Trắc nghiệm Toán 10 Bài 1. Quy tắc cộng và quy tắc nhân có đáp án
-
959 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
An muốn qua nhà Bình để cùng Bình đến chơi nhà Cường. Từ nhà An đến nhà Bình có 4 con đường đi, từ nhà Bình đến nhà Cường có 6 con đường đi. Hỏi An có bao nhiêu cách chọn đường đi đến nhà Cường?
Đáp án đúng là: C
Từ nhà An đến nhà Bình có 4 cách chọn đường.
Từ nhà Bình đến nhà Cường có 6 cách chọn đường.
Áp dụng quy tắc nhân ta có số cách chọn đường đi từ nhà An đến nhà Cường là: 4.6 = 24 (cách).
Câu 2:
Có 10 cái bút khác nhau và 8 quyển sách giáo khoa khác nhau. Một bạn học sinh cần chọn 1 cái bút và 1 quyển sách. Hỏi bạn học sinh đó có bao nhiêu cách chọn?
Đáp án đúng là: A
Chọn 1 cái bút có 10 cách
Chọn 1 quyển sách có 8 cách.
Vậy theo quy tắc nhân, số cách chọn 1 cái bút và 1 quyển sách là: 10.8 = 80 cách.
Câu 3:
Từ thành phố A đến thành phố B có 3 con đường, từ thành phố A đến thành phố C có 2 con đường, từ thành phố B đến thành phố D có 2 con đường, từ thành phố C đến thành phố D có 3 con đường, không có con đường nào nối từ thành phố C đến thành phố B. Hỏi có bao nhiêu con đường đi từ thành phố A đến thành phố D.
Đáp án đúng là: B
Đi từ thành phố A đến thành phố D ta có các trường hợp sau:
Trường hợp 1. Đi từ thành phố A đến thành phố B rồi đến thành phố D
Ta có: đi là từ thành phố A đến thành phố B có 3 cách, đi là từ thành phố B đến thành phố D có 2 cách
Vậy trường hợp 1 có 3.2 = 6 cách
Trường hợp 2. Đi từ thành phố A đến thành phố C rồi đến thành phố D
Ta có: đi là từ thành phố A đến thành phố C có 2 cách ,đi là từ thành phố C đến thành phố D có 3 cách
Vậy trường hợp 2 có 2.3 = 6 cách
Để đi từ thành phố A đến thành phố D ta có 6 + 6 = 12 cách.
Câu 4:
Cho các chữ số 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 số các số tự nhiên chẵn có 3 chữ số lập thành từ các chữ số đã cho là
Đáp án đúng là: C
Gọi số tự nhiên có 3 chữ số cần tìm là: \[\overline {abc} \] (a ≠ 0) khi đó
chọn số c có 4 cách chọn ( vì \[\overline {abc} \] là số chẵn nên c chỉ có thể chọn một trong các số 2, 4, 6, 8)
chọn số a có 8 cách chọn (vì a được chọn tuỳ ý nên a có thể chọn một trong 8 số 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9)
chọn số b có 8 cách chọn (vì b được chọn tuỳ ý nên b có thể chọn một trong 8 số 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9)
Vậy số các số tự nhiên chẵn có 3 chữ số là được lập từ các số trên là: 8.8.4 = 256 (số)
Câu 5:
Từ các chữ số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên chẵn có ba chữ số khác nhau?
Đáp án đúng là: B
Gọi số có ba chữ số cần tìm là \[\overline {abc} \], với a ≠ 0
Trường hợp 1: c = 0
Chọn số c có 1cách
Chọn số a có 6 cách (vì a ≠ 0 nên a có thể chọn một trong 6 số là 1; 2; 3; 4; 5; 6)
Chọn số b có 5 cách (vì b ≠ a, b ≠ c nên b còn 5 cách chọn)
Vậy có 6.5.1 = 30 số
Trường hợp 2: c ≠ 0
Chọn c có 3 cách chọn (vì số \[\overline {abc} \] là số chẵn nên c có thể chọn một trong 3 số là 2; 4; 6)
Chọn số a có 5 cách chọn (vì a ≠ 0 và a ≠ c nên a có 5 cách chọn)
Chọn số b có 5 cách chọn(vì b ≠ a, b ≠ c nên b còn 5 cách chọn)
Vậy có 5.5.3 = 75 số
Số các số tự nhiên chẵn có 3 chữ số khác nhau lập từ các số trên là: 75 + 30 = 105.
Câu 6:
Bạn Dũng có 9 quyển truyện tranh khác nhau và 6 quyển tiểu thuyết khác nhau. Bạn Dũng có bao nhiêu cách chọn ra một quyển sách để đọc vào cuối tuần.
Đáp án đúng là: D
Sách bạn Dũng có thể lấy ra thuộc hai loại: Truyện tranh hoặc tiểu thuyết.
Truyện tranh: 9 quyển
Tiểu thuyết: 6 quyển
Số cách Dũng lấy ra một quyển là: 9 + 6 = 15 (cách)
Câu 7:
Cho các số 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7. Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 5 chữ số khác nhau lấy từ 7 chữ số trên sao cho chữ số đầu tiên là số 3
Đáp án đúng là: B
Gọi số cần tìm có dạng: \(\overline {abcde} \), a ≠ 0.
Chọn số a có 1 cách chọn ( vì chữ số bắt đầu bằng số 3 nên a chỉ có 1 cách chọn là số 3)
Chọn số b có 6 cách chọn (vì b ≠ a nên b còn 6 số để chọn)
Chọn số c có 5 cách chọn (vì c ≠ a, c ≠ b nên c còn 5 số để chọn)
Chọn số d có 4 cách chọn (vì d ≠ a, d ≠ b, d ≠ c nên d còn 4 số để chọn)
Chọn số e có 3 cách chọn (vì e ≠ a, e ≠ b, e ≠ c, e ≠ d nên e còn 3 số để chọn)
Số các số tự nhiên gồm 5 chữ số khác lấy từ 7 chữ số trên sao cho chữ số đầu tiên bằng 3 là: 1.6.5.4.3 = 360 (số).
Câu 8:
Có bao nhiêu số chẵn gồm bốn chữ số được lập từ các số 0; 1; 2; 4; 5; 6; 8.
Đáp án đúng là: B.
Gọi số cần tìm có dạng: \(\overline {abcd} \), a ≠ 0
Chọn d có 5 cách chọn (vì \(\overline {abcd} \) là số chẵn nên d có thể chọn một trong các số 0; 2; 4; 6; 8)
Chọn a có 6 cách chọn (vì a có thể chọn tuỳ ý một trong các số 1; 2; 4; 5; 6; 8)
Chọn b có 7 cách chọn (vì b có thể chọn tuỳ ý một trong các số 0; 1; 2; 4; 5; 6; 8)
Chọn c có 7 cách chọn (vì c có thể chọn tuỳ ý một trong các số 0; 1; 2; 4; 5; 6; 8)
Vậy có 6.7.7.5 = 1470.
Câu 9:
Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 5 chữ số chia hết cho 5
Đáp án đúng là: C
Gọi số cần tìm có dạng : \(\overline {abcde} \), a ≠ 0
Chọn số e có 2 cách chọn (vì số \(\overline {abcde} \) chia hết cho 5 nên e chỉ có thể chọn là số 0 hoặc 5)
Chọn số a có 9 cách chọn (vì a ≠ 0 nên a chỉ được chọn một trong 9 số 1; 2; 3 ; 4; 5; 6; 7; 8; 9)
Chọn số b có 10 cách chọn (vì b chọn tuỳ ý nên b có thể chọn 1 trong 10 số 0; 1; 2; 3 ; 4; 5; 6; 7; 8; 9)
Chọn số c có 10 cách chọn (vì c chọn tuỳ ý nên c có thể chọn 1 trong 10 số 0; 1; 2; 3 ; 4; 5; 6; 7; 8; 9)
Chọn số d có 10 cách chọn (vì d chọn tuỳ ý nên d có thể chọn 1 trong 10 số 0; 1; 2; 3 ; 4; 5; 6; 7; 8; 9)
Tổng kết, theo quy tắc nhân ta có Số các số tự nhiên gồm 5 chữ số chia hết cho 10 là: 2.9.10.10.10 = 18000 (số)
Câu 10:
Có bao nhiêu cách sắp xếp 3 nữ sinh và 3 nam sinh thành một hàng dọc sao cho các bạn nam đứng cạnh nhau và nữ đứng cạnh nhau:
Đáp án đúng là: B
Trường hợp 1: nữ đứng trước
Có 6 vị trí để xếp, vì nam đứng cạnh nhau và nữ đứng cạnh nhau nên nữ sẽ đứng vị trí số 1, 2, 3 còn nam đứng vị trí số 4, 5, 6
Sắp xếp học sinh nữ vào vị trí 1, 2, 3
Vị trí số 1 có 3 cách chọn (vì có thể chọn một bạn bất kỳ trong 3 bạn nữ)
Vị trí số 2 có 2 cách chọn (vì chỉ có thể chọn một trong hai bạn nữ còn lại)
Vị trí số 3 có 1 cách chọn (vì chỉ còn 1 bạn nữ để chọn)
Có 6 vị trí để xếp, vì nam nữ đứng xen kẽ nên nữ sẽ đứng vị trí số 1, 3, 5 còn nam đứng vị trí số 2, 4, 6.
Sắp xếp học sinh nam vào vị trí 4, 5, 6
Vị trí số 4 có 3 cách chọn (vì có thể chọn một bạn bất kỳ trong 3 bạn nam)
Vị trí số 5 có 2 cách chọn (vì chỉ có thể chọn một trong hai bạn nam còn lại)
Vị trí số 6 có 1 cách chọn (vì chỉ còn 1 bạn nam để chọn)
Trường hợp 1 có 3.2.1.3.2.1 = 36 (cách xếp)
Trường hợp 2, nam đứng trước
Tương tự như trường hợp 1, trường hợp 2 có 36 (cách xếp)
Vậy áp dụng quy tắc cộng ta có cả hai trường hợp có 36 + 36 = 72 (cách xếp)
Câu 11:
Một liên đoàn bóng đá có 10 đội, mỗi đội phải đá 4 trận với mỗi đội khác, 2 trận ở sân nhà và 2 trận ở sân khách. Số trận đấu được sắp xếp là
Đáp án đúng là: A
Mỗi đội sẽ gặp 9 đội khác trong hai lượt trận sân nhà và sân khách. Có 10.9 = 9 trận.
Mỗi đội đá 2 trận sân nhà, 2 trận sân khách. Nên số trận đấu là 2.90 =180 trận.
Câu 12:
Có bao nhiêu số tự nhiên có chín chữ số mà các chữ số của nó viết theo thứ tự giảm dần
Đáp án đúng là: D
Vì số có chín chữ số viết theo thứ tự giảm dần nên chỉ có thể là chữ số 9 hoặc chữ số 8 đứng đầu.
Trường hợp 1, số 9 đứng đầu
Từ các số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8 mỗi một lần ta bỏ đi một số ta sẽ lập được 1 số có 9 chữ số viết theo thứ tự giảm dần mà số 9 đứng đầu.
Vậy trường hợp 1 có 9 số được lập
Trường hợp 2, số 8 đứng đầu
Vì từ 0 đến 8 có chín chữ số nên ta chỉ lập được 1 số có 9 chữ số viết theo thứ tự giảm đần
Vậy cả 2 trường hợp có 9 + 1 = 10 số
Câu 13:
Từ các chữ số 0; 2; 5; 3; 6; 8 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm 6 chữ số đôi một khác nhau trong đó hai chữ số 0 và 5 không đứng cạnh nhau.
Đáp án đúng là: A
Gọi số cần tìm là \(\overline {abcdef} \) a ≠ 0
Số có 6 chữ số khác nhau được lập từ các số trên
Chọn số a có 5 cách( vì a có thể chọn một trong 5 số 2; 3; 5; 6; 8)
Chọn b có 5 cách (vì b ≠ a nên b có thể chọn một trong các số 0; 2; 5; 3; 6; 8 nhưng bỏ đi số a đã chọn)
Chọn c có 4 cách (vì các chữ số khác nhau nên c không được chọn số a và b đã chọn)
Chọn d có 3 cách (vì các chữ số khác nhau nên d không được chọn số a, b, c đã chọn)
Chọn e có 2 cách (vì các chữ số khác nhau nên e không được chọn số a, b, c, d đã chọn)
Chọn f có 1 cách (vì các chữ số khác nhau nên f không được chọn số a, b, c, d, e đã chọn)
Vậy có 5.5.4.3.2.1 = 600 số
Số các số có 6 chữ số khác nhau mà 5 và 0 đứng cạnh nhau là
Trường hợp 1, số 5 đứng trước số 0
Vì 5 và 0 đứng cạnh nhau nên ta coi là 1 vị trí xếp số có 6 chữ số lúc này có 5 vị trí để xếp và các chữ số khác nhau nên số cách chọn lần lượt là 5, 4, 3, 2, 1 cách
Vậy có 5.4.3.2.1 = 120 số
Trường hợp 2, số 0 đứng trước số 5
Vì a ≠ 0 nên a có 4 cách chọn(a có thể chọn 1 trong 4 số 2, 3, 6, 8)
Vì 0 và 5 đứng cạnh nhau nên ta coi là 1 vị trí xếp số có 6 chữ số lúc này có 4 vị trí để xếp và các chữ số khác nhau nên số cách chọn lần lượt là 4, 3, 2, 1 cách
Vậy có 4.4.3.2.1 = 96 số
Số các số có 6 chữ số khác nhau mà 5 và 0 đứng cạnh nhau là 120 + 96 = 216 số
Số các số có 6 chữ số khác nhau mà 5 và 0 không đứng cạnh nhau là 600 – 216 = 384 số
Câu 14:
Từ các chữ số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 8 lập được bao nhiêu số có ba chữ số đôi một khác nhau, chia hết cho 2 và 3.
Đáp án đúng là: A
Số chia hết cho 2 và 3 là số chẵn và có tổng các chữ số của nó chia hết cho 3.
Gọi \[\overline {abc} \]là số tự nhiên có ba chữ số đôi một khác nhau, chia hết cho 2 và 3 được lập từ các chữ số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 8
Trường hợp 1: c = 0
Khi đó các chữ số a, b được lập từ các tập{1; 2}; {1; 5}; {1; 8}; {2; 4}; {4; 5}; {4; 8}
Có 6 cặp số a, b mỗi cặp lập được 2 số nên có 6.2 = 12 số.
Trường hợp 2: c = 2
Khi đó các chữ số a, b được lập từ các tập {1; 0}; {4; 0}; {1; 3}; {3; 4}; {5; 8}
Cặp số {1; 0}; {4; 0} mỗi cặp lập được một số, cặp {1; 3}; {3; 4}; {5; 8} mỗi cặp lập được 2 số nên ta có 2 + 3.2 = 8 số
Trường hợp 3: c = 4
Khi đó các chữ số a, b được lập từ các tập {2; 0}; {2; 3}; {3; 5}; {3; 8}
Cặp số {2; 0} lập được một số, cặp {2; 3}; {3; 5}; {3; 8} mỗi cặp lập được 2 số nên ta có 1 + 3.2 = 7 số
Trường hợp 4: c = 8
Khi đó các chữ số a, b được lập từ các tập {0; 1}; {0; 4}; {1; 3}; {2; 5}; {3; 4}
Cặp số {0; 1}; {0; 4} mỗi cặp lập được một số, cặp {1; 3}; {2; 5}; {3; 4} mỗi cặp lập được 2 số nên ta có 2 + 3.2 = 8 số
Vậy có tất cả 12 + 8 + 7 + 8 = 35 số
Câu 15:
Trên giá sách có 7 quyển sách Tiếng Nga khác nhau, 9 quyển sách Tiếng Anh khác nhau và 8 quyển sách Tiếng Việt khác nhau. Số cách chọn hai quyển sách khác loại là
Đáp án đúng là: C
Vì có 3 loại sách khác nhau mà chỉ cần chọn ra 2 quyển khác loại nên ta có các trường hợp sau
Trường hợp 1: Chọn được sách Tiếng Nga và Tiếng Anh, vì chọn 2 quyển khác loại nên mỗi loại sách chỉ được chọn 1 quyển ta có:
Tiếng Nga có 7 cách chọn
Tiếng Anh có 9 cách chọn
Vậy số cách chọn 2 quyển sách khác loại là: 7.9 = 63 (cách)
Trường hợp 2: Chọn được sách Tiếng Nga và Tiếng Việt, vì chọn 2 quyển khác loại nên mỗi loại sách chỉ được chọn 1 quyển ta có:
Tiếng Nga có 9 cách chọn
Tiếng Việt có 8 cách chọn
Vậy số cách chọn 2 quyển sách khác loại là 9.8 = 72 (cách)
Trường hợp 3: Chọn được sách Tiếng Anh và Tiếng Việt, vì chọn 2 quyển khác loại nên mỗi loại sách chỉ được chọn 1 quyển ta có:
Tiếng Anh có 7 cách chọn
Tiếng Việt có 8 cách chọn
Vậy số cách chọn 2 quyển sách khác loại là 7.8 = 56 cách
Tổng kết, áp dụng quy tắc cộng ta có số cách chọn hai quyển sách khác loại trong 3 loại trên là: 63 + 72 + 56 = 191 (cách).