Tổng hợp đề ôn luyện thi THPTQG Hóa học có lời giải chi tiết
Tổng hợp đề ôn luyện THPTQG Hóa học có lời giải chi tiết (Đề số 15)
-
17595 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây là đúng? Saccarozơ và glucozơ đều
Chọn đáp án D.
A sai. Saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.
B sai. Glucozơ không tham gia phản ứng thủy phân.
C sai. Glucozơ là monozo, không có liên kết glicozit trong phân tử.
D đúng.
Câu 2:
Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol este đơn chức Y trong 145 mL dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được ancol etylic và 10 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của Y là
Chọn đáp án B.
Có
gam
=> Công thức muối là CH3COONa.
=> CTCT este là CH3COOC2H5
Câu 3:
Các hình vẽ sau mô tả các cách thu khí thường được sử dụng khi điều chế và thu khí trong phòng thí nghiệm. Hình 2 có thể dùng để thu được những khí nào trong các khí sau: H2, C2H2, NH3, SO2, HCl, N2
Chọn đáp án D.
Hình 2 thụ khí bằng phương pháp đẩy khí và khí cần thu nặng hơn không khí.
=> Các khí thỏa mãn là: HCl, SO2.
Câu 4:
Một mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+, , , . Chất được dùng để lầm mềm mẫu nước cứng trên là
Chọn đáp án C.
Chất dùng làm mềm mẫu nước cứng trên là Na2CO3.
Kí hiệu cation trong mẫu nước là M2+.
Câu 5:
Cho dãy các chất: metyl acrylat, tristearin, saccarozơ, glyxylalanin. Số chất bị thủy phân khi đun nóng trong môi trường axit là
Chọn đáp án D.
Tất cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit khi đun nóng
Câu 6:
Một dung dịch có chứa KCl, HCl, Fe2(SO4)3 có số mol bằng nhau. Khi điện phân dung dịch với điên cực trơ, có màng ngăn xốp đến khi hết ion sắt. Dung dịch sau điện phân có:
Chọn đáp án C.
Phương trình điện phân:
Dung dịch sau điện phân có môi trường axit, pH < 7
Câu 7:
Peptit X (C8H15O4N3) mạch hở, tạo bởi từ các amino axit dạng NH2-R-COOH. Thủy phân hoàn toàn 0,2 mol X trong 800 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là
Chọn đáp án B
Nhận thấy X tạo từ amino axit 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH
Vậy X là GlyAla2
m = 0.2.247 + 0,8.40 - 0,2.18 = 71,8 gam
Câu 8:
Cho các phản ứng:
Dãy các chất và ion xếp theo chiếu giảm dần tính oxi hoá:
Chọn đáp án D.
=> Tính oxi hóa của Cu2+ mạnh hơn Fe2+.
=> Tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn Fe3+.
=> Tính oxi hóa của Fe3+ mạnh hơn Cu2+.
Dãy các chất và ion xếp theo chiếu giảm dần tính oxi hoá:
Cl2 > Fe3+ > Cu2+ > Fe2+
Câu 9:
Để tác dụng hết với 4,64 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần dùng vừa đủ 160 ml dung dịch HCl 1 M thì thu được dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
Chọn đáp án D.
Có
Câu 10:
Cho 16,8 gam Fe vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M, sau phản ứng kết thúc thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
Chọn đáp án B.
Fe phản ứng dư.
Áp dụng tăng giảm khối lượng có:
Câu 11:
Đốt cháy 3,2 gam một este E đơn chức, mạch hở được 3,584 lít CO2 (đktc) và 2,304 gam H2O. Nếu cho 15 gam E tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 14,3 gam chất rắn khan. Công thức phân tử của ancol tạo nên este trên là:
Chọn đáp án C.
CTCT của este là C5H8O2.
0,15 mol E + 0,2 mol NaOH:
Có mmuối gam
Công thức muối là CH3COONa.
=> CTCT ancol tạo este là CH2=CHCH2OH (CTPT: C3H6O)
Câu 12:
Để sản xuất ancol etylic người ta dùng nguyên liệu mùn cưa và vụn gỗ chứa 50% xenlulozơ. Nếu muốn điều chế một tấn ancol etylic, với hiệu suất quá trình là 70% thì khối lượng nguyên liệu bằng
Chọn đáp án B.
Có
=> mnguyên liệu = 5031 kg
Câu 13:
Cho khí CO đi qua m gam Fe3O4 nung nóng thì thu được 11,6 gam chất rắn A và khí B. Cho toàn bộ khí B hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thấy tạo ra 19,7 gam kết tủa. Giá trị của m là:
Chọn đáp án D
Có
Câu 14:
Cho một hỗn hợp gồm 0,56 gam Fe và 0,64 gam Cu vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,45M. Khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch. A. Nồng độ mol/lit của dung dịch Fe(NO3)2 trong A là:
Chọn đáp án B.
Câu 15:
Cho một luồng khí O2 đi qua ống đựng 63,6 gam hỗn hợp kim loại Mg, Al và Fe nung nóng thu được 92,4 gam chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn lượng X trên bằng dung dịch HNO3 (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 3,44 gam hỗn hợp khí Z. Biết có 4,25 mol HNO3 tham gia phản ứng, cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 319 gam muối. Phần trăm khối lượng của N có trong 319 gam hỗn hợp muối trên là:
Chọn đáp án C.
Câu 16:
Một loại phân kali chứa 59,6% KCl, 34,5% K2CO3 về khối lượng, còn lại là SiO2. Độ dinh dưỡng của loại phân này là:
Chọn đáp án A
Trong 100g phân kali có 59,6 gam KCl, 34,5 gam K2CO3
=> Độ dinh dưỡng của phân
Câu 17:
Cho sơ đồ phản ứng trong dung dịch:
(X, Y là các chất hữu cơ và HCl dùng dư). Công thức của Y là
Chọn đáp án B
Câu 18:
Cho các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch natri aluminat.
(b) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
(c) Sục khí SO2 đến dư vào nước brom.
(d) Cho một mẩu Li vào bình kín chứa khí N2 ở nhiệt độ thường.
(e) Dẫn khí H2S đến dư qua dung dịch CuSO4.
(g) Rắc bột lưu huỳnh lên thuỷ ngân bị rơi vãi.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hoá – khử là
Chọn đáp án C.
Các phản ứng oxi hóa – khử: (b), (c), (d), (g)
Câu 19:
Cho 3,75 gam amino axit X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 4,85 gam muối. Công thức của X là
Chọn đáp án C.
=> Công thức của X là H2NCH2COOH
Câu 20:
Cho 200 ml dung dịch NaOH 2,5 M vào 100 ml dung dịch AlCl3 1,5 M. Sau phản ứng kết thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là
Chọn đáp án A.
Câu 21:
Thủy phân hoàn toàn 14,6 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
Chọn đáp án C.
Câu 22:
Dung dịch X chứa 0,2 mol K+; 0,3 mol Ba2+; 0,2 mol ; x mol . Giá trị của x là
Chọn đáp án A.
Bảo toàn điện tích có:
Câu 23:
Cho 4,5 (gam) etylamin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, khối lượng muối thu được là:
Chọn đáp án A
Câu 24:
Cho các chất X, Y, Z, T đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân tử C4H6O2. X, Y, Z, T có đặc điểm sau:
- X có đồng phần hình học và dung dịch X làm đổi màu quỳ tím.
- Y không có đồng phân hình học, có phản ứng tráng bạc, thủy phân Y trong NaOH thu được ancol.
- Thuỷ phân Z cho 2 chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon và sản phẩm có phản ứng tráng bạc.
- T dùng để điều chế chất dẻo và T không tham gia phản ứng với dung dịch NaHCO3.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Chọn đáp án A.
X có đồng phân hình học và dung dịch X làm đổi màu quỳ tím
=> X là axit cacboxylic, CTCT của X là CH3CH=CHCOOH.
=> D sai.
- Y không có đồng phân hình học, có phản ứng tráng bạc, thủy phân Y trong NaOH thu được ancol.
=> Y là este của axit fomic,
CTCT của Y là HCOOCH2CH=CH2.
=> A đúng.
- Thủy phân Z cho 2 chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon và sản phẩm có phản ứng tráng bạc.
=> Z là este của ancol không no, CTCT của Z là CH3COOCH=CH2.
=> C sai.
- T dùng để điều chế chất dẻo và T không tham gia phản ứng với dung dịch NaHCO3.
=> T là CH2=CHCOOCH3.
=> B sai
Câu 25:
Amin nào sau đây là amin bậc hai?
Chọn đáp án A.
Amin bậc 2 là đimetylamin: CH3NHCH3.
Câu 26:
Hoa Cẩm Tú Cầu là loài hoa tượng trưng cho lòng biết ơn và sự chân thành, vẻ kì diệu của Cầm Tú Cầu là sự đổi màu ngoạn mục của nó. Màu của loài hoa này có thể thay đổi tùy thuộc vào pH của thổ nhưỡng nên có thề điểu chỉnh màu hoa thông qua việc điều chỉnh độ pH của đất trồng
Khi trồng loài hoa trên, nếu ta bón thêm 1 ít vôi (CaO) hoặc đạm 2 lá (NH4NO3) và chỉ tưới nước thì khi thu hoạch hoa sẽ có màu lần lượt là
Chọn đáp án A.
Khi trồng hoa Cẩm tú cầu, nếu bón thêm ít vôi (CaO) thì khi thu hoạch hoa sẽ có màu Hồng. Đó là do CaO phản ứng với nước tạo Ca(OH)2 có tính kiềm khiến cho pH đất > 7 và ở pH này hoa sẽ có màu hồng.
Ngược lại, nếu bón đạm hai lá (NH4NO3) thì khi thu hoạch hoa sẽ có màu lam.
Đó là do phân ly trong nước cho ion H+ khiến cho pH đất < 7 và ở pH này hoa sẽ có màu lam
Câu 27:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Chọn đáp án C.
Phát biểu A sai.
Trùng hợp caprolactam thu được tơ capron.
Phát biểu B sai.
Chỉ có peptit và tơ lapsan bị thủy phân trong dung dịch NaOH loãng, đun nóng.
Các peptit có cấu tạo chứa các liên kết peptit -CONH- nên bị thủy phân bởi NaOH.
Tơ lapsan có bản chất là polyme este giữa axit terephtalic và etylenglycol, phân tử chứa các liên kết -COO- nên bị thủy phân bởi NaOH.
Xenlulozơ và tinh bột không bị thủy phân trong môi trường kiềm mà bị thủy phân trong môi trường axit.
Phát biểu C đúng.
Phương trình phản ứng:
Phát biểu D sai.
Các ancol đa chức có ít nhất 2 nhóm -OH gắn với 2 nguyên tử C liền kề mới có phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam
Câu 28:
Cho các sơ đổ chuyển hóa sau:
Biết phân tử E chỉ chứa một loại nhóm chức. Phân tử khối của E là
Chọn đáp án D.
X: CH4
Y: C2H2
Z: CH3CHO
T: CH3COOH P: CH2=CH2
Q: HOCH2CH2OH
E: (CH3COO)2C2H4
=> ME = 146
Phương trình phản ứng:
Câu 29:
Trung hòa 7,76 gam hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở bằng dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 12,32 gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn 3,88 gam X thì thể tích oxi (đktc) cần dùng là
Chọn đáp án B.
Đặt CTTQ cho X là CnH2nO2
0,06 mol + O2
Câu 30:
Hai tơ nào sau đây đều là tơ tổng hợp?
Chọn đáp án D.
2 tơ đều là tơ tổng hợp là: tơ nilon-6,6 và tơ nitron
Câu 31:
Cho 0,15 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và (H2N)2C5H9COOH (Lysin) vào 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Y phản ứng vừa hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Số mol lysin trong X là:
Chọn đáp án A.
Có
Mà
Câu 32:
Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch muối clorua riêng biệt của các cation: X2+, Y3+, Z3+, T2+. Kết quả ghi được ở bảng sau:
Các cation X2+, Y3+, Z3+, T2+ lần lượt là:
Chọn đáp án B.
Câu 33:
Cho sơ đồ phản ứng:
metyl acrylat.
Tên gọi của X là
Chọn đáp án B.
X là phenyl acrylat
Câu 34:
Cho hỗn hợp 2,97 gam Al tác dụng vừa đủ với 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm Cl2 và O2 chỉ thu được m gam hỗn hợp oxit và muối clorua. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Chọn đáp án B.
Có
Gần nhất với giá trị 9,7
Câu 35:
Thủy phân hoàn toàn 10,32 gam este đơn chức X rồi cho toàn bộ sản phẩm Thủy phân hoàn toàn 10,32 gam este đơn chức X rồi cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 51,84 gam Ag. Phát biểu nào sau đây là sai?
Chọn đáp án D.
Có
Xét 2 trường hợp:
· Trường hợp 1: X có dạng HCOOCH2R.
=> Không có công thức thỏa mãn.
· Trường hợp 2: X có dạng HCOOCH=CHR.
=> CTCT của X là HCOOCH=CHCH3.
· A đúng. A có chức -CHO và -CH=CH- nên làm mất màu nước brom.
· B đúng.
· C đúng.
· D sai. Không thể điều chế X bằng phản ứng este hóa giữa axit fomic và ancol anlylic (lúc đó tạo sản phẩm là HCOOCH2CH=CH2).
Câu 36:
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) thu được 36,15 gam hỗn hợp X. Nghiền nhỏ, trộn đều và chia X thành hai phần. Cho phần một tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1,68 lít khí H2 (đktc) và 5,6 gam chất rắn không tan. Hòa tan hết phần hai trong 850 ml dung dịch HNO3 2M, thu được 3,36 lít khí NO (đktc) và dung dịch chỉ chứa m gam hỗn hợp muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Chọn đáp án A.
· Phần 1 + NaOH dư → 0,075 mol H2 + 5,6g Fe
· Phần 2 + 1,7 mol HNO3 → 0,15 mol NO + m gam muối
=> HNO3 phản ứng hết.
Giả sử phần 2 có khối lượng gấp k lần phần 1.
=> Phần 2 gồm: 0,2 mol Fe, 0,1 mol Al, 0,1 mol Al2O3.
Đặt a, b lần lượt là số mol của Fe2+, Fe3+ tạo thành.
Gần nhất với giá trị 113
Câu 37:
Cho 38,55 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,725 mol H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 96,55 gam muối sunfat trung hòa và 3,92 lít (đktc) khí Z gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 9. Phần trăm số mol của Mg trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
Chọn đáp án D.
Khí hóa nâu ngoài không khí là NO.
=> Khí còn lại có phân tử khối < 18
=> Khí còn lại là H2.
Áp dụng bảo toàn khối lượng có:
· Có
=> Chứng tỏ có sản phẩm :
· Áp dụng bảo toàn N có:
· Áp dụng bảo toàn nguyên tố O có:
· Đặt số mol của Mg, Al lần lượt là a, b
Vì có sản phẩm H2 tạo thành nên sau phản ứng Fe vẫn ở dạng Fe (II).
Áp dụng bảo toàn electron có:
Suy ra
Gần với giá trị 30 nhất.
Câu 38:
Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A, sau thời gian t giây, thấy khối lượng catot tăng 5,12 gam. Nếu tiếp tục điện phân thêm 2t giây nữa, dừng điện phân, lấy catot ra cân lại thấy khối lượng tăng 11,52 gam; đồng thời các khí thoát ra của cả quá trình điện phân là 6,272 lít (đktc). Giá trị của m là:
Chọn đáp án C.
Phương trình điện phân:
Catot:
· Điện phân t giây:
· Điện phân 3t giây:
Câu 39:
Peptit X (CxHyOzN6) mạch hở tạo bởi một aminoaxit no chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Để phản ứng hết 19 g hỗn hợp E chứa X, este Y (CnH2n-2O4) và este Z (CmH2m-4O6) cần 300ml dung dịch NaOH 1M thu được hỗn hợp muối và hỗn hợp gồm 2 ancol có cùng số cacbon. Lấy toàn bộ muối nung với vôi tôi xút được hỗn hợp F chứa 2 khí có tỉ khối so với H2 là 3,9. Đốt cháy 19 g E cần 0,685 mol O2 thu được 9,72g H2O. Thành phần phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với:
Chọn đáp án C
Có 1 khí là H2.
Thử với trường hợp khí còn lại là CH3NH2
Aminoaxit tạo X là H2NCH2COOH, axit tạo este là HCOOH, 2 ancol là C3H8O2 và C3H8O3.
CTPT của X: C12H20N6O7, của Y: C5H8O4, của Z: C6H8O6.
Câu 40:
Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm hai este đơn chức tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch KOH 2M, thu được chất hữu cơ Y (no, đơn chức, mạch hở, có tham gia phản ứng tráng bạc) và 53 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ Y cần vừa đủ 5,6 lít khí O2 (đktc). Khối lượng của 0,3 mol X là
Chọn đáp án C.
0,3 mol X + vừa đủ 0,5 mol KOH
=> Chứng tỏ X có chứa este của phenol.
=> neste của phenol
neste không của phenol =
Y có tham gia phản ứng tráng bạc
=> Y là andehit có dạng CnH2nO (0,1 mol)
X + KOH → muối + CH3CHO + H2O