tơ tổng hợp: tơ nilion-6,6; tơ capron, tơ enang.
– Tơ bán tổng hợp: tơ visco, tơ axetat
Câu 21:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch FeCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư .
(b) Nhiệt phân NaNO3 trong không khí.
(c) Đốt cháy NH3 trong không khí.
(d) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
Đáp án B
Câu 22:
Cho hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 vào lượng dư dung dịch H2SO4 loãng. Kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Y là:
Đáp án B
{Cu; Fe3O4} + H2SO4 loãng, dư → dung dịch Y + Rắn Z.
Do thu được rắn ⇒ Y không chứa muối Fe3+.
► Dung dịch Y gồm FeSO4, CuSO4 và H2SO4 dư.
A. Loại vì không phản ứng với FeCl3.
B. Thỏa mãn ⇒ chọn B.
C. Loại vì không phản ứng với SO2.
D. Loại vì không phản ứng với KCl và Cu.
Câu 23:
Cho các phát biểu sau:
(a) Fomanđehit tan tốt trong nước.
(b) Khử anđehit no, đơn chức bằng H2 (xúc tác Ni, đun nóng) thu được ancol bậc hai.
(c) Phenol tan tốt trong nước lạnh.
(d) Ở điều kiện thường, etylen glicol hòa tan được Cu(OH)2.
(e) Ứng với công thức phân tử C4H8 có 3 đồng phân cấu tạo là anken.
(g) Axetilen có phản ứng tráng bạc.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu là đúng là
Đáp án C
(a) Đúng.
(b) Sai vì thu được ancol bậc một.
(c) Sai vì phenol tan tốt trong nước nóng.
(d) Đúng vì có phản ứng tạo phức:
2C2H6O2 + Cu(OH)2 → (C2H5O)2Cu + 2H2O.
(e) Đúng, gồm các đồng phân: CH2=CHCH2CH3,
CH3CH=CHCH3, CH2=C(CH3)CH3.
(g) Sai, chỉ có phản ứng thế với AgNO3/NH3
(Chú ý: phản ứng tráng bạc phải sinh ra Ag↓).
HC≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg↓ + 2NH4NO3.
⇒ (a), (d) và (e) đúng
Câu 24:
Cho 100 ml dung dịch aminoaxit X (chỉ một nhóm amino và một nhóm caboxyl), tác dụng với 150 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch Y cần 270 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi pứ xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 22,095 gam chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
Đáp án B
► Quy đổi quá trình về: X + 0,15 mol HCl + 0,27 mol NaOH vừa đủ.
X chứa 1 -NH2 và 1 -COOH ⇒ X có dạng H2N-R-COOH.
||⇒ nX = nNaOH - nHCl = 0,27 - 0,15 = 0,12 mol; nH2O = nNaOH = 0,27 mol.
Bảo toàn khối lượng: mX = 22,095 + 0,27 × 18 - 0,27 × 40 - 0,15 × 36,5 = 10,68(g).
► MX = 10,68 ÷ 0,12 = 89 ⇒ R = 28 (-C2H4-)
Câu 25:
Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl dung dịch hỗn hợp gồm x mol Ba(OH)2 và y mol Ba(AlO2)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị bên.
Giá trị của x và y lần lượt là
Đáp án A
► Phân tích đồ thị: – Đoạn ngang (1): H+ + OH– → H2O.
– Đoạn xiên lên (2): H+ + AlO2 + H2O → Al(OH)3.
– Đoạn xiên xuống (3): 3H+ + Al(OH)3 → Al3+ + 3H2O.
► Áp dụng: – Xét đoạn (1): nOH– = 0,1 mol ⇒ x = 0,05 mol.
– Xét đoạn (3): ta có công thức: nH+ = 4nAlO2– – 3n↓.
(số mol H+ này chỉ tính phần H+ phản ứng với AlO2–)
||⇒ nAlO2– = (0,6 + 0,2 × 3) ÷ 4 = 0,3 mol ⇒ y = 0,15 mol
Câu 26:
Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan những hợp chất nào sau đây?
Đáp án A
Nước cứng là nước có hòa tan các ion Ca2+, Mg2+.
Đun sôi thì mất tính cưng ||⇒ nước cứng toàn phần ⇒ anion là HCO3–.
► Chất tan gồm Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2
Câu 27:
Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X gồm CxHyCOOH, CxHyCOOCH3, CH3OH thu được 2,688 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Mặt khác, cho 2,76 gam X phản ứng vừa đủ với 30 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,96 gam CH3OH. Công thức của CxHyCOOH là
Đáp án C
► Đốt X: 2,76(g) X + ?O2 0,12 mol CO2 + 0,1 mol H2O.
Bảo toàn khối lượng: mO2 = 4,32(g) ⇒ nO2 = 0,135 mol.
Bảo toàn nguyên tố Oxi: nO/X = 2 × 0,12 + 0,1 – 0,135 × 2 = 0,07 mol
● nCOO = nNaOH = 0,03 mol ⇒ nCH3OH/X = 0,07 – 0,03 × 2 = 0,01 mol.
nCH3OH = 0,03 mol ⇒ neste = 0,03 – 0,01 = 0,02 mol
⇒ naxit = 0,03 – 0,02 = 0,01 mol. Bảo toàn nguyên tố Cacbon và Hidro:
► x = 2; y = 3 ⇒ C2H3COOH
Câu 28:
Hòa tan hoàn toàn 22,1 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, MgO, Al2O3 cần vừa đủ 700 ml dung dịch Y gồm H2SO4 0,5M và HCl 1,0M, thu được 4,48 lít H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối trung hòa. Giá trị của m là
Đáp án A
Phản ứng vừa đủ ⇒ Bảo toàn nguyên tố Hidro:
nH2O = (0,35 × 2 + 0,7 – 0,2 × 2) ÷ 2 = 0,5 mol. Bảo toàn khối lượng:
► m = 22,1 + 0,35 × 98 + 0,7 × 36,5 – 0,5 × 18 – 0,2 × 2 = 72,55(g).
Câu 29:
Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
X |
Quỳ tím |
Chuyển màu xanh |
Y |
Dung dịch I2 |
Có màu xanh tím |
Z |
Cu(OH)2 |
Có màu tím |
T |
Nước brom |
Kết tủa trắng |
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
Đáp án A
X làm quỳ tím hóa xanh ⇒ loại B.
Y + I2 → xanh tím ⇒ loại D.
Z + Cu(OH)2 → màu tím
Câu 30:
Cho các phát biểu sau:
(a) Trong công nghiệp, kim loại Al được điều chế bằng cách điện phân AlCl3 nóng chảy.
(b) Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
(c) Hỗn hợp Fe3O4 và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng, dư.
(d) Hợp chất NaHCO3 có tính chất lưỡng tính.
(e) Muối Ca(HCO3)2 kém bền với nhiệt.
Số phát biểu đúng là
Đáp án A
(a) Sai, Al được điều chế bằng cách điện phân Al2O3 nóng chảy.
(không dùng AlCl3 vì AlCl3 bị thăng hoa trước khi nóng chảy).
(b) Đúng vì kim loại kiềm hoạt động mạnh.
(c) Giả sử có 1 mol Fe3O4 ⇒ nCu = 1 mol.
Fe3O4 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + FeSO4 + 4H2O.
Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4.
⇒ phản ứng vừa đủ ⇒ tan hết ⇒ Đúng.
(Hoặc Fe3O4 + Cu → 3FeO + CuO ⇒ tan hết trong H2SO4).
(d) Đúng vì: NaHCO3 → Na+ + HCO3–.
HCO3– + H2O ⇄ CO32– + H3O+ || HCO3– + H2O ⇄ H2CO3 + OH–.
⇒ HCO3– lưỡng tính. Mà Na+ trung tính ⇒ NaHCO3 lưỡng tính.
(NaHCO3 có tính lưỡng tính nhưng tính bazơ trội hơn tính axit).
(e) Đúng vì đun nhẹ thì Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O.
||⇒ chỉ có (a) sai
Câu 31:
Cho các phát biểu sau:
(a) Để xử lý mùi tanh của cá, có thể rửa cá bằng nước sôi.
(b) Phân tử tripeptit mạch hở có 3 liên kết peptit.
(c) Liên kết peptit kém bền trong môi trường axit và bazơ.
(d) Ở điều kiện thường, alanin là chất rắn.
Số phát biểu đúng là
Đáp án B
(a) Đúng vì mùi tanh của cá gây ra do các amin (mà chủ yếu là trimetylamin).
Các amin này có nhiệt độ sôi thấp ⇒ dùng nước sôi có thể làm bay hơi được
(b) Sai vì phân tử tripeptit mạch hở có 2 liên kết peptit.
(c) Đúng nên các peptit dễ bị thủy phân trong môi trường axit và bazơ.
(d) Đúng.
⇒ chỉ có (b) sai
Câu 32:
Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân vinyl axetat trong dung dịch NaOH thu được natri axetat và ancol anlylic.
(b) Xenlulozơ thuộc loại polime thiên nhiên.
(c) Ở điều kiện thường, glixerol là chất lỏng.
(d) Saccarozơ thuộc loại đisaccarit.
(e) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng Br2.
Số phát biểu đúng là
Đáp án B
Chỉ có (a) sai vì: CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3CHO.
⇒ thu được natri axetat và anđehit axetic. Còn lại đều đúng
Câu 33:
Tiến hành điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2 1,2M và KCl 0,4M bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện không đổi I=5A trong 6176 giây thì dừng điện phân thấy khối lượng dung dịch giảm 15 gam. Cho 0,25 mol Fe vào dung dịch sau điện phân , kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của N+5) đồng thời thu được m gam hỗn hợp rắn. giá trị m là?
Đáp án B
Fe + dung dịch sau điện phân → sinh khí NO
⇒ dung dịch sau điện phân chứa H+⇒ Cl– bị điện phân hết.
► Quy đổi sản phẩm điện phân về CuO và CuCl2 với số mol x và y.
ne = 2x + 2y = 0,32 mol; mdung dịch giảm = 80x + 135y = 15(g).
||⇒ giải hệ có: x = 0,12 mol; y = 0,04 mol ⇒ nKCl = nCl– = 2y = 0,08 mol.
⇒ nCu2+ = nCu(NO3)2 = 0,08 × 3 = 0,24 mol ⇒ nCu2+/dung dịch = 0,08 mol.
nO2 = 0,5x = 0,06 mol ⇒ nH+ = 0,06 × 4 = 0,24 mol.
► 4H+ + NO3– + 3e → NO + 2H2O || Cu2+ + 2e → Cu.
ne nhận tối đa = 3/4nH+ + 2nCu2+ = 0,34 mol < ne cho tối thiểu = 2nFe = 0,5 mol.
||⇒ Fe dư ⇒ Fe chỉ lên số oxi hóa +2 ⇒ nFe phản ứng = 0,34 ÷ 2 = 0,17 mol.
► Hỗn hợp rắn gồm 0,08 mol Fe và 0,08 mol Cu ⇒ m = 9,6(g).
Câu 34:
Chia 20,8 gam hỗn hợp gồm hai anđehit đơn chức là đồng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau:
- Phần một tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được 108 gam Ag.
- Phần hai tác dụng hoàn toàn với H2 dư (xúc tác Ni, t0), thu được hỗn hợp X gồm hai ancol Y và Z (MY < MZ). Đun nóng X với H2SO4 đặc ở 1400C, thu được 4,52 gam hỗn hợp ba ete. Biết hiệu suất phản ứng tạo ete của Y bằng 50%.
Hiệu suất phản ứng tạo ete của Z bằng
Đáp án B
► Xét 1 phần ⇒ mhỗn hợp anđehit = 20,8 ÷ 2 = 10,4(g).
GIẢ SỬ không chứa HCHO ⇒ nhỗn hợp = nAg ÷ 2 = 0,5 mol.
⇒ Mtrung bình hỗn hợp = 10,4 ÷ 0,5 = 20,8 ⇒ loại
⇒ hỗn hợp gồm HCHO và CH3CHO với số mol là 0,2 và 0,1.
► X gồm 0,2 mol CH3OH (Y) và 0,1 mol C2H5OH (Z).
Đặt hiệu suất tạo ete của Z = x ⇒ nZ phản ứng = 0,1x mol.
nY phản ứng = 0,2 × 0,5 = 0,1 mol || 2 ancol → 1 ete + 1H2O.
||⇒ nH2O = nancol phản ứng ÷ 2 = (0,05 + 0,05x) mol.
Bảo toàn khối lượng: 32.0,1 + 46.0,1x = 4,52 + 18.(0,05 + 0,05x)
||⇒ x = 0,6 = 60%
Câu 35:
Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm: Na, Na2O, K, K2O , Ba và BaO, trong đó oxi chiếm 8,75% về khối lượng vào nước thu được 400ml dung dịch Y và 1,568 lít H2( đktc). Trộn 200ml dung dịch Y với 200ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,15M thu được 400ml dung dịch có pH = 13. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đáp án D
► Xử lý dữ kiện 200 ml dung dịch Y: nH+ = 0,2 × (0,2 + 0,15 × 2) = 0,1 mol.
pH = 13 ⇒ OH– dư ⇒ [OH–] = 1013 – 14 = 0,1M ⇒ nOH– dư = 0,4 × 0,1 = 0,04 mol.
||⇒ nOH–/Y = 0,04 + 0,1 = 0,14 mol ⇒ 400 ml dung dịch Y chứa 0,28 mol OH–.
► Dễ thấy nOH– = 2nH2 + 2nO/oxit ⇒ nO/oxit = (0,28 – 2 × 0,07) ÷ 2 = 0,07 mol.
||⇒ m = 0,07 × 16 ÷ 0,0875 = 12,8(g)
Câu 36:
Hòa tan hoàn toàn 1,28 gam Cu vào 12,6 gam dung dịch HNO3 60% thu được dung dịch X (không có ion ). Cho X tác dụng hoàn toàn với 105ml dung dịch KOH 1M, sau đó lọc bỏ kết tủa được dung dịch Y. Cô cạn Y được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi thu được 8,78 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của Cu(NO3)2 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đáp án A
nCu = 0,02 mol; nHNO3 = 0,12 mol; nKOH = 0,105 mol.
● GIẢ SỬ KOH hết ⇒ rắn chứa 0,105 mol KNO2 ⇒ mrắn ≥ mKNO2 = 8,925(g).
⇒ trái gt ⇒ KOH dư ⇒ rắn gồm KOH dư và KNO2 vối số mol x và y.
||⇒ nNO3– = nKNO2 = 0,1 mol. Bảo toàn nguyên tố Nitơ: nN/khí = 0,02 mol.
Bảo toàn điện tích trong X: nH+ dư = 0,1 – 0,02 × 2 = 0,06 mol.
Bảo toàn nguyên tố Hidro: nH2O = (0,12 – 0,06) ÷ 2 = 0,03 mol.
Bảo toàn nguyên tố Oxi: nO/khí = 0,12 × 3 – 0,1 × 3 – 0,03 = 0,03 mol.
● Bảo toàn khối lượng: mdung dịch sau phản ứng = 13,12(g).
||⇒ C%Cu(NO3)2 = 0,02 × 188 ÷ 13,12 × 100% = 28,66%
Câu 37:
Cho m gam hỗn hợp H gồm Al, MgO, AlCl3, Mg(NO3)2 tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 1,38 mol KHSO4, kết thúc phản ứng thu được 0,14 mol NO; 0,04 mol H2; dung dịch X chứa ( m + 173,5) gam muối trung hòa. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất, nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được 29 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng AlCl3 trong H có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đáp án A
Sinh khí H2 ⇒ dung dịch X không chứa NO3–. Al là kim loại mạnh ⇒ chú ý có NH4+!
► Ta có sơ đồ phản ứng sau:
A. 2.
Đáp án D
Để điều chế được khí C theo bộ dụng cụ vẽ trên thì khí C phải thỏa mãn 2 điều kiện:
nặng hơn không khí và không tác dụng với N2, O2 (thành phần chủ yếu của không khí).
Vậy có Cl2, SO2 và CO2 thỏa mãn.
Các phương trình điều chế:
MnO2 r + 4HCl dd → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
Na2SO3 r + H2SO4 dd → Na2SO4 + SO2 + H2O.
CaCO3 r + 2HCl dd → CaCl2 + CO2 + H2O.
Câu 39:
Cho 11,76 gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, MgCO3 có tỷ lệ mol 3:1:1 theo thứ tự trên tan hoàn toàn trong dung dịch Y chứa H2SO4 và NaNO3 , thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối trung hòa và V lít hỗn hợp khí T gồm NO, N2O, H2, CO2 (ở đktc có tỷ khối so với H2 là 218/15). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 79,22 gam kết tủa. Còn nếu cho Z phản ứng với dung dịch NaOH thì lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,61 mol. Giá trị của V là
Đáp án A
nMg = 0,18 mol; nMgO = nMgCO3 = 0,06 mol. Do thu được H2 ⇒ Z không chứa NO3–.
► BaCl2 + Z → 79,22(g)↓ ⇒ ↓ là BaSO4 ⇒ nH2SO4 = nSO42– = nBaSO4 = 0,34 mol.
nNaOH phản ứng = 2nMg2+ + nNH4+ ⇒ nNH4+ = 0,01 mol. Bảo toàn điện tích: nNaNO3 = nNa+ = 0,07 mol.
► Ta có sơ đồ quá trình sau:
Đặt nNO = x; nN2O = y; nH2 = z. Bảo toàn nguyên tố Nitơ: x + 2y = 0,06. Bảo toàn nguyên tố Hidro:
||⇒ nH2O = (0,32 - z) mol. Bảo toàn khối lượng: 51,03 = 41,63 + 30x + 44y + 2z + 2,64 + 18 × (0,32 - z).
||⇒ giải hệ có: x = 0,04 mol; y = 0,01 mol; z = 0,04 mol.
⇒ nT = 0,15 mol ⇒ V = 0,15 × 22,4 = 3,36 lít
Câu 40:
Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm -COOH); trong đó có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học, chứa hai liên kết pi trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 11,76 gam X bằng dung dịch NaOH thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng natri dư, sau phản ứng thu được 1,792 lít khí (đktc) và khối chất rắn trong bình tăng 4,96 gam so với ban đầu. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 11,76 gam X thì thu được CO2 và 7,92 gam H2O. Phần trăm khối lượng este không no trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đáp án C
► Xử lý dữ kiện Y: -OH + Na → -ONa + 1/2H2↑ || nOH = 2nH2 = 0,16 mol.
mbình tăng = mY – mH2 ⇒ mY = 4,96 + 0,08 × 2 = 5,12(g). Đặt số gốc OH của Y là n.
⇒ nY = 0,16 ÷ n ⇒ MY = 5,12 ÷ (0,16 ÷ n) = 32n ⇒ n = 1; MY = 32 ⇒ Y là CH3OH.
► Quy X về HCOOCH3, C3H5COOCH3 và CH2 với số mol x, y, z.
mX = 60x + 100y + 14z = 11,76(g); nH2O = 2x + 4y + z = 0,44 mol; nCH3OH = 0,16 mol = x + y.
||⇒ giải hệ có: x = 0,12 mol; y = 0,04 mol; z = 0,04 mol. Do chứa 2 este no đồng đẳng
⇒ ghép CH2 hết vào HCOOCH3 ⇒ este không no là C3H5COOCH3.
► %meste không no = 0,04 × 100 ÷ 11,76 × 100% = 34,01%