Thứ năm, 05/12/2024
IMG-LOGO

Tổng hợp đề thi thử Hóa Học cực hay có đáp án (Đề số 20)

  • 8083 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất được dùng làm dây tóc bóng đèn

Xem đáp án

Đáp án A

Hướng dẫn giải Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W (vonfram)

(SGK hóa học 12 - cơ bản - trang 84)


Câu 2:

Ở những vùng vừa có lũ qua, nước rất đục không dùng trong sinh hoạt được, người ta dùng phèn chua làm trong nước, tác dụng đó của phèn chua là do:

Xem đáp án

Đáp án A

Phèn chua có công thức là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

 

A. đúng vì khi hòa tan phèn chua vào nước sẽ tạo ra Al(OH)3 dạng keo nên có khả năng hấp phụ các chất lơ lửng trong nước làm chúng kết tủa xuống.

 

B. sai vì phèn chua không tác dụng với các chất lơ lửng tại ra kết tủa.

C. sai vì phèn chua tan trong nước tạo môi trường axit nhưng không có hòa tan được các chất lơ lửng trong nước.

D. sai vì phèn chua không có khả năng hấp phụ các chất lơ lửng trong nước.


Câu 3:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

A sai vì Cr không tác dụng với dung dịch NaOH đặc

B đúng vì CrO + 2HCl → CrCl2 + H2O

C đúng vì CrO3 là oxit axit dễ tan trong nước và tác dụng dễ dàng với dung dịch kiềm loãng.

CrO3 + H2O → H2CrO4

2CrO3 + H2O → H2Cr2O7

CrO3 + 2NaOH → Na2CrO4 + H2O

D đúng vì Cr2O3 không tan trong dung dịch kiềm, chỉ tan trong dung dịch axit và dung dịch kiềm đặc

Cr2O3 + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2O

Cr2O3 + 2NaOHđặc → 2NaCrO2 + H2O


Câu 4:

Cho các chất sau: H2CO3, Al2(SO4)3, HNO3, glucozơ, C2H5OH, NaOH, CH3COOH, Ba(OH)2, HF. số chất điện li mạnh là

Xem đáp án

Đáp án B

Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.

Các chất điện li mạnh bao gồm: axit mạnh, bazơ mạnh và hầu hết các muối.

Trong các chất trên, có 4 chất điện li mạnh là Al2(SO4)3, HNO3, NaOH, Ba(OH)2

Phương trình điện li của các chất


Câu 5:

Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic ở điều kiện thích hợp là

Xem đáp án

Đáp án C

Dãy gồm các chất đêu tác dụng với ancol etylic (C2H5OH) ở điều kiện thích hợp là: Na, CuO, CH3COOH và HBr

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

C2H5OH + CuO → CH3CHO + Cu + H2O

C2H5OH + CH3COOH H2SO4đ CH3COOC2H5 + H2O

C2H5OH + HBr → C2H5Br + H2O


Câu 6:

Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?

Xem đáp án

Đáp án C

Điều kiện để xảy ra sự ăn mòn điện hóa là

- Các điện cực phải khác nhau về bản chất.

- Các điện cực tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp

- Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch điện ]y

Thiếu 1 trong 3 điều kiện trên sẽ không xảy ra ăn mòn điện hóa.

A sai vì đây là ăn mòn hóa học, không hình thành hai điện cực khác nhau

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

B sai vì ăn mòn hóa học : 3Fe + 2O2 → Fe3O4

C đúng vì hình thành hai điện cực Fe và Cu. Hai điện cực tiếp xúc với nhau và tiếp xúc với dung dịch điện ly là muối CuSO4 và FeSO4

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

D sai vì ăn mòn hóa học, không hình thành hai điện cực khác nhau

Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4


Câu 7:

Chất nào sau đây không tan trong nước lạnh

Xem đáp án

Đáp án B

Chất không tan trong nước lạnh là tinh bột

(tính chất vật lý của tinh bột - SGK hóa học cơ bản 12 - trang 29)


Câu 8:

Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất xúc tác thích hợp là

Xem đáp án

Đáp án D

Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất xúc tác thích hợp là α-aminoaxit (SGK hóa học 12 cơ bản - trang 51)


Câu 9:

Tên thay thế của CH3 - CH(CH3) - CH = CH2

Xem đáp án

Đáp án A

Tên thay thế của

 là 3-metylbut-l-en.


Câu 10:

Thí nghiệm nào sau đây khi kết thúc không có kết tủa

Xem đáp án

Đáp án D

A sai vì: AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3trắng + 3NaCl

B sai vì:

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

Ba(OH)2 + NH4HCO3 → NH3↑ + BaCO3↓ + 2H2O

C sai vì: 2NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O

D đúng vì:

HCl + NaAlO2 + H20 → NaCl + Al(OH)3trắng

3HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + 3H2O


Câu 11:

Câu nào đúng khi nói về gang

Xem đáp án

Đáp án B

Gang là hợp kim của Fe có từ 2% → 5% C và một ít S, Mn, P, Si 

(SGK hóa học 12 CB - trang 146)


Câu 12:

Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường

(1)  Cho Fe tác dụng với dung dịch axit sunfuric đặc, nguội.

(2)  Dẫn khí H2S vào bình đựng dung dịch Cu(NO3)2.

(3) Sục SO2 vào dung dịch brom.

(4) Cho Na2CO3 vào dung dịch HCl.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng

Xem đáp án

Đáp án B

(1) Fe + H2SO4 (đặc, nguội) → không phản ứng

(2) H2S + Cu(NO3)2 → CuS↓ đen + 2HNO3

(3) SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

(4) Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2

Chú ý:

- Fe, AI, Cr không tác dụng với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội

- H2S tạo kết tủa sunfua có màu đen với dung dịch của muối đồng và chì nên dùng các dung dịch muối đồng hoặc chì để nhận biết H2S.

- Khí SO2 làm mất màu dung dịch Br2 nên dùng SO2 để nhận biết dung dịch Br2.

→ Có 3 thí nghiệm xảy ra phản ứng


Câu 13:

Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số trieste được tạo ra tối đa là

Xem đáp án

Đáp án A

Cách 1: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH (R1COOH) và C15H31COOH (R2COOH) tạo được 6 trieste, đó là:

Cách 2: Số trieste tạo bởi glixerol và n axit là n2(n+1)2 

→ Số trieste tạo bởi glixerol và 2 axit béo C17H35COOH và C15H31COOH là 22(2+1)2=6


Câu 14:

Tên gọi đúng của peptit H2NCH2CO-NHCH(CH3)CO-NHCH2COOH là

Xem đáp án

Đáp án C

Peptit trên được tạo thành từ các α-aminoaxit lần lượt là:

H2NCH2COOH: Glyxin

H2NCH(CH3)COOH: Alanin

H2NCH2COOH: Glyxin

→ Tên gọi của peptit trên là Gly-Ala-Gly


Câu 15:

Hợp chất X có CTPT: C7H8O (thuộc dẫn xuất của benzen) tác dụng được với Na và dung dịch NaOH. Số công thức cấu tạo thỏa mãn là

Xem đáp án

Đáp án A

C7H8O có  (= 1 vòng benzen)2.7+2-82

C7H8O tác dụng được với Na và NaOH → X có nhóm OH liên kết trực tiếp với vòng benzen → có 3 công thức cấu tạo phù hợp là C6H4OH(CH3) (-CH3 ở vị trí orth, meta và para)


Câu 17:

Có 4 lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z, T chứa các chất khác nhau trong số 4 chất (NH4)2CO3, NaHCO3, NaNO3, NH4NO3. Cho dung dịch Ba(OH)2 vào 4 dung dịch trên và thu được kết quả như sau :

Chất

X

Y

Z

T

Dung dịch Ba(OH)2

Có kết tủa trắng

Có khí mùi khai thoát ra

Không hiện tượng

Có kết tủa trắng và khí mùi khai thoát ra.

Nhận xét nào sau đây là đúng ?

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có phương trình hóa học:

(NH4)2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3trắng + 2NH3mùi khai + 2H2O

2NaHCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ trắng + Na2CO3 + 2H2O

NaNO3 + Ba(OH)2 → Không phản ứng

2NH4NO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + 2NH3mùi khai + 2H2O

Vậy: X là NaHCO3, Y là NH4NO3, z là NaNO3 và T là (NH4)2CO3


Câu 18:

Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su buna-S l


Bắt đầu thi ngay