Tổng hợp đề thi thử Hóa Học cực hay có đáp án (Đề số 6)
-
8061 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Công thức dãy đồng đẳng của ancol etylic là
Chọn đáp án C
Ancol etylic thuộc dãy đồng đẳng ancol no, đơn, hở (CnH2n+2O hay CnH2n+1OH) ⇒ chọn C.
Câu 2:
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái Đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?
Chọn đáp án C
Các khí gây hiệu ứng nhà kính là CO2, CH4, H2O, O3...v.v. ⇒ chọn C.
Câu 4:
Trong phân tử của cacbonhiđrat luôn có
Chọn đáp án C
Trong phân tử của cacbonhiđrat luôn có nhóm chức ancol.
+ Glucozo và fuccozo đều có 5 nhóm OH.
+ Saccarozo có 8 nhóm OH.
+ Xenlulozo và tinh bột tạo nên từ các mắt xích glucozo, mỗi mắt xích có 3 nhóm OH.
⇒ Chọn C
Câu 5:
Nhiệt phân hoàn toàn KNO3 thu được các sản phẩm là
Chọn đáp án B
● Nhiệt phân muối nitrat của các kim loại mạnh (trước Mg) tạo muối nitrit và khí oxi.
● Nhiệt phân muối nitrat của các kim loại từ Mg đến Cu tạo oxit tương ứng, NO2 và O2.
● Nhiệt phân muối nitrat của các kim loại sau Ag tạo kim loại, NO2 và O2.
⇒ chọn B.
Câu 6:
Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là
Chọn đáp án B
Cách đọc tên este (RCOOR')đó là
Tên gốc R' + Tên gốc RCOO + at
⇒ Tên gọi của X là Metyl propionat ⇒ Chọn B
Câu 7:
Tinh bột, xenlulozo, saccarozo đều có khản năng tham gia phản ứng
Chọn đáp án D
Nhận thấy:
● Xenlulozo là polisaccarit ⇒ có phản ứng thủy phân.
● Saccarozo là đisaccarit ⇒ có phản ứng thủy phân
⇒ Chọn D
Câu 8:
Câu trả lời nào dưới đây không đúng khi nói về axit photphoric?
Chọn đáp án C
H3PO4 chỉ có tính oxi hóa của H+1. Mà H3PO4 điện li ra H+ yếu:
H3PO4 ⇄ H+ + H2PO4– (K = 7,6.10–3) ⇒ H3PO4 có tính oxi hóa yếu.
Câu 9:
Dãy chất nào sau đây đều là chất điện li mạnh?
Chọn đáp án A
B. Loại vì CH3COOH.
C. Loại vì HgCl2.
D. Loại vì HNO2.
⇒ chọn A.
Câu 11:
Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, Na2SO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng với dung dịch HCl vừa phản ứng với dung dịch NaOH là
Chọn đáp án D
Các chất thỏa mãn là: Al, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3 ⇒ chọn D.
Câu 12:
Ứng với công thức phân tử C4H11N, có x đồng phân amin bậc nhất, y đồng phân amin bậc hai và z đồng phân amin bậc ba. Giá trị của x, y và z lần lượt là
Chọn đáp án A
Amin bậc I: N-C-C-C-C; C-C(N)-C-C; N-C-C(C)-C; C-C(C)(N)-C ⇒ x = 4.
Amin bậc 2: C-N-C-C-C; C-N-C(C)-C; C-C-N-C-C ⇒ y = 3
Amin bậc 3: C-N(C)-C-C ⇒ z = 1 ⇒ chọn A.
Câu 13:
Trong các loại phân bón: NH4Cl, (NH2)2CO, (NH4)2SO4, NH4NO3. Phân nào có hàm lượng đạm cao nhất?
Chọn đáp án A
Phân ure (NH2)2CO có hàm lượng đạm cao nhất.
Hàm lượng đạm của phân đạm bằng hàm lượng %N trong phân.
(NH2)2CO (%N = 46,67%); (NH4)2SO4 (%N = 21,21%);
NH4Cl (%N = 26,17%); NH4NO3 (%N = 35%).
⇒ chọn A.
Câu 14:
Nhận xét nào dưới đây không đúng về muối amoni?
Chọn đáp án D
D sai do NH4+ + H2O ⇄ NH3 + H3O+ ⇒ muối amoni thường có môi trường axit ⇒ chọn D.
Câu 15:
Làm thí nghiệm với hình vẽ:
Hiện tượng xảy ra trong bình nón (1) là
Chọn đáp án A
(1) CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2↑
(2) HC≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg↓ + 2NH4NO3
⇒ ở bình nón (1) có sủi bọt khí không màu ⇒ chọn A.
Câu 16:
Người ta thường dùng cát (SiO2) làm khuôn đúc kim loại. Để làm sạch hoàn toàn những hạt cát bám trên bề mặt vật dụng làm bằng kim loại có thể dùng dung dịch nào sau đây?
Chọn đáp án B
SiO2 bền trong các axit thông thường (trừ HF) và chỉ tan trong kiềm đặc
(tan chậm trong kiềm đặc nóng và dễ tan trong kiềm nóng chảy) ⇒ chọn B.
Câu 17:
Dãy nào sau đây gồm các ion tồn tại đồng thời trong một dung dịch?
Chọn đáp án D
A. Loại vì 2Fe3+ + 3CO32– + 3H2O → 2Fe(OH)3↓ + 3CO2↑
B. Loại vì Cu2+ + 2OH– → Cu(OH)2
C. Loại vì NH4+ + OH– → NH3↑ + H2O
⇒ chọn D.
Câu 18:
Ứng với công thức C3H7O2N có bao nhiêu đồng phân amino axit?
Chọn đáp án A
Ứng với công thức C3H7O2N có 2 đồng phân aminoa xit là:
1) H2N–CH(CH3)–COOH
2) H2N–CH2–CH2–COOH
⇒ Chọn A
Câu 19:
Ancol no, đơn chức, mạch hở có 10 nguyên tử H trong phân tử có số đồng phân là
Chọn đáp án C
Ancol no đơn chức mạch hở có 10 nguyên tử H trong CTPT ⇒ C4H10O.
⇒ Có 4 đồng phân gồm.
1) CH3–CH2–CH2–CH2–OH.
2) CH3–CH2–CH(OH)–CH3.
3) HO–CH2–CH(CH3)–CH3.
4) CH3–CH(OH)(CH3)–CH3.
⇒ Chọn C
Câu 20:
Cho các chất: but-1-en, but-1-in, buta-1,3-đien, vinylaxetilen, isobutilen, propin. Có bao nhiêu chất trong số các chất trên khi phản ứng hoàn toàn với khí H2 dư (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra butan?
Chọn đáp án D
Công thức cấu tạo cảu butan là CH3–CH2–CH2–CH3.
+ Xét CTCT của các chất trước và sau khi + H2 dư xúc tác Ni ta có:
● But-1-en CH2=CH–CH2–CH3 + H2 → CH3–CH2–CH2–CH3. ⇒ Chọn.
● But-1-in CH≡C–CH2–CH3 + 2H2 → CH3–CH2–CH2–CH3. ⇒ Chọn.
● Buta-1,3-đien CH2=CH–CH=CH2 + 2H2 → CH3–CH2–CH2–CH3. ⇒ Chọn.
● Vinylaxetilen CH≡C–CH=CH + 3H2 → CH3–CH2–CH2–CH3. ⇒ Chọn.
● Isobutilen CH2=C(CH3)–CH3 + H2 → CH3–CH(CH3)–CH3 ⇒ Loại.
● Propin CH≡C–CH3 + 2H2 → CH3–CH2–CH3 ⇒ Loại.
⇒ Chọn D
Câu 21:
Dung dịch chất X không làm đổi màu quỳ tím, dung dịch chất Y làm quỳ tím hóa xanh. Trộn lẫn hai dung dịch trên thu được kết tủa. Hai chất X và Y tương ứng là
Chọn đáp án B
Nhận thấy Y làm quỳ tím hóa xanh ⇒ Loại C và D.
+ Loại A vì KNO3 + Na2CO3 không xảy ra phản ứng.
+ Ba(NO3)2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaCl ⇒ Chọn B
Câu 22:
Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 135 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 9,6 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
Chọn đáp án D
Ta có nNaOH pứ = nEste = 0,1 mol ⇒ nNaOH dư = 0,035 mol
⇒ Chất rắn bao gồm muối và NaOH dư ⇒ mMuối = 9,6 - mNaOH dư = 8,2 gam
⇒ MMuối = 8,2 ÷ 0,1 = 82 R + 44 + 23 = 82 ⇒ R = 15
⇒ R = 15 ⇒ R là –CH3 ⇒ Chọn D
Câu 23:
Cho hỗn hợp gồm 0,05 mol HCHO và 0,02 mol HCOOH vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
Chọn đáp án D
Vì trong CTCT của HCHO có 2 nhóm –CHO lồng nhau và HCOOH có 1 nhóm –CHO
+ Biết cứ 1 nhóm –CHO tráng gương → 2Ag ⇒ nAg = 4nHCHO + 2nHCOOH = 0,24
⇒ mAg = 25,92 gam ⇒ Chọn D
Câu 24:
Cho 1,35 gam hỗn hợp Cu, Mg, Al tác dụng với HNO3 dư được 896 ml (đktc) hỗn hợp gồm NO và NO2 có Mtrung bình = 42. Biết không thu được muối amoni. Tính tổng khối lượng muối nitrat sinh ra
Chọn đáp án C
Đặt số mol của NO = x và NO2 = y mol
Ta có hệ
Luôn có mmuối = mkl + mNO3- = 1,35 + 62.∑ne trao đổi = 1,35 + 62. (0,01. 3 + 0,03) = 5,07 gam
⇒ Chọn C
Câu 25:
Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 3 ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 9,90 gam H2O. Nếu đun nóng cùng lượng hỗn hợp X như trên với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp để chuyển hết thành ete thì tổng khối lượng của ete thu được là
Chọn đáp án A
nCO2 = 0,3 mol < nH2O = 0,55 mol. Mà X tách nước tạo ete.
⇒ X gồm các ancol no, đơn, hở ⇒ nOH = nX = 0,55 - 0,3 = 0,25 mol.
⇒ mX = mC + mH + mO = 0,3 × 12 + 0,55 × 2 + 0,25 × 16 = 8,7(g).
► 2 ancol → 1 ete + 1 H2O ⇒ nH2O = nX ÷ 2 = 0,125 mol.
Bảo toàn khối lượng: mete = 8,7 - 0,125 × 18 = 6,45(g) ⇒ chọn A.
Câu 26:
Cho 1,42 gam P2O5 tác dụng hoàn toàn với 50 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được chất rắn khan gồm
Chọn đáp án D
nP2O5 = 0,01 mol; nOH– = 0,05 mol ⇒ T = nOH–/nP2O5 = 5 ⇒ tạo 2 muối K2HPO4 và K3PO4.
"Mẹo": nP = 0,02 mol; nK = 0,05 mol ⇒ nK : nP = 0,05 : 0,02 = 2,5.
► các muối có thể có là: K3PO4 (3K : 1P); K2HPO4 (2K : 1P); KH2PO4 (1K : 1P).
⇒ chọn D.
Câu 27:
Cho 200 ml dung dịch H2SO4 0,01 M tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH C (M) thu được dung dịch có pH = 12. Giá trị của c là
Chọn đáp án D
pH = 12 ⇒ [OH–dư] = 1012-14 = 0,01M ⇒ nOH– dư = (0,2 + 0,2) × 0,01 = 0,004 mol.
H+ + OH– → H2O ⇒ nNaOH = 0,004 + 0,2 × 0,01 × 2 = 0,008 mol ⇒ c = 0,04M ⇒ chọn D.
Câu 28:
Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu tính theo đơn vị mol):
Số mol kết tủa
Giá trị của X là
Chọn đáp án C
nOH– = 4nAl3+ – n↓ ⇒ x = nAl3+ = (0,1 + 0,5) ÷ 4 = 0,15 mol ⇒ chọn C.
Câu 29:
Số đồng phân anđehit (có vòng benzen) ứng với công thức C8H8O là
Chọn đáp án B
k = (2 × 8 + 2 - 8)/2 = 5 ⇒ không chứa πC=C. Các đồng phân thỏa mãn là:
C6H5CH2CHO và o,m,p-OHC-C6H4CH3 ⇒ tổng cộng có 4 đồng phân ⇒ chọn B.
Câu 30:
Cho các chất: buta-1,3-đien, benzen, ancol anlylic, anđehit axetic, axit acrylic, vinylaxetat. Khi cho các chất đó cộng H2 dư (xúc tác Ni, t°) thu được sản phẩm hữu cơ, đốt cháy sản phẩm hữu cơ này cho số mol H2O lớn hơn số mol CO2. Số chất thỏa mãn là
Chọn đáp án B
Khi cộng H2 dư với Ni xúc tác ta có:
+ Buta-1,3-đien ⇒ C4H6 + 2H2 → C4H10 (Chọn) vì khi đốt ⇒ 4CO2 + 5H2O
+ Benzen ⇒ C6H6 + 3H2 → C6H12 (Loại).
+ Ancol anlylic ⇒ C3H6O + H2 → C3H8O (Chọn) vì khi đốt ⇒ 3CO2 + 4H2O
+ Anđehit axetic ⇒ C2H4O + H2 → C2H6O (Chọn) vì khi đốt ⇒ 2CO2 + 3H2O
+ Axit acrylic ⇒ C3H4O2 + H2 → C3H6O2 (Loại)
+ Vinylaxetat ⇒ C4H6O2 + H2 → C4H8O2 (Loại)
⇒ Chọn B
Câu 31:
Cho các cặp dung dịch sau: (1) Na2CO3 và AlCl3; (2) NaNO3 và FeCl2; (3) HCl và Fe(NO3)2; (4) NaHCO3 và BaCl2; (5) NaHCO3 và NaHSO4. Số cặp xảy ra phản ứng trộn các chất trong các cặp đó với nhau ở nhiệt độ thường là
Chọn đáp án B
Có tất cả 3 cặp đó là cặp (1), (3), và (5).
● Cặp 1: Na2CO3 và AlCl3.
3Na2CO3 + 2AlCl3 + 3H2O → 2Al(OH)3↓ + 3CO2↑ + 6NaCl
● Cặp 3: HCl và Fe(NO3)2.
3Fe2+ + 4H+ + NO3– → 3Fe3+ + NO↑ + 2H2O
● Cặp 5: NaHCO3 và NaHSO4.
NaHCO3 + NaHSO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O.
⇒ Chọn B
Câu 32:
Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch brom (dư) thi khối lượng bình brom tăng 19 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) Z có tỉ khối so với H2 là 8,5. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là
Chọn đáp án D
Ta có mZ = 0,2 × 8,5×2 = 3,4 gam.
Ta có sơ đồ
+ Theo định luật BTKL ⇒ mC2H2 + mH2 = 19 + 3,4 = 22,4 gam
⇒ nC2H2 = nH2 = 22,4 ÷ (26 + 2) = 0,8 mol
+ Vì thành phần nguyên tố C và H trong X và Y như nhau.
⇒ Đốt cháy hoàn toàn hh Y hay X thì đều cần 1 lượng oxi như nhau.
Ta có sơ đồ đốt cháy
⇒nO2 = b = nCO2 + ½ nH2O = 2,4 mol ⇒ VO2 = 53,76 lít ⇒ Chọn D
Câu 33:
Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3OH, HCHO, HCOOH, NH3 và các tính chất được ghi trong bảng sau:
Chất |
X |
Y |
Z |
T |
Nhiệt độ sôi (°C) |
64,7 |
-19,0 |
100,8 |
-33,4 |
pH (dung dịch nồng độ 0,0011 M) |
7,00 |
7,00 |
3,47 |
10,12 |
Nhận xét nào sau đây đúng?
Chọn đáp án B
CH3OH và HCHO trung tính ⇒ pH = 7. HCOOH là axit ⇒ pH < 7. NH3 là bazơ ⇒ pH > 7
⇒ Z là HCOOH và T là NH3. Lại có do CH3OH có liên kết hidro nên nhiệt độ sôi cao hơn HCHO.
⇒ X là CH3OH và Y là HCHO ⇒ chọn B.
Câu 34:
Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và lysin tác dụng với dung dịch HCl (dư), sau phản ứng hoàn toàn làm bay hơi cẩn thận dung dịch, thu được (m + 18,25) gam muối khan. Nếu chọ m gam X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), kết thúc phản ứng tạo ra (m + 8,8) gam muối. Giá trị của m là
Chọn đáp án A
Đặt nAxit glutamic = x || nLysin = y.
+ Ta có m gam hhX + HCl dư → (m + 18,25) gam muối khan.
+ Theo BTKL: mHCl = (m + 18,25) - m = 18,25 gam ⇒ nHCl = x + 2y = 18,25 : 36,5 (1)
+ Ta có m gam X + NaOH → (m + 8,8) gam muối
+ Tăng giảm khối lượng ta có: mNa = = 0,4 mol ⇒ 2x + y = 0,4 (2)
+ Từ (1), (2) ⇒ x = 0,1; y = 0,2 ⇒ m = 0,1 x 147 + 0,2 x 146 = 43,9 gam ⇒ Chọn A
Câu 35:
Sục khí CO2 vào 200 gam dung dịch Ba(OH)2 17,1% thu được a gam kết tủa và dung dịch X. Cho Ca(OH)2 dư vào dung dịch X thu được b gam kết tủa. Tổng khối lượng kết tủa thu được hai lần là 49,4 gam. Số mol của CO2 là
Chọn đáp án C
Quy quá trình thành: CO2 + 0,2 mol Ba(OH)2 + Ca(OH)2 dư → 49,4g ↓
⇒ nCaCO3 = (49,4 - 0,2 × 197) ÷ 100 = 0,1 mol. Bảo toàn nguyên tố Cacbon:
nCO2 = nBaCO3 + nCaCO3 = 0,2 + 0,1 = 0,3 mol ⇒ chọn C.
Câu 36:
Chia m gam ancol X thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 phản ứng hết với 8,05 gam Na, thu được a gam chất rắn và 1,68 lít khí H2 (đktc)
- Phần 2 phản ứng với CuO dư, đun nóng, thu được chất hữu cơ Y. Cho Y phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 64,8 gam Ag.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
Chọn đáp án D
2–OH + 2Na → 2–ONa + H2Na = 0,35 mol > 2nH2 = 0,15 mol ⇒ Na dư.
⇒ n–CHO = n–CH2OH = 2nH2 = 0,15 mol ⇒ nAg = 4n–CHO ⇒ X là CH3OH.
Bảo toàn khối lượng: a = 0,15 × 32 + 8,05 - 0,075 × 2 = 12,7(g).
Câu 37:
Đốt cháy hoàn toàn một este X no, mạch hở bằng O2 (vừa đủ). Sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O trong đó khối lượng CO2 gấp 3,055 lần khối lượng của H2O và số mol của CO2 sinh ra bằng số mol của O2 đã phản ứng. Đun nóng 15,84 gam X với dung dịch NaOH (vừa đủ) thu được 18,0 gam muối và ancol Y. Công thức cấu tạo của Y là
Chọn đáp án A
nCO2 = nO2 ⇒ X có dạng của cacbohidrat Cn(H2O)m hay CnH2mOm.
Số nhóm chức este = m ÷ 2 ||► Este X no, hở ⇒ k = πC=O = 0,5m.
● số H = 2 × số C + 2 – 2k ⇒ 2m = 2n + 2 – m.
Lại có: mCO2 = 3,055.mH2O ⇒ nCO2 = 1,25.nH2O ⇒ n = 1,25m
Giải hệ có: n = 5; m = 4 ⇒ C5H8O4 ⇒ nX = 0,12 mol.
nNaOH = 0,12 × 2 = 0,24 mol. Bảo toàn khối lượng: mY = 7,44(g).
► Gọi n là số nhóm chức của Y ⇒ nY = 0,24 ÷ n ⇒ MY = 31n.
⇒ n = 2; MY = 62 ⇒ Y là C2H4(OH)2.
Câu 38:
Hòa tan hết 10,24 gam Cu bằng 200 ml dung dịch HNO3 3M được dung dịch A. Thêm 400 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch A để làm kết tủa hết ion Cu2+. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch được chất rắn khan đem nung đến khối lượng không đổi thu được 26,44 gam chất rắn. Số mol HNO3 đã phản ứng với Cu là
Chọn đáp án D
Giả sử NaOH phản ứng đủ ⇒ nNaNO3 = nNaOH = 0,4 mol
⇒ rắn chứa 0,4 mol NaNO2 ⇒ mNaNO2 = 0,4 × 69 = 27,6(g) > 26,44(g).
⇒ vô lí ⇒ NaOH dư ||► Giải hệ có 0,04 mol NaOH và 0,36 mol NaNO2.
nCu2+ = nCu = 0,16 mol; nNO3–/A = 0,36 mol. Bảo toàn điện tích:
nH+ dư = 0,36 - 0,16 × 2 = 0,04 mol ⇒ nH+ phản ứng = 0,2 × 3 - 0,04 = 0,56 mol.
⇒ nHNO3 phản ứng = 0,56 mol ⇒ chọn D.
Câu 39:
X là axit cacboxylic có CTTQ dạng CnH2nO2; Y là este mạch hở có CTTQ dạng CmH2m-4O4. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa 0,6 mol X và 0,15 mol Y bằng lượng O2 vừa đủ, thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 87,6 gam. Mặt khác đun nóng hỗn hợp E trên với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp chứa 2 muối và 1 ancol có khối lượng không quá 9,3 gam. Công thức cấu tạo của Y là
Chọn đáp án B
Giải đốt cháy: giả thiết mCO2 + mH2O = 87,6 gam.
Tương quan: ∑nCO2 – ∑nH2O = 0.nX + 2.nY = 0,3 mol.
||→ giải ra: nCO2 = 1,5 mol và nH2O = 1,2 mol.
||→ số Ctrung bình = 2. vì yêu cầu m ≥ 4 → n = 1. 0,6m + 0,15n = 1,5 → m = 6.
Chú ý thêm E + NaOH → 2 muối + 1 ancol, X là HCOOH, mancol < 9,3 gam.
một số nhóm cố định: 2C cho –COO (2 chức este); 2C cho nối đôi C=C,
còn lại 2C cho các gốc hiđrocacbon, tổng kết các dữ kiện trên
||→ Y phải là HCOOCH2-CH2-OOCCH=CH2 (este của etilen glicol với axit fomic và acrylic).
Chọn đáp án B. ♦.
Câu 40:
Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 4,48 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO2 và H2. Cho toàn bộ X phản ứng hoàn toàn với hỗn hợp a mol Fe2O3 và b mol CuO nung nóng, sau phản ứng thu được 25,92 gam hỗn hợp chất rắn Y. Để khử hoàn toàn chất rắn Y thành các kim loại cần (2a + 0,5b) mol H2. Tỉ khối hơi của X so với H2 là
Chọn đáp án C
Sơ đồ quá trình phản ứng:
C + H2O → hh X = {H2; CO; CO2} || X + a mol Fe3O4; b mol CuO → 25,92 gam hh Y.
(2a + 0,5b) mol H2 + hh Y → {Fe; Cu} + H2O.
Gọi số mol {CO; H2} trong X là z mol → cần đúng z mol O trong oxit đề → {CO2; H2O}.
→ 160a + 80b = 25,92 + 16z (1). Lại có để chuyển hết (3a + b) mol O trong oxit → {CO2; H2O}
thì cần vừa đủ z + 2a + 0,5b mol hh {CO; H2} → 3a + b = z + 2a + 0,5b ↔ a + 0,5b = z (2).
Từ (1) và (2) ta có z = 0,18 mol. Đến đây có 2 hướng xử lí:
ᴥ cách 1: thường các bạn sẽ tìm mối ràng buộc nữa thì C + H2O → CO + H2 || C + 2H2O → CO2 + 2H2.
Bằng cách gọi số mol C ở các pt lần lượt là x, y mol → 2x + 3y = 0,2 mol
và 2x + 2y = nhh CO + H2 0,18 mol. Giải tìm ra đáp án C. ♣.
Theo hướng này có thể nhanh hơn như sau: nCO2 = 0,2 - z = 0,02 mol.
Thay vào 2 phương trình trên cũng ra kết quả tương tự.
ᴥ cách 2: có thể đi theo hướng sau: hiểu rõ vấn đề + rút gọn suy nghĩ, cần hình dung:
C + H2O →....→.... cuối cùng sẽ thu được CO2 + H2O.
như vậy 0,18 mol O là ở trong CO2 luôn → có 0,09 mol C.
→ trong Y có 0,09 mol CO và CO2 (bảo toàn C) → có 0,11 mol H2O
→ mY = 0,09 × 44 + 0,11 × 18 - 0,18 × 16 = 3,06 gam. → dY/H2 = 3,06 ÷ 0,2 ÷ 2 = 7,65.
Chọn đáp án C. ♣
p/s: bài toán này khai thác điểm đặc biệt Fe2O3 và CuO có M = 160 và 80 + bản chất CO và H2 cùng nhận 1 O.