Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Toán Trắc nghiệm Toán 10 Bài 23. Quy tắc đếm có đáp án

Trắc nghiệm Toán 10 Bài 23. Quy tắc đếm có đáp án

Trắc nghiệm Toán 10 Bài 23. Quy tắc đếm có đáp án

  • 544 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 90 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Bạn An muốn mua một cây bút mực và một cây bút chì. Các cây bút mực có 8 màu khác nhau, các cây bút chì cũng có 8 màu khác nhau. Như vậy bạn An có bao nhiêu cách chọn.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Việc bạn An mua một cây bút mực và một cây bút chì được chia làm hai công đoạn như sau:

Công đoạn 1, chọn cây bút mực: có 8 cách;

Công đoạn 2, chọn cây bút chì: có 8 cách.

Theo quy tắc nhân, số cách mua một cây bút mực và một cây bút chì là: 8.8 = 64 (cách ).


Câu 2:

Một người vào cửa hàng ăn, người đó chọn thực đơn gồm 1 món ăn trong 5 món, 1 loại quả tráng miệng trong 5 loại quả tráng miệng và 1 nước uống trong 3 loại nước uống. Có bao nhiêu cách chọn thực đơn.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Việc ngườn chọn thực đơn được chia làm 3 công đoạn:

Công đoạn 1. Chọn món ăn: có 5 cách chọn.

Công đoạn 2. Ứng với món ăn được chọn, số cách chọn quả tráng miệng là: có 5 cách chọn.

Công đoạn 3. Ứng với món ăn và quả đã chọn, số cách chọn nước uống: có 3 cách chọn.

Theo quy tắc nhân, số cách chọn thực đơn là: 5.5.3 = 75 (cách chọn).


Câu 3:

Cho các số 1, 5, 6, 7 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 4 chữ số với các chữ số đôi một khác nhau từ các số trên.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Gọi số tự nhiên có 4 chữ số cần tìm là: abcd¯ (a ≠ 0) khi đó:

Công đoạn 1. Chọn số a có 4 cách chọn (điều kiện a ≠ 0 nên a có thể chọn một trong các số 1, 5, 6, 7).

Công đoạn 2.  Chọn số b có 3 cách chọn (vì các chữ số đôi một khác nhau nên b ≠ a, vậy b  không được chọn lại số a đã chọn).

Công đoạn 3. Chọn số c có 2 cách chọn (vì các chữ số đôi một khác nhau nên c ≠ a, c ≠ b, vậy c không được chọn lại các số a, b đã chọn).

Công đoạn 4. Chọn số d có 1 cách chọn (vì các chữ số đôi một khác nhau nên d ≠ a,  d ≠ b, d ≠ c, vậy d không được chọn lại các số a, b, c đã chọn).

Vậy áp dụng quy tắc nhân ta có số các số tự nhiên có 4 chữ số đôi một khác nhau có thể lập từ các số trên là: 4.3.2.1 = 24 (số).


Câu 4:

Cho các chữ số 2, 3, 4, 5, 6, 7 số các số tự nhiên chẵn có 3 chữ số lập thành từ các chữ số đã cho là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Gọi số tự nhiên có 3 chữ số cần tìm là: abc¯ (a ≠ 0; a, b, c {2; 3; 4; 5; 6; 7}) khi đó:

Công đoạn 1. Chọn chữ số c có 3 cách chọn ( vì abc¯ là số chẵn nên c chỉ có thể chọn một trong các số 2, 4, 6).

Công đoạn 2. Chọn chữ số a có 6 cách chọn (vì a được chọn tuỳ ý nên a có thể chọn một trong 6 số 2, 3, 4, 5, 6, 7).

Công đoạn 3. Chọn số b có 6 cách chọn (vì b được chọn tuỳ ý nên b có thể chọn một trong 6 số 2, 3, 4, 5, 6, 7).

Vậy áp dụng quy tắc nhân, số các số tự nhiên chẵn có 3 chữ số là được lập từ các số trên là: 6.6.3 = 108 (số).


Câu 5:

Từ các chữ số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên chẵn có ba chữ số?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Gọi số có ba chữ số cần tìm là abc¯, với a ≠ 0; a, b, c {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6}.

Công đoạn 1. Chọn số c có 4 cách chọn (vì số abc¯ là số chẵn nên c có thể chọn một trong 4 số là 0; 2; 4; 6)

Công đoạn 2, chọn số a có 6 cách chọn (vì a ≠ 0 nên a có thể chọn một trong 6 số là 1; 2; 3; 4; 5; 6)

Công đoạn 3, chọn số b có 7 cách chọn(vì b chọn tuỳ ý nên b có thể chọn một trong 7 số là 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6)

Tổng kết, số các số tự nhiên chẵn có 3 chữ số lập từ các số trên là: 4.6.7 = 168 (số).


Câu 6:

Bạn Dũng có 8 quyển truyện tranh khác nhau và 7 quyển tiểu thuyết khác nhau. Bạn Dũng có bao nhiêu cách chọn ra một quyển sách để đọc vào cuối tuần.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Để bạn Dũng chọn một quyển sách để đọc vào cuối tuần có hai phương án sau:

Phương án 1. Quyển sách được chọn là truyện tranh, có 8 cách chọn.

Phương án 2. Quyển sách được chọn là tiểu thuyết, có 7 cách chọn.

Vậy theo quy tắc cộng, số cách bạn Dũng chọn một quyển sách để đọc vào cuối tuần là 8 + 7 = 15 (cách).


Câu 7:

Cho các số 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7. Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 5 chữ số lấy từ 7 chữ số trên sao cho chữ số đầu tiên bằng chữ số 3

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Gọi số cần tìm có dạng: abcde¯, a ≠ 0; a, b, c {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7}.

Công đoạn 1. Chọn số a có 1 cách chọn ( vì chữ số bắt đầu bằng 3 nên a chỉ có 1 cách chọn là số 3).

Công đoạn 2. Chọn số b có 7 cách chọn (vì b chọn tuỳ ý nên b có thể chọn một trong 7 số 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7).

Công đoạn 3. Chọn số c có 7 cách chọn (vì c chọn tuỳ ý nên c có thể chọn một trong 7 số 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7).

Công đoạn 4. Chọn chữ số d có 7 cách chọn (vì d chọn tuỳ ý nên d có thể chọn một trong 7 số 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7).

Công đoạn 5. Chọn chữ số e có 7 cách chọn (vì e chọn tuỳ ý nên e có thể chọn một trong 7 số 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7).

Vậy số các số tự nhiên gồm 5 chữ số lấy từ 7 chữ số trên sao cho chữ số đầu tiên bằng 3 là: 1.7.7.7.7 = 2401 (số).


Câu 8:

Có bao nhiêu số chẵn gồm bốn chữ số đôi một khác nhau được lập từ các số 0; 1; 2; 4; 5; 6; 8.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B.

Gọi số cần tìm có dạng: abcd¯, (a ≠ 0; a, b, c {0; 1; 2; 4; 5; 6; 8}).

abcd¯  là số chẵn nên d có thể chọn một trong các số 0; 2; 4; 6; 8.

Trường hợp 1: d = 0

Công đoạn 1, chọn số d có 1 cách chọn (d = 0)

Công đoạn 2, chọn số a có 6 cách chọn (vì a ≠ 0 nên a có thể chọn một trong 6 số (1; 2; 4; 5; 6; 8)

Công đoạn 3, chọn số b có 5 cách chọn (vì b ≠ d, b ≠ a nên b không được chọn lại số a, d đã chọn)

Công đoạn 4, chọn số c có 4 cách chọn (vì c ≠ d, c ≠a, c ≠ b nên c không được chọn lại các số mà a, b, d đã chọn)

Suy ra trường hợp 1 ta có số các chữ số chẵn gồm bốn chữ số đôi một khác nhau được lập từ các số 0; 1; 2; 4; 5; 6; 8 là: 6.5.4.1 = 120 (số)

Trường hợp 2. d ≠ 0

Công đoạn 1, chọn số d có 4 cách chọn (vì d ≠ 0 nên d chỉ có thể chọn một trong 4 số 2; 4; 6; 8).

Công đoạn 2, chọn số a có 5 cách chọn (vì a ≠ 0, a ≠ d nên a không được chọn là số 0 và số d đã chọn, vậy a có 5 số để chọn).

Công đoạn 3, chọn số b có 5 cách chọn (vì b ≠ a, b ≠ d nên b không được chọn số a và d đã chọn, vậy b còn 5 số để chọn).

Công đoạn 4, chọn số c có 4 cách chọn (vì c ≠ a, c ≠ b, c ≠ d nên c không được chọn số mà a, b, d đã chọn, vậy c còn 4 số để chọn).

Suy ra  trường hợp 2 ta có số các chữ số chẵn gồm bốn chữ số đôi một khác nhau được lập từ các số 0; 1; 2; 4; 5; 6; 8 là: 4.5.5.4 = 400 (số)

Áp dụng quy tắc cộng ta có số các chữ số chẵn gồm bốn chữ số đôi một khác nhau được lập từ các số 0; 1; 2; 4; 5; 6; 8 là: 120 + 400 = 520 (số)


Câu 9:

Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 5 chữ số chia hết cho 10

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Gọi số cần tìm có dạng : abcde¯, a ≠ 0

Công đoạn 1, chọn số e có 1 cách chọn (vì số abcde¯ chia hết cho 10 nên e chỉ có thể chọn là số 0)

Công đoạn 2, chọn số a có 9 cách chọn (vì a ≠ 0 nên a chỉ được chọn một trong 9 số 1; 2; 3 ; 4; 5; 6; 7; 8; 9)

Công đoạn 3, chọn số b có 10 cách chọn (vì b chọn tuỳ ý nên b có thể chọn 1 trong 10 số 0; 1; 2; 3 ; 4; 5; 6; 7; 8; 9)

Công đoạn 4, chọn số c có 10 cách chọn (vì c chọn tuỳ ý nên c có thể chọn 1 trong 10 số 0; 1; 2; 3 ; 4; 5; 6; 7; 8; 9)

Công đoạn 5, chọn số d có 10 cách chọn (vì d chọn tuỳ ý nên d có thể chọn 1 trong 10 số 0; 1; 2; 3 ; 4; 5; 6; 7; 8; 9)

Tổng kết, theo quy tắc nhân ta có Số các số tự nhiên gồm 5 chữ số chia hết cho 10 là: 1.9.10.10.10 = 9000 (số)


Câu 10:

Có bao nhiêu cách sắp xếp 3 nữ sinh và 3 nam sinh thành một hàng dọc sao cho các bạn nam và nữ đứng xen kẽ:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Trường hợp 1: nữ đứng trước

Có 6 vị trí để xếp, vì nam nữ đứng xen kẽ nên nữ sẽ đứng vị trí số 1, 3, 5 còn nam đứng vị trí số 2, 4, 6.

Sắp xếp học sinh nữ vào vị trí 1, 3, 5

Vị trí số 1 có 3 cách chọn (vì có thể chọn một bạn bất kỳ trong 3 bạn nữ).

Vị trí số 3 có 2 cách chọn (vì chỉ có thể chọn một trong hai bạn nữ còn lại).

Vị trí số 5 có 1 cách chọn (vì chỉ còn 1 bạn nữ để chọn).

Sắp xếp học sinh nam vào vị trí 2, 4, 6

Vị trí số 2 có 3 cách chọn (vì có thể chọn một bạn bất kỳ trong 3 bạn nam).

Vị trí số 4 có 2 cách chọn (vì chỉ có thể chọn một trong hai bạn nam còn lại).

Vị trí số 6 có 1 cách chọn (vì chỉ còn 1 bạn nam để chọn).

Suy ra , trường hợp 1 có 3.2.1.3.2.1 = 36 (cách xếp)

Trường hợp 2, nam đứng trước

Tương tự như trường hợp 1, trường hợp 2 có 36 (cách xếp)

Vậy áp dụng quy tắc cộng ta có cả hai trường hợp có 36 + 36 = 72 (cách xếp)


Câu 11:

Lớp 10A có 20 học sinh nam và 25 học sinh nữ. Thầy giáo có bao nhiêu cách chọn ra một học sinh làm lớp trưởng.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Đề chọn ra 1 bạn trong lớp 10 A làm lớp trưởng, Thầy giáo có thể chia làm hai phương án:

Phương án 1. Chọn học sinh nam, có 20 cách.

Phương án 2. Chọn học sinh nữ, có 25 cách.

Do đó số cách chọn học sinh làm lớp trưởng là 20 + 25 = 45 (cách chọn).


Câu 12:

Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 5 chữ số, các chữ số đều lớn hơn 4 và đôi một khác nhau

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Các chữ số đều lớn hơn 4 nên ta chỉ được chọn từ các số 5, 6, 7, 8, 9

Gọi số tự nhiên cần tìm có dạng abcde¯.

Công đoạn 1, chọn số a có 5 cách (vì a chọn tuỳ ý một trong các số 5, 6, 7, 8, 9).

Công đoạn 2, chọn số b có 4 cách (vì các chữ số đôi một khác nhau nên b ≠ a, vậy b không chọn lại số a đã chọn nên b có 4 cách chọn).

Công đoạn 3, chọn số c có 3 cách (vì các chữ số đôi một khác nhau nên c ≠ a, c ≠ b vậy c không chọn lại số a, b đã chọn nên c có 3 cách chọn).

Công đoạn 4, chọn số d có 2 cách (vì các chữ số đôi một khác nhau nên b ≠ a, d ≠ b, d ≠ c vậy d không chọn lại số a, b, c đã chọn nên d có 2 cách chọn).

Công đoạn 5, chọn số e có 1 cách (vì các chữ số đôi một khác nhau nên e ≠ a, e ≠ b, e ≠ c, e ≠ d vậy e không chọn lại số a, b, c, d đã chọn nên e có 1 cách chọn)

Tổng kết, theo quy tắc nhân ta có số các số tự nhiên gồm 5 chữ số, các chữ số đều lớn hơn 4 và đôi một khác nhau là: 5.4.3.2.1 = 120 (số)


Câu 13:

Có 10 cặp vợ chồng đi dự tiệc. Tổng số cách chọn một người đàn ông và một người phụ nữ trong bữa tiệc phát biểu ý kiến sao cho hai người đó không là vợ chồng:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Có 10 cặp vợ chồng nên trong đó có: 10 người đàn ông và 10 người phụ nữ.

Giả sử chọn 1 người trong 10 người đàn ông vậy có 10 cách chọn.

Vì hai người chọn không phải là vợ chồng nên ta chỉ có thể chọn 1 người trong 9 người phụ nữ (loại người phụ nữ là vợ người đàn ông kia). Vậy chọn phụ nữ có 9 cách chọn

Tổng kết, theo quy tắc nhân có 10.9 = 90 (cách chọn)


Câu 14:

Trong một đội văn nghệ có 6 nam và 8 nữ. Có bao nhiêu cách chọn ra một bạn hát đơn ca

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Chọn 1 bạn hát đơn ca có thể chọn một bạn nam hoặc một bạn nữ.

Nạm có 6 cách chọn

Nữ có 8 cách chọn

Số cách chọn là: 6 + 8 = 14 cách


Câu 15:

Trên giá sách có 5 quyển sách Tiếng Nga khác nhau, 6 quyển sách Tiếng Anh khác nhau và 8 quyển sách Tiếng Việt khác nhau. Số cách chọn hai quyển sách khác loại là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Vì có 3 loại sách khác nhau mà chỉ cần chọn ra 2 quyển khác loại nên ta có các trường hợp sau

Trường hợp 1: Chọn được sách Tiếng Nga và Tiếng Anh, vì chọn 2 quyển khác loại nên mỗi loại sách chỉ được chọn 1 quyển ta có:

Tiếng Nga có 5 cách chọn

Tiếng Anh có 6 cách chọn

Vậy số cách chọn 2 quyển sách khác loại là: 5.6 = 30 (cách)

Trường hợp 2: Chọn được sách Tiếng Nga và Tiếng Việt, vì chọn 2 quyển khác loại nên mỗi loại sách chỉ được chọn 1 quyển ta có:

Tiếng Nga có 5 cách chọn

Tiếng Việt có 8 cách chọn

Vậy số cách chọn 2 quyển sách khác loại là 5.8 = 40 (cách)

Trường hợp 3: Chọn được sách Tiếng Anh và Tiếng Việt, vì chọn 2 quyển khác loại nên mỗi loại sách chỉ được chọn 1 quyển ta có:

Tiếng Anh có 6 cách chọn

Tiếng Việt có 8 cách chọn

Vậy số cách chọn 2 quyển sách khác loại là 6.8 = 48 cách

Tổng kết, áp dụng quy tắc cộng ta có số cách chọn hai quyển sách khác loại trong 3 loại trên là: 30 + 40 + 48 = 118 (cách).


Bắt đầu thi ngay