Tổng hợp đề thi thử Hóa Học cực hay có đáp án (Đề số 5)
-
8068 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Thành phần chính của quặng manhetit là
Chọn đáp án C
Quặng hematit đỏ là Fe2O3
Quặng hematit nâu là Fe2O3.nH2O
Quặng xiđerit là FeCO3
Quặng manhetit là Fe3O4
Quặng pirit là FeS2
Câu 2:
Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch FeCl3.
Chọn đáp án C
+ Từ dãy điện hóa,
+ Nhận thấy cặp oxh–khử Fe3+/Fe2+ đứng trước cặp oxh–khử Ag+/Ag.
⇒ Theo quy tắc α thì Ag không tác dụng với dung dịch FeCl3 ⇒ Chọn C
Câu 3:
Ở điều kiện thường, hợp chất nào sau đây tác dụng được với nước?
Chọn đáp án C
A. Na là đơn chất ⇒ loại.
B. Al2O3 bền trong nước ⇒ loại.
D. Be không tác dụng với nước ở mọi nhiệt độ ⇒ loại.
⇒ chọn C.
Câu 4:
Chất nào dưới đây là monosaccarit?
Chọn đáp án A
Polisaccarit gồm tinh bột và xenlulozơ.
Đisaccarit gồm saccarozơ và mantozơ.
Monosaccarit gồm glucozơ và fructozơ.
⇒ chọn A.
Câu 5:
Tổng số nguyên tử trong một phân tử axit α-aminopropionic là
Chọn đáp án B
Axit α-aminopropionic hay Alanin là C3H7NO2 ⇒ 13 nguyên tử ⇒ chọn B.
Câu 7:
Cho phản ứng sau: Al + NaOH + H2O →NaAlO2 + H2. Phát biểu đúng là
Chọn đáp án D
Bản chất của phản ứng là:
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + H2O
⇒ Al là chất khử, H2O là chất oxi hóa.
Câu 8:
Cho 4 dung dịch riêng biệt: (a) Fe2(SO4)3; (b) H2SO4 loãng; (c) CuSO4; (d) H2SO4 loãng có lẫn CuSO4. Nhúng vào mỗi dung dịch thanh Zn nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là
Chọn đáp án A
► Ăn mòn điện hóa học xảy ra khi thỏa đủ 3 điều kiện sau:
- Các điện cực phải khác nhau về bản chất.
- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.
- Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.
(a) Ban đầu Zn bị ăn mòn hóa học: 3Zn + Fe2(SO4)3 → 3ZnSO4 + 2Fe
Fe sinh ra bám trực tiếp lên Zn ⇒ xảy ra ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học.
(b) Chỉ xảy ra ăn mòn hóa học: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑
(c) Ban đầu Zn bị ăn mòn hóa học: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
Cu sinh ra bám trực tiếp lên Zn ⇒ xảy ra ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học.
(d) do H+/H2 > Cu2+/Cu ⇒ Zn tác dụng với Cu2+ trước: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
Cu sinh ra bám trực tiếp lên Zn ⇒ xảy ra ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học.
⇒ (a), (c), (d) đúng ⇒ chọn A.
Câu 9:
Hòa tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch HNO3 loãng (dùng dư) thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5; đo đktc). Giá trị của m là
Chọn đáp án B
Al → Al+3 + 3e || N+5 + 3e → N+2
Bảo toàn electron: nAl = nNO = 0,15 mol
⇒ m = 4,05(g) ⇒ chọn B.
Câu 10:
Hòa tan hoàn toàn a mol bột Fe trong dung dịch chứa 2,4a mol H2SO4, thu được khí SO2 duy nhất và dung dịch X chỉ chứa các muối của kim loại có tổng khối lượng là 34,24 gam. Giá trị của a là
Chọn đáp án A
2H2SO4 + 2e → SO2 + SO42– + 2H2O ⇒ nSO42– = 1,2a mol
⇒ mmuối = mFe + mSO42– ⇒ 56a + 96 × 1,2a = 34,24 ⇒ a = 0,2 mol.
Câu 11:
Phương trình hóa học nào sau đây là sai?
Chọn đáp án B
Chọn B, phương trình đúng là: NaClkhan + H2SO4đặc NaHSO4 + HCl↑.
Câu 12:
Nhúng thanh Zn vào dung dịch muối X, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch có khối lượng giảm so với dung dịch ban đầu. Muối X là muối nào sau đây?
Chọn đáp án B
Giả sử có 1 mol Zn phản ứng:
A. Zn + Ni(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Ni ⇒ mZn(NO3)2 > mNi(NO3)2 ⇒ mdung dịch tăng
B. Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag ⇒ mZn(NO3)2 < mAgNO3 ⇒ mdung dịch giảm
C. 3Zn + 2Fe(NO3)3 → 3Zn(NO3)2 + 2Fe ⇒ mZn(NO3)2 > mFe(NO3)3 ⇒ mdung dịch tăng
D. Zn + Cu(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Cu ⇒ mZn(NO3)2 > mCu(NO3)2 ⇒ mdung dịch tăng
⇒ chọn C.
Câu 13:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tính chất hóa học của nhôm và sắt ?
Chọn đáp án D
Chọn D vì sắt không bền trong không khí ẩm do xảy ra phản ứng:
2Fe + O2 + 2H2O → 2Fe(OH)2 || 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
Câu 14:
Đốt cháy hoàn toàn 1 mol peptit X mạch hở, thu được N2, H2O và 4 mol CO2. Số đồng phân cấu tạo của X là
Chọn đáp án A
Ta có số cacbon trong peptit = nCO2 ÷ nPeptit = 4 ÷ 1 = 4.
⇒ X là đipeptit Gly–Gly và cũng là đồng phân duy nhất của X ⇒ Chọn A
Câu 15:
Dãy các chất đều có khả năng tác dụng với nước brom là?
Chọn đáp án C
A. Loại vì glixerol.
B. Loại vì etilen glicol.
D. Loại vì fructozơ.
⇒ chọn C.
Câu 16:
Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol este X (no, đơn chức, mạch hở), thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 27,9 gam. Công thức phân tử của X là
Chọn đáp án A
nCO2 = nH2O = 27,9 ÷ (44 + 18) = 0,45 mol ⇒ số C/X = 0,45 ÷ 0,15 = 3 ⇒ C3H6O2 ⇒ chọn A.
Câu 17:
Cho dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm glucozo và fructozo tác dụng với lượng dung dịch AgNO3/NH3. Đun nóng thu được 38,88 gam Ag. Giá trị m là
Chọn đáp án B
1C6H12O6 → 2Ag ⇒ m = 0,36 ÷ 2 × 180 = 32,4(g) ⇒ chọn B.
Câu 18:
Đun nóng ancol X có công thức phân tử C4H10O với CuO, đun nóng thu được chất hữu cơ Y cho được phản ứng tráng gương. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn là
Chọn đáp án D
Ancol bậc 1 + CuO → Anđehit || Ancol bậc 2 + CuO → Xeton
Câu 19:
Cho vào ống nghiệm sạch khoảng 5ml chất hữu cơ X, 1ml dung dịch NaOH 30% và 5ml dung dịch CuSO4 2%, sau đó lắc nhẹ, thấy ống nghiệm xuất hiện màu tím đặc trưng. Chất X là
Chọn đáp án C
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
Lòng trắng trứng (hay protein) + Cu(OH)2/OH– → phức chất màu tím
⇒ chọn C.
Câu 20:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vinyl fomat?
Chọn đáp án C
Vinyl fomat (HCOOCH=CH2) chỉ có phản ứng trùng hợp tạo polime ⇒ chọn C.
Câu 21:
Cho 21,6 gam axit đơn chức, mạch hở tác dụng với 400 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 37,52 gam hỗn hợp rắn khan. Tên gọi của axit là
Chọn đáp án C
Axit + KOH → Rắn + H2O || ⇒ Bảo toàn khối lượng:
mH2O = 21,6 + 0,4 × 56 - 37,52 = 6,48g ⇒ naxit = nH2O = 0,36 mol.
⇒ Maxit = 21,6 ÷ 0,36 = 60 ⇒ axit là CH3COOH ⇒ chọn C.
Câu 22:
Trong phân tử amino axit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 30,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 38,8 gam muối khan. Công thức của X là
Chọn đáp án B
X (H2N–R–COOH) → muối (H2N–RCOONa) || Tăng giảm khối lượng:
nX = (38,8 - 30) ÷ (23 - 1) = 0,4 mol ⇒ MX = 30 ÷ 0,4 = 75 ⇒ X là H2N–CH2–COOH.
Câu 23:
Cho hai muối X, Y thỏa mãn điều kiện sau:
(1) X + Y → không xảy ra phản ứng.
2) X + Cu → không xảy ra phản ứng.
(3) Y + Cu → không xảy ra phản ứng
(4) X + Y + Cu → xảy ra phản ứng.
Hai muối X và Y thỏa mãn là
Chọn đáp án C
(1) ⇒ loại B (NaNO3 + H2SO4 → NaHSO4 + HNO3)
(2) ⇒ loại D (Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2)
(4) ⇒ loại A ⇒ Chọn C.
Câu 24:
Sục 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch Ca(OH)2 aM, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào X đến khi kết tủa thu được lớn nhất thì đã dùng 120ml. Giá trị của a là
Chọn đáp án A
NaOH + X → kết tủa ⇒ ban đầu tạo 2 muối || Đọc kĩ giả thiết:
Cho TỪ TỪ NaOH vào X ĐẾN KHI thu được ↓ max ⇒ chỉ xảy ra phản ứng:
Ca(HCO3)2 + NaOH → CaCO3 + NaHCO3 + H2O
⇒ nCa(HCO3)2 = nNaOH = 0,12 mol ⇒ nHCO3– = 0,24 mol.
Ta có: nOH– = 2nCO2 - nHCO3– = 0,36 mol ⇒ a = 0,36 ÷ 2 ÷ 0,4 = 0,45M.
Câu 25:
Hợp chất hữu cơ X (no, đa chức, mạch hở) có công thức phân tử C7H12O4. Cho 0,2 mol X tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch KOH 1M, thu được chất hữu cơ Y và 42,0 gam hỗn hợp muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
Chọn đáp án C
Bảo toàn khối lượng: mancol = 0,2 × 160 + 100 × 0,16 – 35,6 = 12,4 gam.
Nhìn 4 đáp án ⇒ nancol = nX = 0,2 mol ⇒ Mancol = 12,4 ÷ 0,2 = 62
⇒ ancol là C2H4(OH)2 (etylen glicol) ⇒ loại đáp án A, B.
Nhìn vào số cacbon (C) trong 2 đáp án còn lại ⇒ loại D và chọn C.
Câu 26:
Thực hiện sơ đồ phản ứng sau:
Phân tử khối của X là
Chọn đáp án C
(4) nCH2=CH2 (-CH2-CH2-)n ⇒ T là CH2=CH2.
(3) C2H5OH C2H4 + H2O ⇒ Y là C2H5OH.
(2) C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O ⇒ Z là CH3COOH.
(1) CH3COOC2H5 + H2O (xt: H+, to) ⇄ C2H5OH + CH3COOH
⇒ X là CH3COOC2H5 ⇒ MX = 88 ⇒ chọn C.
Câu 27:
Hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, Cu(NO3)2 và AgNO3 (trong đó nguyên tố nitơ chiếm 13,944% về khối lượng). Nhiệt phân 30,12 gam X, thu được rắn Y. Thổi luồng khí CO dư qua Y nung nóng, thu được m gam rắn Z. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Chọn đáp án D
X {Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, AgNO3} Y {Fe2O3, CuO, Ag} m(g) Z {Fe, Cu, Ag}.
nNO3 = nN = 30,12 × 0,13944 ÷ 14 = 0,3 mol ⇒ mZ = mX - mNO3 = 30,12 - 0,3 × 62 = 11,52(g).
Câu 28:
Chia 200ml dung dịch X chứa AlCl3 (x mol) và Al2(SO4)3 (y mol) thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng với dung dịch chứa 36,0 gam NaOH, thu được 17,16 gam kết tủa.
- Phần 2 tác dụng với dung dịch BaCl2 (dùng dư), thu được 55,92 gam kết tủa.
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ x : y lần lượt là
Chọn đáp án A
Xét phần 2: nBaSO4 = 0,24 mol ⇒ y = 0,24 ÷ 3 = 0,08 mol.
Xét phần 1: nOH– = 0,9 mol > 3nAl(OH)3 = 3 × 0,22
⇒ nOH– = 4nAl3+ - n↓ ⇒ nAl3+ = (0,22 + 0,9)/4 = 0,28 mol.
⇒ x = 0,28 - 0,08 × 2 = 0,12 ⇒ x : y = 3 : 2 ⇒ chọn A.
Câu 29:
Tiến hành điện phân dung dịch chứa CuSO4 và NaCl bằng điện cực tro, màng ngăn xốp đến khi khí bắt đầu thoát ra ở cả hai cực thì dừng điện phân. Dung dịch sau điện phân hòa tan được Al2O3.
Nhận định nào sau đây là đúng?
Chọn đáp án A
Dung dịch sau điện phân hòa tan được Al2O3 ⇒ chứa H+ hoặc OH–.
► Ta có thứ tự điện phân: ● Catot: Cu2+ + 2e || 2H2O + 2e → H2 + 2OH–
● Anot: 2Cl– → Cl2 + 2e || 2H2O → 4H+ + 4e + O2
Khí bắt đầu thoát ra ở cả 2 điện cực ⇒ H2O tại catot chưa bị điện phân.
⇒ Khí thoát ra ở anot gồm Cl2 và O2 ⇒ chọn A.
Câu 30:
Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và rắn Z gồm hai kim loại. Nhận định nào sau đây là sai?
Chọn đáp án B
Do Mg2+/Mg > Fe2+/Fe > Cu2+/Cu > Fe3+ / Fe > Ag+ /Ag ⇒ Z gồm 2 kim loại là Cu và Ag (⇒ A đúng).
⇒ Mg hết (⇒ C đúng). Xảy ra các trường hợp sau: Y chứa {Mg2+, Fe2+, NO3–}
hoặc Y chứa {Mg2+, Fe2+, Cu2+, NO3–} ⇒ D đúng và B sai (vì chứa tối đa 4 ion).
Câu 31:
Cho các nhận định sau:
(a) Axit axetic có khả năng phản ứng được với ancol metylic, metylamin và Mg kim loại.
(b) Độ pH của glyxin nhỏ hơn đimetylamin.
(c) Dung dịch metylamin và axit glutamic đều làm hồng dung dịch phenoltalein.
(d) CH5N có số đồng phân cấu tạo nhiều hơn CH4O.
Số nhận định đúng là
Chọn đáp án D
(a) Đúng:
● CH3COOH + CH3OH(xt: H2SO4 đặc, to) ⇄ CH3COOCH3 + H2O
● CH3COOH + CH3NH2 → CH3COOH3NCH3
● 2CH3COOH + Mg → (CH3COO)2Mg + H2
(b) Đúng vì Glyxin có pH = 7 và metylamin có pH > 7.
(c) Sai vì Glu có pH < 7 nên không làm đổi màu phenolphtalein.
(d) Sai vì đều có 1 đồng phân cấu tạo (CH3NH2 và CH3OH).
⇒ (a) và (b ) đúng ⇒ chọn D.
Câu 32:
Đốt cháy hoàn toàn a mol triglixerit X, thu được X mol CO2 và y mol H2O với x = y + 4a. Nếu thủy phân hoàn toàn X, thu được hỗn hợp gồm glixerol, axit oleic và axit stearic, số nguyên tử hiđro (H) trong X là
Chọn đáp án A
Ta có: nCO2 - nH2O = (k - 1).nHCHC (với k là độ bất bão hòa của HCHC).
Áp dụng: x - y = 4a ⇒ k = 5 ⇒ πC=C + πC=O = 5. Lại có: πC=O = 3.
⇒ πC=C = 2 ⇒ X chứa 2 gốc oleat ⇒ X là (C17H33COO)2(C17H35COO)C3H5
⇒ có 106 nguyên tử hidro ⇒ chọn A.
Câu 33:
Đốt cháy hoàn toàn 1 ancol X (no, hai chức, mạch hở) thì số mol H2O sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Nếu đun nóng X với CuO (dùng dư) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất hữu cơ Y tạp chức. Nhận định nào sau đây là đúng?
Chọn đáp án B
CTTQ của X là CnH2n+2O2. Phương trình cháy:
CnH2n+2O2 + (1,5n - 0,5)O2 → nCO2 + (n + 1)H2O
nH2O = nO2 ⇒ n + 1 = 1,5n - 0,5 ⇒ n = 3 ⇒ X là C3H8O2 ⇒ A sai.
X + CuO → Y (tạp chức) ⇒ X là HO–CH2–CH(OH)–CH3
⇒ C, D sai và B đúng ⇒ chọn B.
Câu 34:
Hòa tan hoàn toàn 7,98 gam hỗn hợp gồm Mg và Al trong dung dịch chứa a mol H2SO4, sau khi kết thúc phản ứng, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào X, sự phụ thuộc số mol kết tủa và thể tích dung dịch NaOH 1M được biểu diễn theo đồ thị sau:
Số mol kết tủa
Chọn đáp án C
Đặt nMg = x; nAl = y ⇒ 24x + 27y = 7,98g; nH2 = x + 1,5y = 0,4 mol. Giải hệ có: x = 0,13 mol; y = 0,18 mol.
Tại 1,3 mol NaOH thì kết tủa gồm 0,13 mol Mg(OH)2 và (0,24 - 0,13 = 0,11) mol Al(OH)3.
⇒ dung dịch gồm (0,18 - 0,11 = 0,07) mol NaAlO2 và (1,03 - 0,07) ÷ 2 = 0,48 mol Na2SO4
⇒ a = nNa2SO4 = 0,48 mol ⇒ chọn C.
Câu 35:
Cho các phát biểu sau:
(a) Oxi hóa hoàn toàn glucozo bằng nước brom, thu được axit gluconic.
(b) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(c) Phân tử xenlulozo có cấu trúc mạch phân nhánh.
(d) Ở nhiệt độ thường, axit glutamic là chất lỏng và làm quì tím hóa đỏ.
(e) Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục đến vài triệu.
(g) Các amin dạng khí đều tan tốt trong nước.
Số phát biểu đúng là
Chọn đáp án C
(a) Đúng vì HO–CH2–(CHOH)4–CHO (glucozơ) + Br2 + H2O → HO–CH2–(CHOH)4–COOH (axit gluconic) + 2HBr
(b) Đúng
(c) Sai vì xenlulozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn.
(d) Sai vì ở nhiệt độ thường Glu là chất rắn kết tinh.
(e) Đúng.
(g) Đúng.
⇒ chỉ có (c) và (d) sai ⇒ chọn C.
Câu 36:
Tiến hành điện phân dung dịch chứa 43,24 gam hỗn hợp gồm MSO4 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi, sau thời gian t giây, thì nước bắt đầu điện phân ở cả hai cực, thấy khối lượng catot tăng so với ban đầu; đồng thời ở anot thoát ra một khí duy nhất có thể tích là 4,48 lít (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây, khối lượng dung dịch giảm 25,496 gam. Kim loại M là
Chọn đáp án A
Xét t(s): Khối lượng catot tăng ⇒ ion M2+ bị điện phân. Khí duy nhất ở anot là Cl2.
2Cl– → Cl2 + 2e ⇒ ne = nNaCl = 2nCl2 = 0,4 mol ⇒ mMSO4 = 43,24 - 0,4 × 58,5 = 19,84(g).
Xét 2t(s): ne = 0,8 mol || 2H2O → 4H+ + O2 + 4e ⇒ nO2 = 0,1 mol.
⇒ manot giảm = 0,2 × 71 + 0,1 × 32 = 17,4(g) ⇒ mcatot giảm = 8,096(g).
Đặt nMSO4 = x ⇒ (M + 96).x = 19,84 (1) || 2H2O + 2e → 2OH– + H2
⇒ nH2 = (0,8 – 2x) ÷ 2 = 0,4 – x ⇒ 2 × (0,4 – x) + M.x = 8,096 (2)
(1) và (2) ⇒ M.x = 7,552 và x = 0,128 ⇒ M = 7,552 ÷ 0,128 = 59 (Ni).
Câu 37:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(b) Cho dung dịch KI vào dung dịch FeCl3.
(c) Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2.
(d) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3
(e) Cho miếng Na vào dung dich CuSO4.
(g) Cho dung dịch HCl vào dung dịch AgNO3.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là
Chọn đáp án C
(a) Ca(HCO3)2 + 2NaOH → CaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O
(b) 2KI + 2FeCl3 → 2FeCl2 + 2KCl + I2↓
(c) CO2 + NaAlO2 + 2H2O → Al(OH)3↓ + NaHCO3
(d) Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4
(e) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 || 2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
(g) HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3
⇒ chỉ có (d) sai ⇒ chọn C.
Câu 38:
Hỗn hợp E gồm peptit X (C9H16O5N4), peptit Y (C7H13O4N3) và peptit Z (C12H22O5N4). Đun nóng 31,17 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp T gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Đôt cháy hoàn toàn T cần dùng 1,3725 mol O2, H2O và 23,85 gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E là
Chọn đáp án D
Bảo toàn nguyên tố Natri: nNaOH = 2nNa2CO3 = 0,45 mol. Đặt nX = x; nY = y; nZ = z.
mE = 31,17g = 260x + 203y + 302z; nNaOH = 4x + 3y + 4z = 0,45 mol; nO2 = 10,5x + 8,25y + 15z = 1,3725.
Giải hệ có: x = 0,05 mol; y = 0,03 mol; z = 0,04 mol ⇒ %mX = 260 × 0,05 ÷ 31,17 × 100% = 41,7%.
Câu 39:
Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm ba este đều no, mạch hở với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 17,28 gam Ag. Mặt khác, đun nóng m gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol hơn kém nhau một nguyên tử cacbon và 22,54 gam hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit có mạch không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 11,44 gam CO2 và 9,0 gàm H2O.
Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp X là
Chọn đáp án A
nHCOONa = nHCOO- = nAg ÷ 2 = 0,08 mol || Xử lí dữ kiện Y: nCO2 = 0,26 mol; nH2O = 0,5 mol.
⇒ nY = 0,5 - 0,26 = 0,24 mol ⇒ Ctb = 0,26 ÷ 0,24 = 1,083 ⇒ Y gồm ancol chứa 1C và 2C.
||⇒ Giải ra: nancol 1C = 0,22 mol; nancol 2C = 0,02 mol. Gọi n là số gốc COONa của muối còn lại (1 ≤ n ≤ 2).
► TH1: Y gồm CH3OH và C2H5OH ⇒ nmuối còn lại = (0,22 + 0,02 - 0,08)/n = 0,16/n
⇒ Mmuối còn lại = (22,54 - 0,08 × 68) ÷ (0,16 ÷ n) = 106,785n ⇒ vô nghiệm.
► TH2: T gồm CH3OH và C2H4(OH)2 ⇒ nmuối còn lại = (0,22 + 0,02 × 2 - 0,08)/n = 0,18/n
⇒ Mmuối còn lại = (22,54 - 0,08 × 68) ÷ (0,18 ÷ n) = 95n ⇒ n = 2; M = 190 (C4H8(COONa)2).
⇒ X gồm 0,02 mol (HCOO)2C2H4; 0,04 mol HCOOCH3; 0,09 mol C4H8(COOCH3)2.
⇒ este có PTK lớn nhất là C4H8(COOCH3)2 ⇒ %mC4H8(COOCH3)2 = 76,7%.
Câu 40:
Hòa tan hoàn toàn 23,76 gam hỗn hợp gồm Cu, FeCl2 và Fe(NO3)2 vào 400 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 dư X, thấy lượng AgNO3 phản ứng là 98,6 gam, thu được m gam kết tủa và thoát ra 0,448 lít khí (ở đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong cả quá trình. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Chọn đáp án A
Do Y tác dụng AgNO3 sinh ra NO ⇒ trong Y có chứa H+ và NO3– hết.
4H+ + NO3– + 3e → NO + 2H2O ⇒ ở phản ứng đầu, nH+ = 0,4 – 0,02 × 4 = 0,32 mol.
⇒ nNO3– = 0,32 ÷ 4 = 0,08 mol ⇒ nFe(NO3)2 = 0,04 mol.
Đặt nFeCl2 = x mol; nCu = y mol. mX = 127x + 64y + 0,04 × 180 = 23,76 gam.
Bảo toàn nguyên tố Clo : nAgCl = 2x + 0,4 mol.
Bảo toàn nguyên tố Ag : nAg = 0,58 – (2x + 0,4) = 0,18 – 2x mol.
Bảo toàn electron cả quá trình : nFeCl2 + 2nCu + nFe(NO3)2 = nAg + 3/4nH+.
⇒ x + 2y + 0,04 = 0,18 – 2x + 3/4 × 0,4 ⇒ giải: x = 0,08 mol; y = 0,1 mol.
⇒ nAg = 0,02 mol; nAgCl = 0,56 mol ⇒ m = 0,02 × 108 + 0,56 × 143,5 = 82,52 gam.
Cách khác: nNO = nH+ ÷ 4 = 0,4 ÷ 4 = 0,1 mol.
Bảo toàn nguyên tố Nitơ: nNO3– = 0,04 × 2 + 0,58 – 0,1 = 0,56 mol.
Bảo toàn nguyên tố Fe: nFe3+ = x + 0,04 mol.
Bảo toàn điện tích: (x + 0,04) × 3 + 2y = 0,56 mol ⇒ x và y
⇒ giải tương tự như