Thứ năm, 05/12/2024
IMG-LOGO

Tổng hợp đề thi thử Hóa Học cực hay có đáp án (Đề số 1)

  • 8062 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Polime X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất màu xanh tím. Polime X là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Polime X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh.

Biết X còn đổi màu dung dịch iot → xanh tím X là tinh bột

Chọn D


Câu 2:

Kim loại dẫn điện tốt nhất là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

+ Kim loại dẫn điện dẫn nhiệt tốt nhất là bạc (Ag) Chọn B


Câu 3:

Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

+ Glucozo là monosaccarit.

Glucozo không có phản ứng thủy phân Chọn A


Câu 4:

Polime có công thức -(-CH2-CH(CH3)-)n- được điều chế bằng cách trùng hợp chất nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Từ CTCT của mắt xích pilime là –(–CH2–CH(CH3)–)n

Monome tạo nên polime có CTCT là CH2=CH–CH3 Propilen.

Chọn C


Câu 5:

Amino axit có phân tử khối nhỏ nhất là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Amino axit có phân tử khối nhỏ nhất là glyxin.

+ CTCT của glyxin là H2NCH2COOH MGlyxin = 75.

Chọn B


Câu 6:

Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

+ Tơ tằm là 1 loại tơ thiên nhiên Chọn B


Câu 7:

Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Xét các este ở các đáp án ta có.

Propyl axetat  CH3COOC3H7 CTPT là C5H10O2.

Vinyl axetat CH3COOCH=CH2 CTPT là C4H6O2.

Etyl axetat CH3COOC2H5 CTPT là C4H8O2.

Phenyl axetat CH3COOC6H5 CTPT là C8H8O2

Chọn C


Câu 8:

Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử kim loại?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

+ Cấu hình e của kim loại thường có 1,2 hoặc 3 electron lớp ngoài cùng.

Chọn B


Câu 9:

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

+ Bậc của amin được tính bằng số nguyên tử H bị thế trong phân tử NH3

Amin bậc 1 có –NH2 Chọn D


Câu 10:

Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng

Xem đáp án

Chọn đáp án D

+ Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng trùng ngưng Chọn D


Câu 11:

PVC là chất rắn vô định hình, cách dẫn điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,...PVC được tổng hợp trực tiếp từ monome nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

+ Tên của PVC bắt nguồn từ tên của monome tạo ra nó đó là Poli (Vinyl Clorua).

Chọn A

+ Vinyl clorua có CTCT là CH2=CHCl


Câu 12:

Công thức của alanin là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

+ Alanin là một α–amino axit.

+ Alanin có CTCT là CH3CH(NH2)COOH Chọn C


Câu 13:

Chất X có cấu tạo CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Cách đọc tên của este (RCOOR') là tên R' + tên RCOO + at.

CH3CH2COOCH3 có tên là Metyl propionat Chọn D


Câu 14:

Đimetylamin có công thức là

Xem đáp án

Chọn đáp B

+ Đimetylamin có công thức là CH3NHCH3 Chọn B


Câu 15:

Loại tơ nào dưới đây thường được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi "len" đan áo rét?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

+ Vì tính chất của tơ nitron là dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt nên

thường được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi len đan áo rét.

Chọn C


Câu 17:

Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch FeSO4 và dung dịch HNO3 đặc, nguội?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

+ Loại Al và Cr vì thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc nguội

+ Loại Cu vì không thể phản ứng với dd FeSO4 Chọn A

______________________________

Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe

3Mg + 8HNO3 → 3Mg(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O


Câu 18:

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin có thể dùng dung dịch HCl.

C6H5NH2 (ít tan) + HCl → C6H5NH3Cl (tan tốt).

Chọn A.


Câu 19:

Để tráng một lớp bạc lên ruột phích, người ta cho chất X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nong. Chất X là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

+ Để có tráng bạc ta cần nhóm chức –CHO có trong CTCT.

+ Có nhiều hợp chất thỏa mãn yêu cầu trên tuy nhiên trên thực tế để tráng một lớp bạc lên ruột phích, người ta dùng glucozo Chọn C


Câu 20:

Một miếng kim loại bằng bạc bị bám một lớp kim loại sắt ở bề mặt, ta có thể dùng lượng dư dung dịch nào sau đây để loại bỏ tạp chất ra khỏi tấm kim loại bằng bạc?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

+ Xét các phản ứng.

+ Fe2(SO4),3 + Fe → 3FeSO4 Hòa tan được sắt.

+ NiSO4 + Fe → FeSO4 + Ni Bám 1 lớp kim loại Ni.

+ ZnSO4 không phản ứng với Fe.

+ CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu Bám 1 lớp kim loại Cu.

Chọn A


Câu 21:

Cho kim loại M phản ứng với Cl2, thu được muối X. Cho M tác dụng với dung dịch HCl, thu được muối Y. Cho Cl2 tác dụng với dung dịch muối Y, thu được muối X. Kim loại M là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Ta có: 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3(X).

Fe + 2HCl → FeCl2(Y) + H2.

2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3.

Kim loại đó là Fe Chọn B


Câu 22:

Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi trường axit thu được glucozơ. Tên gọi của X là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Từ dữ kiện X là chất rắn, dạng sợi màu trắng.

Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn.

X là xenlulozo Chọn B


Câu 23:

Hơi thủy ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Các hợp chất như CuS, PbS, HgS rất bền.

+ Trong đó phản ứng của Hg và S xảy ra ở điều kiện thường → HgS

+ Phản ứng trên gọi là phản ứng dùng lưu huỳnh để khử độc tính của thủy ngân.

Chọn C


Câu 24:

Xà phòng hóa hoàn toàn 3,7 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Ta có nHCOOC2H5 = 0,05 mol.

nHCOONa = nHCOOC2H5 = 0,05 mol

mMuối = mHCOONa = 0,05 × (45 + 23) = 3,4 gam

Chọn D


Câu 25:

Để phân biệt dung dịch glucozơ và fructozơ có thể dùng

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Trong môi trường axit fuctozo không thể chuyển hóa thành glucozo.

Chọn C vì fructozo không có hiện tượng còn glucozo làm mất màu dung dịch brom.


Câu 26:

Số liên kết peptit trong phân tử Ala-Gly-Ala-Gly là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Ta thấy Ala-Gly-Ala-Gly là tetrapeptit.

Số liên kết peptit = 4–1 = 3 Chọn D


Câu 27:

Cho dãy các ion: Fe2+, Ni2+, Cu2+, Sn2+...Trong cùng điều kiện, ion có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

+ Dãy điện hóa được xếp theo chiều tính oxi hóa của các ion kim loại tăng dần Chọn C


Câu 28:

Muốn chuyển chất béo từ thể lỏng sang thể rắn, người ta tiến hành

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Để chuyển chất béo từ lỏng → rắn người ta đun chất béo với H2 (xúc tác Ni)

Thuận tiện cho việc vận chuyển. Chọn A


Câu 29:

Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Tri peptit trở lên có phản ứng màu biure với thuốc thử là Cu(OH)2/OH

Chọn A


Câu 30:

Đốt cháy hoàn toàn 0,11 gam este, thu được 0,22 gam CO2 và 0,09 gam H2O. Số đồng phân của este là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Ta có: nCO2 = 0,005 mol || nH2O = 0,005 mol

nC = 0,005 mol || nH = 0,005×2 = 0,01 mol

mC + mH = 0,005×12 + 0,01×1 = 0,07 gam

mO/Este = 0,11 – 0,07 = 0,04 gam nO = 0,0025 mol

nC:nH:nO = 0,005:0,01:0,0025 = 2:4:1

CTPT của este là C4H8O2 4 đồng phân Chọn C


Câu 31:

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

+ Saccarozo trong CTCT có 8 nhóm OH

Saccarozo có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

Chọn C


Câu 32:

Thủy phân 410,40 saccarozơ, thu được m gam hỗn hợp X gồm glucozơ và fuctozơ (hiệu suất 80%). Cho m gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được a gam Ag. Giá trị của a là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Ta có nSaccarozo = 1,2 mol

∑n(Glucozo + Fructozo) = 1,2 × 2 × 0,8 = 1,92 mol

∑nAg = 2∑n(Glucozo + Fructozo) = 3,84 mol

mAg = 414,72 gam Chọn A


Câu 34:

Cho dãy các chất: phenyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Ta có:

● Phenyl axetat  CH3COOC6H5.

CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O (Loại).

● Metyl axetat CH3COOCH3.

CH3COOCH3 + NaOH → CH3COONa + CH3OH (Chọn).

● Etyl fomat HCOOC2H5.

HCOOC2H5 + NaOH → HCOONa + C2H5OH (Chọn).

● Tripanmitin  (C15H31COO)3C3H5.

(C15H31COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C15H31CONa + C3H5(OH)3 (Chọn).

Chọn B


Câu 35:

Cho m gam alanin tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH thu được dung dịch X, để tác dụng hết với các chất trong X cần dùng 0,35 mol HCl. Giá trị của m là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Ta có: nCOOH + nNaOh = nHCl || nCOOH = nAlanin = 0,15 mol.

mAlanin = 0,15 × 89 = 13,35 Chọn D


Câu 36:

Cho các phát biểu sau:

(a) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

(b) Ở điều kiện thường, anilin là chất rắn.

(c) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.

(d) Thủy phân hoàn toàn anbumin của lòng trắng trứng, thu được α-amino axit.

(e) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.

(f) Isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Ta có:

(a) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. → Sai.

(b) Ở điều kiện thường, anilin là chất lỏng. → Sai.

(c) Tinh bột và xenlulo zơ là đồng phân cấu tạo của nhau. → Sai vì khác số mắt xích.

(d) Thủy phân hoàn toàn anbumin của lòng trắng trứng, thu được α-amino axit. → Đúng.

(e) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2. → Đúng.

(f) Isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín. → Đúng.

Chọn B


Câu 37:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Quỳ tím.

Quỳ tím chuyển màu hồng.

Y

Dung dịch iot.

Hợp chất màu xanh tím.

Z

Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng.

Kết ta Ag trng.

T

Nước brom.

Kết tủa trng

X, Y, Z, T lần lượt là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

+ X làm thay đổi màu quỳ tím sang hồng Loại A và D vì có anilin.

+ Z có phản ứng tráng gương Loại C vì có anilin Chọn B


Câu 39:

Hỗn hợp E chứa ba peptit đều mạch hở gồm peptit X (C4H8O3N2), peptit Y (C7H8OyNz) và peptit z (C11HnOmNt). Đun nóng 28,42 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp T gồm 3 muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy toàn bộ T cần dùng 1,155 mol O2, thu được CO2, H2O, N2 và 23,32 gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Quy E về C2H3NO, CH2, H2O. Bảo toàn nguyên tố Natri:

nC2H3NO = nC2H4NO2Na = 2nNa2CO3 = 0,44 mol. Lại có:

nO2 = 2,25.nC2H4NO2Na + 1,5.nCH2 nCH2 = 0,11 mol.

nH2O = (28,42 - 0,44 × 57 - 0,11 × 14) ÷ 18 = 0,1 mol.

► Dễ thấy X là Gly2 || số mắt xích trung bình = 4,4.

Lại có hexapeptit chứa ít nhất 12C Z là pentapeptit.

● Dễ thấy Z là Gly4Ala Y phải chứa Val Y là GlyVal.

Đặt nX = x; nY = y; nZ = z nC2H3NO = 2x + 2y + 5z = 0,44.

nH2O = x + y + z = 0,1 mol; nCH2 = 3y + z = 0,11 mol.

|| Giải hệ có: x = y = 0,01 mol; z = 0,08 mol.

► %mX = 0,01 × 132 ÷ 28,42 × 100% = 4,64% chọn D.


Bắt đầu thi ngay